Thách thức về việc xác định lợi nhuận phát sinh từ hoạt động khả

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 45 - 55)

2.3. Thách thức về thuế liên quan đến việc xác định lợi nhuận phát sinh từ hoạt

2.3.1. Thách thức về việc xác định lợi nhuận phát sinh từ hoạt động khả

động khai thác, sử dụng dữ liệu, thực trạng pháp luật và kiến nghị

2.3.1. Thách thức về việc xác định lợi nhuận phát sinh từ hoạt động khải thác, sử dụng dữ liệu sử dụng dữ liệu

Nền kinh tế số mang lại khả năng thu thập, lưu trữ, sử dụng dữ liệu từ nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới. Tận dụng tốt dữ liệu có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thù mà hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu lại tạo ra một số khó khăn khi cơ quan quản lý thuế muốn xác định phần lợi nhuận phát sinh để quản lý thuế đối với loại hoạt động này. Trong nền kinh tế số, việc khai thác và sử dụng dữ liệu dần trở thành hoạt động phổ biến được thực hiện bởi hầu hết các doanh nghiêp. Việc thu thập dữ liệu có thể được các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thông thường, hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu thường gắn với hoạt động của một nền tảng trực tuyến như các nền tảng thương mại điện tử hoặc nền tảng kết nối trực tuyến. Những nền tảng này thu hút được một lượng đông đảo người dùng tham gia, ghi nhận lại những thông tin và hành vi khi người dùng sử dụng nền tảng và vì thế trở thành một kho dữ liệu khổng lồ chưa đựng nhiều thơng tin hữu ích về người tiêu dùng. Việc tiếp cận nguồn dữ liệu này đối với doanh nghiệp là khá dễ dàng, có thể

40

thơng qua việc tự mình thu thập hoặc đơn giản hơn là mua lại từ một bên thứ ba. Sau khi được khai thác, dữ liệu có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Giá trị của dữ liệu vì thế cũng được phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ giá trị sản phẩm, hiệu quả hoạt động, doanh thu đến giá trị của toàn doanh nghiệp. Việc khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải là một hoạt động mới, tuy nhiên khả năng thực hiện hoạt động này được thúc đẩy mạnh mẽ trong nền kinh tế số nhờ sự phát triển của internet và ứng dụng rộng rãi của CNTT&TT.

Trong khi việc sử dụng dữ liệu giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận là khá rõ ràng thì việc xác định chính xác phần lợi nhuận phát sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp lại là một thách thức không nhỏ. Khi doanh nghiệp khai thác, sử dụng dữ liệu, giá trị mà dữ liệu mang lại có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại điện tử bán hàng hóa, dịch vụ của chính mình thì thơng thường dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cải tiến hoạt động sản xuất, tiếp thị và vì thế giá trị của nó được phản ánh bên trong giá trị sản phẩm hoặc bên trong sự hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp thương mại điện tử nhưng là bên trung gian kết nối người bán với người mua hoặc những doanh nghiệp vận hành nền tảng kết nối, dữ liệu thường được sử dụng để cung cấp cho bên người bán để nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như đưa ra quảng cáo phù hợp và giá trị của dữ liệu lúc này lại được phản ánh qua doanh thu từ hoạt động cung cấp dữ liệu và dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dữ liệu để tạo lập và phát triển một loại tài sản riêng của doanh nghiệp và lúc này giá trị của dữ liệu sẽ được phản ánh bên trong giá trị của doanh nghiệp khi định giá doanh nghiệp. Chính vì sự đa dạng và giá trị của dữ liệu có thể đồng thời tồn tại ở cả ba dạng này mà phần lợi nhuận tạo ra từ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu khơng phải lúc nào cũng có thể được xác định và lượng hóa tồn bộ. Thêm vào đó, hoạt động khai thác, xử lý dữ liệu thơng thường là một quy trình có sự tham gia của nhiều bên. Một số trường hợp, hoạt động phối hợp giữa các bên tạo ra sự chặt chẽ, khép kín nên khó có thể xác định riêng lẻ chức năng hoạt động, vai trị và cơng sức đóng góp của từng bên để tiến hành phân chia lợi nhuận. Tính phức tạp cịn được nhân lên do dữ liệu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và q trình xử lý có thể phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Điều này làm tăng mức độ khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc dữ liệu và xác định nơi lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu.

41

Việc khơng xác định được chính xác phần lợi nhuận tạo ra từ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu có thể biến hoạt động này trở thành một công cụ để các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng để chuyển dịch lợi nhuận. Trường hợp đầu tiên mà việc chuyển dịch lợi nhuận nhờ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu có thể xảy ra là thông qua các giao dịch liên kết18. Với mục đích này, rủi ro đặt ra là giá của các giao dịch về dữ liệu giữa các bên liên kết sẽ bị thao túng theo hướng làm giảm doanh thu hoặc tăng chi phí phát sinh cho bên doanh nghiệp đặt tại Việt Nam, từ đó làm giảm thu nhập tính thuế cũng như nghĩa vụ thuế phải nộp. Lúc này, nếu khơng xác định được chính xác giá trị tạo ra từ dữ liệu tương ứng với hoạt động của mỗi bên, cơ quan quản lý thuế Việt Nam khó có thể xác định lại giá giao dịch một cách phù hợp để bảo vệ được nguồn thu thuế. Trường hợp thứ hai có thể xảy ra việc chuyển dịch lợi nhuận khi khai thác, sử dụng dữ liệu là thông qua hoạt động của các cơ sở thường trú. Chẳng hạn, các doanh nghiệp thương mại điện tử nước ngồi có thể thành lập một cơ sở thường trú tại Việt Nam chuyên quản lý máy chủ và thu thập dữ liệu người dùng tài Việt Nam cịn hoạt động kinh doanh chính vẫn tiến hành thơng qua nền tảng số trực tuyến và giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp ở nước ngoài. Với cách hoạt động này, theo quy định tại các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó19. Trường hợp này, do cơ sở thường trú không trực tiếp phát sinh lợi nhuận, việc khơng xác định được chính xác phần lợi nhuận phân bổ tương ứng với hoạt động của cơ sở thường trú sẽ khiến cơ quan quản lý thuế sẽ khơng có căn cứ để thu thuế đối hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài cũng như sẽ không ngăn chặn được hành vi cố tình phân bổ lợi nhuận khơng phù hợp nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế.

2.3.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh

Hiện nay, pháp luật quản lý thuế của Việt Nam chưa có quy định hướng dẫn riêng đối với vấn đề xác định lợi nhuận phát sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu trong tất cả các trường hợp. Riêng đối với trường hợp dữ liệu là đối tượng của các giao dịch liên kết, có thể áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận được quy định tại

18

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: “Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các cơng cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vơ hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết”.

19

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa việt nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam

42

Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC để xác định lợi nhuận phát sinh làm cơ sở xác định giá giao dịch liên kết. Tuy nhiên thực tế áp dụng, quy định này vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Phương pháp phân bổ lợi nhuận là một trong ba phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP nhằm kiểm soát giá của giao dịch liên kết, hạn chế rủi ro chuyển dịch lợi nhuận. Về đối tượng áp dụng, phương pháp này sử dụng cho những giao dịch vì mơt số tính chất nhất định mà khơng có căn cứ xác định giá giao dịch liên kết giữa các bên liên kết20. Về nội dung phương pháp, phương pháp này sẽ phân bổ tổng lợi nhuận của giao dịch liên kết, bao gồm cả lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng, để xác định lợi nhuận của người nộp thuế. Lợi nhuận được phân bổ sẽ được chia thành lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội. Đối với lợi nhuận cơ bản, việc xác định lợi nhuận này sẽ dựa trên việc so sánh với các đối tượng so sánh độc lập có tính tương đồng. Đối với phần lợi nhuận phụ trội, phần lợi nhuận này sẽ được xác định theo tỷ lệ phân bổ dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch. Trường hợp khơng có đủ thơng tin, dữ liệu để phân bổ lợi nhuận như trên “thì việc phân bổ có thể dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch”21. Như vậy, đối với những giao dịch liên kết có đối tượng là dữ liệu và có thể xác định tỷ lệ đóng góp của các bên tham gia dựa trên một số yếu tố nhất định, quy định này có thể được áp dụng để giúp xác định lợi nhuận phát sinh đối với từng bên tham gia khai thác, sử dụng dữ liệu để tiến hành quản lý thuế.

Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này trên thực tế lại gặp một số vướng mắc. Đầu tiên là việc ước lượng lợi nhuận phát sinh từ giao dịch liên kết. Như đã phân tích, việc dữ liệu có thể dùng đồng thời cho nhiều mục đích khác nhau khiến lợi nhuận từ dữ liệu có thể cùng lúc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số trường hợp lợi nhuận được tạo

20

Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: “Các trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận của các bên liên kết, bao gồm: Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết tổng hợp, đặc thù, duy nhất, khép kín trong tập đồn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị giao dịch độc quyền của tập đồn hoặc q trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vơ hình độc quyền, khơng có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời, các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới; hoặc người nộp thuế tham gia các giao dịch liên kết kinh tế số, khơng có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn hoặc người nộp thuế thực hiện chức năng tự chủ đối với tồn bộ q trình sản xuất, kinh doanh và khơng phải đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”

21

Theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

43

ra vừa có sự đóng góp của dữ liệu, vừa có sự đóng góp của các yếu tố khác và những yếu tố này gắn kết với nhau chặt chẽ khiến cơ quan quản lý thuế khó có thể tách riêng để xác định phần lợi nhuận tạo ra từ dữ liệu. Tiếp đến là việc xác định các yếu tố làm căn cứ phân bổ lợi nhuận. Việc xác định những yếu tố này gặp phải vướng mắc trong trường hợp hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu là hoạt động hợp lực, có sự tham gia và phối hợp một cách chặt chẽ giữa các bên và dữ liệu được khai thác, tổng hợp từ nhiều nguồn tại nhiều nơi khác nhau. Những yếu tố này làm cho chức năng hoạt động, vai trị cũng như đóng góp của các bên trở nên khơng có ranh giới rõ ràng khiến việc xác định tỷ lệ phân bổ lợi nhuận cho các bên gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những thơng tin, dữ liệu làm cơ sở để xác định lợi nhuận tạo ra từ dữ liệu cũng như mức độ đóng góp của các bên hồn tồn do doanh nghiệp tạo lập và lưu giữ. Chính vì vậy, việc xác định giá và phân bổ lợi nhuận này dường như vẫn hoàn toàn là do các doanh nghiệp tự xác lập, tự đánh giá và hiện chưa có những biện pháp để kiểm tra tính chính xác của thông tin mà doanh nghiệp đưa ra. Rủi ro chuyển dịch lợi nhuận thông qua các giao dịch liên kết về dữ liệu vì thế vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để bằng phương pháp này.

2.3.3. Kiến nghị giải pháp

Để khắc phục được những vấn đề đặt ra trong việc xác định lợi nhuận phát sinh từ hoạt động khai thác, sử dụng dữ liệu, pháp luật về thuế cần tập trung vào việc hồn thiện những quy định hiện có và phát triển những phương pháp phân bổ lợi nhuận đặc thù có thể áp dụng hiệu quả cho những hoạt động trong nền kinh tế số.

Đối với phương pháp phân bổ lợi dựa trên việc phân tích chức năng hoạt động của các bên tham gia quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thơng tư 41/2017/TT- BTC, pháp luật cần hồn thiện thêm những hệ thống hỗ trợ thực hiện phương pháp này. Hạn chế chính của phương pháp này nằm ở việc thiếu nguồn dữ liệu đầu vào để thực hiện phân tích, do đó hoạt động quản lý thuế cần tập trung nhiều hơn vào công tác thu thập dữ liệu. Cơ quan quản lý thuế có thể bổ sung các quy định về những thông tin, dữ liệu doanh nghiệp cần lưu trữ trong suốt quá trình tạo lập và khai thác dữ liệu. Cùng với đó, cơ quan quản lý thuế cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ những thông tin vĩ mô của nền kinh tế cũng như các thông tin vi mô của các doanh nghiệp trên thị trường nhằm hỗ trợ hoạt động phân tích so sánh và thực hiện phân bổ lợi nhuận. Ngoài ra, do dữ liệu hoặc tài sản vơ hình thường được khai thác và phát triển tại nhiều quốc gia khác nhau nên việc hợp tác quản lý thuế giữa cơ quan thuế của các quốc gia là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế có thêm thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp đang xem xét ở những quốc gia mà doanh nghiệp có sự hiện diện cũng như phối

44

hợp với cơ quan quản lý thuế của các quốc gia này xác định lợi nhuận phân bổ cho

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)