Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 42 - 50)

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng của NH ĐT&PT HG)

2.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 2.4.1.Thuận lợi: 2.4.1.Thuận lợi:

Nằm ngay Quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc đi lại cũng như tạo được sự chú ý của nhiều người.

Do Hậu Giang là Tỉnh mới tách, được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước nên đòi sống người dân ngày càng được nâng cao, tạo được nguồn khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng.

Do có kiến trúc hạ tầng qui mơ và có uy tín nên thu hút được nhiệu khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty lớn làm ăn hiệu quả.

BIDV Hậu Giang được phép mở rộng qui mô hoạt động trên 2 địa bàn Quận Ninh Kiều và Quận Cái Răng, nên có nhiều khách hàng tiềm năng.

Chất lượng hoạt động của Ngân hàng ngày càng được củng cố, qui trình tín dụng được xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn và đang phát triển theo diễn biến tích cực trong tương lai.

Triệu đồng

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 21 Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại phát triển khá mạnh.

2.4.2. Khó khăn

Có sự cạnh tranh gây gắt giữa các Ngân hàng về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và các sản phẩm dịch vụ.

Nguồn nhân sự chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

Chưa có nhiều chi nhánh hay phòng giao dịch trên các địa bàn huyện còn lại của Tỉnh Hậu Giang.

Hậu Giang là tỉnh nông nghiệp, nên nhu cầu về Ngân hàng cịn ít nên chưa phát triển được một số dịch vụ huy động vốn, dẫn đến nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.

Tình hình xuất nhập khẩu nơng thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng trên địa bàn bị giảm sút, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Do chưa được giao chỉ tiêu cụ thể về tín dụng bán lẽ nên chi nhánh còn chưa chú trọng đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình.

Việc quản lý duy trì và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn vẫn định hướng theo sản phẩm.

Dư nợ cho vay một số ngành nghề tiềm năng còn thấp so với định hướng như: bưu chính viễn thơng, dầu khí,…

2.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các hoạt động theo hướng hiện đại hố.

Xây dựng tầm nhìn, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đến trong tương lai, tạo bước đột phá trong phát triển dịch vụ ngân hàng gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho thị trường các sản phẩm tiện ích cao.

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 22 Chi nhánh tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời Ngân hàng sẽ tăng cường năng lực về vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh bằng các kênh huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, BIVD, từ các tổ chức tín dụng khác và các nguồn huy động vốn trong nước.

Ngân hàng đầu tư và Phát triển Hậu Giang sẽ không ngừng cung cấp cơ cấu các sản phẩm hồn chỉnh đồng bộ thơng qua các hình thức kép kín như bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, trung hạn và tín dụng đầu tư với nhiều loại hình dịch vụ mới và duy trì lãi suất vay, dịch vụ phí hấp dẫn mang tính cạnh tranh hợp lý với hệ thống các Ngân hàng trên địa bàn. Ngân hàng tiếp tục thu xếp tài chính cho các dự án lớn gồm các dự án của tổng công ty, doanh nghiệp. Với các dự án nhỏ, Ngân hàng sẽ sử dụng linh hoạt các hình thức tài trợ như tài trợ xuất nhập khẩu, thuê mua tài chính, tài trợ quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,... để đầu tư thiết bị, máy móc, đổi mới cơng nghệ nâng cao năng lực sản xuất.

Thực hiện thành cơng cơng tác cổ phần hóa, đảm bảo hiệu quả an toàn vốn và tài sản của Ngân hàng. Đồng thời áp dụng mạnh mẽ các phương thức quản trị kinh doanh hiện đại, tranh thủ kinh nghiệm và kỹ năng của các đối tác chiến lược nước ngoài.

Dự kiến sẽ mở thêm chi nhánh nhằm đáp ứng và thu hút khách hàng về Ngân hàng.

Hỗ trợ nâng cao năng lực, sức cạnh tranh đối với hoạt động bảo hiểm.

Ngân hàng sẽ thực hiện chuyển đổi hoạt động tín dụng theo mơ hình TA2 hướng tới thơng lệ, chuẩn mực quốc tế; tăng cường cơng cụ quản lý, kiểm sốt trong hoạt động dịch vụ.

Hoàn thành chiến lược phát triển thương hiệu, triển khai đồng bộ công tác quảng bá, phát triển thương hiệu mới, có kế hoạch hoạt động và chương trình tiếp thị quảng bá hình ảnh của BIDV trên thị trường.

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 23

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẬU GIANG

3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẬU GIANG

3.1.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thì cơng tác huy động vốn là một trong những khâu quan trọng, nguồn vốn khơng những giữ vai trị quan trọng mà cịn mang tính quyết định đối với sự ổn định, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Muốn duy trì hoạt động của Ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trơi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, đa dạng hố khách hàng, phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển của ngành.

Đứng trước tình hình đó, để thu hút và duy trì nguồn vốn kinh doanh ổn định, chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực như: tiếp cận khách hàng, tuyên truyền quãng cáo bằng nhiều hình thức như báo, đài, Internet,... Từ đó, Ngân hàng thực hiện việc huy động vốn bằng nhiều hình thức như: tiền gửi thanh tốn có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn, phát hành các giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu) và vay các tổ chức tín dụng khác. Với nhiều hình thức huy động vốn như vậy mà nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng trưởng và ổn định qua các năm từ 2007-2009. Đây là kết quả khả quan cho thấy Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cụ thể, năm 2007 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 1.109.910 triệu đồng thì sang năm 2008 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 1.584.347 triệu đồng, tăng 474.437 triệu đồng hay tăng 42,7% so với năm 2007. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn của Ngân hàng lại tiếp tục tăng đạt 2.219.086 triệu đồng, tăng 40,1% hay tăng 634.739 triệu đồng so với năm 2008. Sở dĩ có sự tăng trưởng ổn định như vậy là do ngân hàng đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất, khuyến khích bằng vật chất và các hình thức khác như rút thăm trúng thưởng cho các khách hàng gửi tiền với số

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 24 lượng lớn, do đó mà làm cho Ngân hàng đã tạo được quan hệ giao dịch khá rộng trên đại bàn trong khi đang cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại khác, giúp Ngân hàng ngày càng tạo được uy tín trong giao dịch làm cho tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng trưởng và ổn định, tránh được tình trạng thiếu vốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vay vốn trong xu thế cơng nghiệp hố, hiện đại hoá như hiện nay.

3.1.1.1. Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong Ngân hàng, nó phản ánh sự hiệu quả, tính độc lập của Ngân hàng, là một bộ phận quan trọng cấu thành nguồn vốn của Ngân hàng. Do ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang đã nổ lực lớn huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay.

Tuy có sự nỗ lực lớn như vậy mà Ngân hàng chưa được như mong muốn, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt được trong các năm như sau. Cụ thể, năm 2007 vốn huy động của Ngân hàng đạt 403.900 triệu đồng, chiếm 36,4% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì sang năm 2008 vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống còn 341.572 triệu đồng, giảm 62.328 triệu đồng hay giảm 15,4% so với năm. Đến năm 2009 , nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên nhưng không đáng kể đạt 345.922 triệu đồng tăng 1,3% hay tăng 4.350 triệu đồng so với năm 2008, về tỷ trọng thì lại giảm chỉ đạt 15,6% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng giảm và tăng như thế là do Ngân hàng chưa có biện pháp điều chỉnh lãi suất nên thu hút ngày càng ít khách hàng, về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm là do sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất và thị phần hoạt động với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Đây là dấu hiệu khơng tích cực, như ta đã biết nguồn vốn huy động là bộ phận quan trọng nhằm tạo ra nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần tìm những biện pháp tích cực để mở rộng thị phần xuống các huyện để tạo điều kiện quan hệ giao dịch rộng rãi với khách hàng để cạnh tranh với các Ngân hàng khác hay là tránh được tình trạng thiếu hụt vốn sau

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 25 này, nhằm giúp Ngân hàng có được nguồn vốn ổn định cũng như tạo được uy tín trên địa bàn và các vùng lân cận.

3.1.1.2. Vốn và các quỹ

Nhìn vào bảng 2 ta thấy vốn và các quỹ của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 vốn và các quỹ của Ngân hàng đạt 30.267 triệu đồng thì sang năm 2008 vốn và các quỹ lại tăng đạt 31.666 triệu đồng tăng 1.399 triệu đồng hay tăng 4,6% so với năm 2007. Đến năm 2009, vốn và các quỹ của Ngân hàng lại tiếp tục tăng đạt 36.251 triệu đồng tăng 14,5% hay tăng 4.585 triệu đồng so với năm 2008. Tuy ta thấy vốn và các quỹ tăng đều qua 3 năm nhưng vốn và các quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng chỉ chiếm khoản 2,7% nên nó ảnh hưởng đáng kể đến tổng nguồn vốn của Ngân hàng. 3.1.1.3. Vốn điều chuyển

Đây được xem là nguồn vốn để bổ sung vào vốn lưu động khi cần thiết, thường là vốn điều chuyển của Ngân hàng chủ ở Trung Ương, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá lớn và luôn tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 nguồn vốn này đạt 675.743 triệu đồng, chiếm 60,9 trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì sang năm 2008 nguồn vốn này lại tăng đạt 1.211.109 triệu động, tăng 535.366 triệu đồng hay tăng 79,2% so với năm 2007 nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng chỉ chiếm 76,4% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, nguồn vốn này của Ngân hàng lại tiếp tục tăng ổn định đạt 1.836.913 triệu đồng tăng 51,7% hay tăng 625.804 triệu đồng, chiếm 82,8% trong tổng nguồn vốn. Qua số liệu ở bảng 2 thấy nguồn vốn điều chuyển ln biến động, do đó Ngân hàng cần cố gắng phấn đấu trong công tác huy động vốn nhằm đảm bảo đủ vốn để phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương cũng như là trong xu hướng hội nhập như hiện nay.

Ngồi các hình thức huy động vốn như trên thì Ngân hàng cịn có thêm một số nguồn vốn khác gồm: lãi chưa phân phối, nguồn vốn uỷ thác và đầu tư.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập như hiện nay để tồn tại và phát triển thì việc đa dạng các hình thức tín dụng cần phải được chú trọng vì đây là vấn đề cốt lõi giúp Ngân hàng hoạt động và phát triển, bên cạnh đó cần chú ý những biện pháp huy động vốn là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 26 hàng. Vì thế, Ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động của mình, tránh việc bị động về nguồn vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

LVTN: Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân Hàng ĐT  PT Hậu Giang

GVHD: Phan Tùng Lâm SVTH: Huỳnh Minh Nghĩa 28 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2007 2008 2009 Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn và các quỹ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)