Các bất cập trong quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 107 - 138)

Việc thiếu kinh nghiệm triển khai các loại hình bảo hiểm biến đổi khí hậu cũng như thiếu các điều kiện khách quan cần thiết khiến các nhà bảo hiểm lúng túng trong nhiều công đoạn quy trình nghiệp vụ:

Một là, cơ sở thiết kế sản phẩm chưa đảm bảo tính khoa học và phù hợp với mức độ rủi ro thực tế. Điều này thể hiện ở chỗ số liệu thống kê thiệt hại do các rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu trong quá khứ không đầy đủ và thiếu chính xác. Thực tế cho thấy số liệu thống kê các thiệt hại cũng như tần suất xảy ra thiệt hại liên quan tới các rủi ro biến đổi khí hậu chỉ mới được tổng hợp chi tiết hơn trong vòng 10 năm trở lại đây, con số thiệt hại mang tính tổng hợp, không chi tiết theo từng rủi ro, từng huyện, từng tỉnh. Đồng thời, những số liệu thu thập này được thống kê chủ yếu theo ngành và không đầy đủ, thiếu tin cậy.

phân tích kĩ lưỡng để phân định vùng rủi ro một cách phù hợp với đầy đủ các thông tin khoa học về sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình…nhằm đưa ra mức phí bảo hiểm hợp lý. Điều này đòi hỏi một quá trình làm việc lâu dài với sự phối hợp tham gia của nhiều lĩnh vực khoa học.

Hai là, nhà bảo hiểm không đủ lực lượng và kinh phí để thực hiện tốt việc quản lý rủi ro, đánh giá tổn thất, kiểm soát đối tượng bảo hiểm

Đặc thù của các loại hình bảo hiểm biến đổi khí hậu là triển khai trên phạm vi rộng, đối tượng bảo hiểm nằm rải rác, phân tán và khó kiểm soát. Cùng với tâm lý lựa chọn rủi ro bảo hiểm và nguy cơ đạo đức của người dân, vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn để phân định đối tượng nào được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra, đối tượng nào không. Thực tế thị trường bảo hiểm hiện nay cho thấy, tình trạng khai man tổn thất, nhập nhằng giữa đối tượng được bảo hiểm và không được bảo hiểm khá phổ biến.

Ba là, kinh nghiệm triển khai bảo hiểm biến đổi khí hậu trên thế giới hiện mới trong giai đoạn đầu và vẫn gặp phải nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai. Do đó, với thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngoài kinh nghiệm quốc tế, các nhà bảo hiểm còn phải đầu tư nghiên cứu, khai thác để hoàn thiện các sản phẩm cũng như quy trình khai thác.

3.4. Cơ hội của thị trường bảo hiểm Việt Nam đối với bảo hiểm BĐKH3.4.1. Tiềm năng thị trường lớn3.4.1. Tiềm năng thị trường lớn 3.4.1. Tiềm năng thị trường lớn

Thứ nhất, Việt Nam là nước đông dân cư, thị trường tiềm năng lớn. Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, dự kiến sẽ đạt mốc 87 triệu người trong 2-3 năm tới, tỷ lệ tăng trung bình là 1 triệu dân/năm (Niên giám thống kê, 2010). Theo báo cáo do công ty tư vấn Mỹ Towers Perrin về thị trường bảo hiểm Việt Nam, mặc dù quy mô dân số lớn nhưng với chưa đầy 10% dân số sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, Việt Nam là thị trường tiềm năng tăng trưởng hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng dân số Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010

Năm 2007 2008 209 2010

Dân số (nghìn người) 84221,1 85122,3 86024,6 86930

Tốc độ tăng (%) 1,09 1,07 1,06 1,05

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2010)

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, đời sống người dân được cải thiện. Cụ thể, tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 6.78% trong năm 2010 và theo dự báo của WB sẽ đạt 6,3% trong năm 2011.

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2007-2010

Năm 2007 2008 2009 2010

GDP (tỷ đ) 461344 490458 516566 551609

Tốc độ tăng (%) 8,46 6,31 5,32 6,78

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2010)

Song song với tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư được cải thiện trong những năm gần đây. Theo Tổng cục thống kê, trong 5 năm từ 2006-2010, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta tăng 1,6 lần tương đương 438 đô la Mỹ.

Bảng 3.4. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2002-2010

Năm 2002 2004 2006 2008 2010

Thu nhập bình quân/người/tháng (1000 đ) 356 484 636 995 1900

(Nguồn: Niêm giám thống kê, 2010)

Mặc dù vậy, so với GDP, doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm chỉ chiếm 0,4% GDP (2005) và 4,2% GDP (2010). Điều kiện kinh tế được nâng cao là tiền đề quan trọng cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm cá nhân và hộ gia đình cũng như các sản phẩm dành cho doanh nghiệp.

Nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới luôn ở mức cao. Theo số liệu từ Cục giao thông đường bộ, 6 tháng đầu năm 2007, chỉ tính riêng Hà Nội đã có 233.000 đăng ký mới xe mô tô, 21.399 ô tô, nâng tổng số phương tiện quản lý là 1.901.481 mô tô, 193.932 ô tô (chưa kể xe các cơ quan trung ương, xe quân đội và khoảng 30% xe 2 bánh các tỉnh thường xuyên hoạt động ở Hà Nội). Đây là cơ hội khai thác tiềm năng cho các doanh nghiệp.

3.4.2. Cấu trúc thị trường ngày càng hoàn chỉnh và bước đầu hội nhập thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tếbảo hiểm khu vực và quốc tế bảo hiểm khu vực và quốc tế

doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng mạnh, từ 22 lên 30 doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010.

Bảng 3.5. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm gốc 21 22 27 28 29

Số lượng doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1

Tổng 22 23 28 29 30

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2010)

Thứ hai, thị trường Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư phổ biến của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, đẩy mức độ cạnh tranh lên cao. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà bảo hiểm hàng đầu thế giới như: Lloyd’s, UAP-AXA, GAN, Tokyo Marine, Munich Re, Swiss Re….Nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cùng với nhu cầu khắt khe hơn của thị trường đã đẩy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường phát triển, đa đạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối.

Xuất phát từ mục đích tạo dựng vị thế cạnh tranh, việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh cũng được đẩy mạnh, trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ cho phát triển kinh doanh, nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như rút ngắn khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa Việt Nam và thế giới.

Thứ ba, hệ thống pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện, tạo chuẩn cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đặc thù riêng của Việt Nam. Hoạt động giám sát kinh doanh bảo hiểm được củng cố chuyên nghiệp hơn với sự ra đời của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm năm 2009. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước. Cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam đã là thành viên của IAIS, từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy thông tin thị trường, đào tạo cán bộ, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý… với các nước khác. Thị trường bắt đầu thực hiện mở cửa sâu rộng hơn theo các cam

kết hội nhập WTO, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

3.4.3. Thiên tai là quan tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm trong thời gian gần đây

Chỉ tính riêng trong năm 2011, ngành bảo hiểm thế giới đã chao đảo trước hàng loạt các sự kiện thiên tai xảy ra trên toàn cầu, trong đó đặc biệt tập trung ở khu vực Châu Á.

Tại Nhật Bản, thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 12/3/2011 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường bảo hiểm quốc tế cũng như nền kinh tế nước này. Chỉ hai ngày sau thảm họa, chỉ số chứng khoán của các công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới trên thị trường Châu Âu đồng loạt giảm xuống : Cổ phiếu của Swiss Re giảm 5,8 %, Munich Re giảm 5,4% và Hannover Re giảm 4,7%. Cũng trong sáng 14/03/2011, cổ phiếu của 3 công ty bảo hiểm hàng đầu Nhật Bản đã giảm từ 7,9% tới 15,9%. Tổng số tiền bồi thường cho các tổn thất tài sản thuộc phạm vi bảo hiểm vào khoảng 35 tỷ đô.

Trận động đất ở ChristChurch, New Zealand ngày 22/2/2011 cũng khiến các công ty bảo hiểm phải bồi thường 12 tỷ đô, trong đó chủ yếu là các đơn bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người do thiệt hại về cơ sở hạ tầng và sinh mạng.

Gần đây nhất là trận lũ lụt tại Thái Lan, gây thiệt hại ước tỉnh khoảng 11 tỷ đô la cho ngành bảo hiểm, khiến hơn 600 người thiệt mạng, hàng triệu tấn ngũ cốc bị phá hủy, hoạt động thương mại, công nghiệp bị đình trệ nghiêm trọng, lấy đi 2,5- 3% GDP của nước này trong năm nay. Lũ lụt tại Trung Quốc hồi tháng 10/2010 cũng gây thiệt hại kinh tế tương đương 18 tỷ đô la Mỹ.

Hàng loạt các thảm họa trên khiến các nhà bảo hiểm phải đánh giá lại những rủi ro về thời tiết và thảm họa thiên nhiên với các vùng công nghiệp đang tăng trưởng nhanh chóng ở Châu Á mà phần lớn trong đó nằm ở những khu vực dễ bị động đất, bão lụt.

Những nghiên cứu để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu mới và các rủi ro mới đã trở thành quan tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm thế giới. Đứng trước cơ hội này, nếu Việt Nam biết tận dụng cơ hội để đầu tư, nghiên cứu, sớm đưa ra những sản phẩm bảo hiểm đáp ứng yêu cầu thì sẽ nắm bắt

được cơ hội để vươn lên, khẳng định năng lực trên thị trường khu vực, cũng như thể hiện tư duy “đi tắt đón đầu” của mình.

Thêm vào đó, đối với những sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH đã được triển khai trên thế giới, là nước đi sau, Việt Nam có thể tận dụng, học hỏi để ứng dụng hiệu quả, giảm chi phí nghiên cứu, đầu tư.

3.4.4. Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậuThứ nhất, theo các nghiên cứu mới nhất, Việt Nam được đánh giá là một Thứ nhất, theo các nghiên cứu mới nhất, Việt Nam được đánh giá là một Thứ nhất, theo các nghiên cứu mới nhất, Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Các rủi ro biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ rệt, gây thiệt hại to lớn về người và của trong những năm gần đây, điển hình như: hiện tượng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, thủy triều dâng gây ngập lụt tại Hồ Chí Minh, các trận lũ lớn như: Tháng 8-2008, lũ quét đã xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc, số người chết do mưa lũ đã lên tới 97 người, làm nhiều tuyến đường bị tê liệt, hư hỏng nặng; hơn 300 căn nhà tại các tỉnh bị sập đổ, cuốn trôi; 4.230 căn nhà bị ngập, hư hại; 8.698 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại…Tháng 6-2009: Mưa lớn ở khu vực thượng nguồn đã gây ra lũ quét kinh hoàng ở 3 xã Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Na thuộc huyện Tương Dương (Nghệ An) khiến 5 người thiệt mạng, 157 ngôi nhà ngập chìm trong nước và bùn đất, hàng chục ha lúa, hoa màu bị cuốn trôi, 2 công trình thủy lợi, 14 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 25 tỷ đồng. Tháng 7- 2009: Lũ quét tại Mường Tè làm 4 người chết, thiệt hại nhiều công trình giao thông, thủy lợi, ao nuôi thủy sản và ruộng lúa với ước tính trên 7 tỷ đồng. Tháng 9-2009 cơn bão số 9 với sức tàn phá kinh hoàng từ Huế vào đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và ngược lên các tỉnh Kon Tum, Gia Lai ở Tây Nguyên. Theo thống kê bước đầu đã làm 31 người chết, 3 người mất tích, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cùng nhiều cơ sở vật chất….

Chưa bao giờ, những tác động từ các rủi ro BĐKH lại rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và hoạt động kinh doanh của người dân như trong 10 năm gần đây. Thêm vào đó, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, ven biển, vị trí địa lý này tạo cơ hội cho thiên tai, dịch bệnh…hoành hành. Nhận thức về những tác động

do các rủi ro biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng trong cộng đồng là điều kiện thuận lợi cho các nhà cung ứng đưa ra các sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, sự quan tâm của Chính phủ thông qua việc đảm bảo nguồn lực tài chính, ưu tiên nguồn vốn ODA cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo lập cơ chế khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia cung cấp tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ góp phần hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi tham gia khai thác thị trường mới đầy tiềm năng này. Trước mắt, trong các loại hình bảo hiểm BĐKH, bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai thí điểm tại Việt Nam với sự hỗ trợ hiệu quả từ phía Nhà nước thông qua việc ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn, yêu cầu phối hợp triển khai từ các bên liên quan trong chương trình thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp của nhà nước tại 21 tỉnh thành.

Quan hệ hợp tác, hỗ trợ quốc tế dành cho những hoạt động tiên phong trong ứng phó với biển đổi khí hậu (đặc biệt khi lĩnh vực bảo hiểm hiện vẫn chưa có tiền lệ) sẽ là thế mạnh, có khả năng giúp doanh nghiệp tạo đột phá trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.4.5. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định

Sự ổn định về chính trị, xã hội cũng như chính sách mở cửa và những giải pháp thích hợp giúp nền kinh tế nước nhà vượt qua những bước thăng trầm của cuộc khủng hoảng kinh tế, giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, gia tăng và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phần nào tạo hành lang vững chắc cho các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; đặc biệt thị trường tài chính Việt Nam phát triển không ngừng với sự tham gia của các tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước đã tác động không nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói riêng.

3.5.1. Thách thức về pháp lý và môi trường kinh doanh

Về mặt pháp lý: Mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng nhìn chung, hệ thống luật pháp Việt Nam cho lĩnh vực bảo hiểm còn chưa hoàn thiện và hiện chưa có bất kì quy định pháp lý nào liên quan tới bảo hiểm biến đổi khí hậu. Việc xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện cho việc triển khai loại hình này sẽ mất một thời gian dài và chứa đựng nhiều yếu tố không chắc chắn.

Các văn bản pháp luật thường xuyên được điều chỉnh, thay đổi gây thách thức trong chiến lược kinh doanh dài hạn của các nhà bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển nhưng nguy cơ hệ thống pháp luật không theo

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 107 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w