Các rủi ro biến đổi khí hậu gây ra xảy ra và tần suất không đồng đều, trên quy mô lớn, gây thiệt hại rộng, thường có tính chất thảm họa. Đồng thời các rủi ro còn có mối liên hệ với nhau, mang tính hệ thống như: nước biển dâng và mưa lũ gây lụt, lốc xoáy, lũ cuốn kéo theo dịch bệnh và các rủi ro thông thường khác như cháy nổ, đổ vỡ, tai nạn…Chính vì vậy, việc giám định và bồi thường tổn thất của
các nhà bảo hiểm trong trường hợp rủi ro biến đổi khí hậu xảy ra là thách thức không nhỏ.
Ma trận SWOT sau đây sẽ tóm lược những điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong việc triển khai sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH.
Thế mạnh (Strengths) Hạn chế (Weaknesses)
1. Nhiều bộ phận thị trường còn bỏ ngỏ, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp
2. Đội ngũ nhân lực ngành môi trường và bảo hiểm phát triển về chất và lượng.
3. Tư duy đổi mới, nhu cầu khác biệt hóa trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Các bất cập trong quy trình nghiệp vụ: thiết kế sản phẩm thiếu cơ sở khoa học, thiếu kinh phí cho công tác giám định bồi thường; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro và giám định bồi thường hầu như chưa có.
2. Thiếu quy trình, kinh nghiệm triển khai thực tế các loại hình bảo hiểm mới.
3. Thiếu thị trường tái bảo hiểm và cơ chế hỗ trợ của Nhà nước.
4. Nhận thức của doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế.
5. Hình thức cạnh tranh chủ yếu thông qua hạ phí, tăng mức hoa hồng đại lý.
Cơ hội (Opportunities) Chiến lược S-O Chiến lược W-O
1.Tiềm năng thị trường lớn, đặc biệt Việt Nam là nước nông nghiệp, mật độ phương tiện giao thông lớn, đời sống người dân
Củng cố, tăng cường khả năng khai thác trên các thị trường bảo hiểm truyền thống (đặc biệt là xe cơ giới) và các thị trường
Cải tiến trong thiết kế sản phẩm để hạn chế rủi ro.
được cải thiện, thu nhập tăng.
2. Cấu trúc thị trường ngày càng hoàn chỉnh và hội nhập quốc tế.
3. Thiên tai trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm quốc tế.
4. Việt Nam là 1 trong năm nước chịu tác động lớn nhất của BĐKH.
5. Môi trường chính trị xã hội ổn định.
mới (nông nghiệp, bảo hiểm xanh) trên cơ sở phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan: Nhà nước, nhà bảo hiểm, nhà kinh tế, nhà môi trường…
tới cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, thay đổi nhận thức của doanh nghiệp. Nhà nước đóng vai trò tái bảo hiểm hoặc hỗ trợ tìm kiếm nhà tái quốc tế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng, đánh giá rủi ro.
Thách thức (Threats) Chiến lược S-T Chiến lược W-T
1. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. 2. Môi trường kinh doanh còn tiềm ẩn nguy cơ biến động tỷ giá, lạm phát.
3. Các dịch vụ đi kèm chưa phát triển.
4. Nhận thức khách hàng còn hạn chế, xu hướng tiêu dùng “giá rẻ” phổ biến.
Sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế pháp lý, môi trường kinh doanh để khai thác các loại hình bảo hiểm mới.
Chiến lược truyền thông quảng bá nâng cao nhận thức khách hàng.
Chiến lược khuyến khích tiêu dùng xanh bằng các chương trình ưu đãi phí, các điều khoản hạn chế tổn thất khi thiết kế sản phẩm.
Hình 3.1 Ma trận SWOT thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đối với bảo hiểm BĐKH
(Nguồn: Tác giả phân tích, tổng hợp)
Trên cơ sở ma trận SWOT, để triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH ở Việt Nam thì chiến lược tận dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội SO là phù hợp nhất. Cụ thể, trong khi triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm mới, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tiếp tục tập trung khai thác các thị trường bảo hiểm truyền thống vốn chưa được khai thác hết tiềm năng. Khi xu hướng “tiêu dùng xanh” trở lên phổ biển, thị trường truyền thống vẫn phát triển phù hợp với xu thế thông qua việc doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục cung cấp các dịch vụ gia tăng như: hỗ trợ tính phí carbon, tư vấn chọn xe an toàn, áp dụng mức phí ưu đãi cho các xe thân thiện với môi trường.... Việc khai thác hết tiềm năng các thị trường bảo hiểm truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tài chính, củng cố vị thế cạnh tranh và có kinh phí đầu tư nghiên cứu mảng thị trường mới liên quan tới rủi ro biến đổi khí hậu.
Song song với việc tận dụng khả năng sẵn có để khai thác mảng thị trường truyền thống, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đầu tư nghiên cứu vào các thị trường mới nhiều tiềm năng. Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH mới đi kèm với dịch vụ tư vấn, quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tạo khác biệt trên thị trường, hướng tới phát triển bền vững đồng thời, mở lối đi tiên phong cho một thị trường còn bỏ ngỏ.
Để thực hiện được chiến lược này, ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cần đến sự phối hợp của nhiều bên liên quan như Nhà nước, cộng đồng, các nhà khoa học, nhà kinh tế môi trường trong việc xây dựng hành lang pháp lý, cơ sở khoa học cho tính toán tổn thất, kiểm soát rủi ro, hoàn thiện thiết kế sản phẩm. Tất cả những điều kiện này sẽ được đề cập chi tiết ở chương 4.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TRIỂN KHAI BẢO HIỂM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
4.1. Tương quan sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và Thế giới