Khái niệm, diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 47 - 138)

1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu, trong đó giá trị trung bình được thể hiện trong một khoảng thời gian xác đinh, thường là vài thập kỷ, thậm chí thế kỷ (ví dụ: ấm lên, lạnh đi…).

Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu thì “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học, gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.

Biến đổi khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp do hoạt động của con người (gây phát thải quá mức các khí gây hiệu ứng nhà kính…), làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến đổi tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được.

Các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu có thể nhận thấy trên quy mô toàn cầu gồm:

- Gia tăng nhiệt độ khí quyển – Trái đất nóng lên, - Lượng mưa thay đổi,

- Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở hai cực và các vùng núi cao

- Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão lũ, hạn hán…) xảy ra với tần suất, độ bất thường, và có thể cả cường độ, tăng lên.

1.1.2. Diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu

2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương [Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC, 2007].

Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu

(Nguồn: IPCC/2007)

Lượng mưa: Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ

độ cao hơn 30 độ. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới, như: Đông Nam Á, Nam Mỹ [Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC, 2007]. Sự thay đổi về lượng mưa dẫn đến hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt (mùa mưa) và khô hạn (mùa khô) ở nhiều khu vực. Xu hướng lũ lụt tiếp tục gia tăng trên toàn cầu.

Mực nước biển dâng: Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với

tốc độ ngày càng cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan băng. Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 ± 0,7mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 - 2003 [Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC, 2007].

Hình 1.2. Diễn biến mực nước biển toàn cầu

(Nguồn: IPCC/2007)

Các lớp băng ở địa cực đang tan chảy với vận tốc báo động: 9% trong một thập kỷ. Độ dày của băng ở Bắc cực đã giảm đi một nửa so với những năm 60. Từ năm 1979 tới 9/2007, hơn 20% diện tích băng ở Biển Bắc đã tan chảy.

Dự báo xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu

IPCC cho rằng nồng độ các chất gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng trong khoảng từ 2,4 tới 10,5 độ C trong thế kỉ 21. Dự đoán này cao hơn rất nhiều so với những dự đoán được đưa ra trước đó. Mặc dù lượng phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính đều giảm nhưng nhiệt độ toàn cầu vẫn tăng và xu hướng tăng này vẫn duy trì cho tới cuối thế kỉ 21. Theo IPCC, diện tích đất khô cằn, sa mạc hóa được dự đoán tăng từ 1-3% lên 30% vào những năm 2090. Độ dài mùa khô hạn tăng gần 6 lần.

Do phản ứng chậm của đại dương so với sự ấm lên trong không khí nên xu hướng nước biển dâng vẫn tiếp tục rất nhiều năm sau khi lượng khí nhà kính đã ổn định và xu hướng nhiệt độ toàn cầu tăng đã dừng lại. Mực nước biển có thể tăng từ 8,89 tới 87,88 cm trong giai đoạn 1990 -2100.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 2,3 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình, nhiệt độ trung bình mùa đông tăng 1,2 độ C trong 50 năm qua. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập niên. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Lượng mưa:. Lượng mưa mùa khô (tháng 11-4) tăng chút ít hoặc giảm

không đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng 5-10)giảm từ 5-10% trên đa phần diện tích phía Bắc và tăng 5-10% ở phía Nam. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm tăng mạnh nhất, nhiều nơi tới 20% trong 50 năm qua. Số ngày mưa lớn tăng đáng kể, đặc biệt ở miền Trung. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Xoáy thuận nhiệt đới: trung bình năm có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới

hoạt động trên biển Đông, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng của 7 cơn/năm. Số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào Việt Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng, có xu hướng đổ bộ dần về phía Nam; số lượng các cơn bão mạnh tăng dần, mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn, mức độ ảnh hưởng tăng lên. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Hạn hán: Hạn tháng và hạn mùa có xu hướng tăng lên với mức độ không

đồng đều, hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt, đặc biệt ở Nam Bộ và miền Trung. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Mực nước biển dâng: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển

Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 2,8mm/năm, trong khi xu thế tăng mực nước biển toàn biển Đông là 4,7mm/năm. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.3. Diễn biến của mực nước biển theo số liệu vệ tinh thời kỳ 1993-2010

(Nguồn: Bộ TNMT, 2011) Dự báo xu thế biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau (thấp, trung bình và cao) cho Việt Nam đã được xây dựng. Tuy nhiên, dựa trên sự không đồng nhất vế cơ cấu kinh tế, nhận thức và quan điểm về biến đổi khí hậu, Luận văn sử dụng số liệu cho kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam ở mức phát thải trung bình. Theo đó:

Nhiệt độ: Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm có thể tăng

từ 1 độ C tới 1,7 độ C trên đại bộ phận nước ta. Vào cuối thể kỉ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm tăng từ 2,2 đến 3 độ C, số ngày nắng nóng tăng từ 10 đến 20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Hình 1.4. Mức tăng số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C vào cuối thế kỉ 21 theo kịch bản phát thải trung bình

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

Lượng mưa: Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa giảm ở hầu hết diện tích lãnh

thổ nước ta, mức giảm phổ biến khu vực Bắc Bộ là dưới 2% và ở khu vực Thanh Hóa trở vào có mức giảm 2-6%, lượng mưa chỉ tăng ở vài nơi thuộc Bắc Bộ, trung bình 2%. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Mực nước biển dâng: Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn Việt Nam,

mực nước biển dâng 24-27cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng 57- 73 cm. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích. [Dự thảo kịch bản biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam năm 2011, Bộ TNMT]

Hình 1.5. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực ven biển Việt Nam ứng với mực nước biển dâng 1m

(Nguồn: Bộ TNMT, 2011) 1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế

1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế thế giới

Sự ấm lên của Trái Đất sẽ đi kèm với rất nhiều biến đổi về thời tiết, đặc biệt là những biến đổi về chu trình nước và mực nước biển vốn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tài nguyên nước, sản xuất lương thực, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Theo báo cáo của Tổ chức Nông lâm thế giới (FAO), 2/3 dân số thế giới sẽ hứng chịu tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025. Theo báo cáo về tác động kinh tế của biến đổi khí hậu (Stern Review), biến đổi khí hậu dẫn đến suy giảm sản lượng và năng suất nông nghiệp, gia tăng 250-550 triệu người bị đe dọa bởi nạn đói (con số hiện nay là 800 triệu người). Nhiệt độ Trái đất cứ tăng trung bình 2 độ C sẽ làm tiệt chủng 20- 30% chủng loài, và nếu tăng 3 độ C thì 50% chủng loài trên lục địa sẽ biến mất. Theo WHO, biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, suy dinh dưỡng, dẫn tới 150,000/năm ca tử vong trên thế giới hiện nay.

Theo Stern Review, mực nước biển dâng 20-80 cm (do nhiệt độ Trái Đất tăng 3-4 độ C) sẽ khiến thêm 7-300 triệu người đối mặt với rủi ro lũ lụt hàng năm. Báo cáo gần đây của OECD dự đoán rằng, nếu không có các biện pháp thích ứng, số dân cư ở 136 thành phố lớn trên khắp thế giới gánh chịu bão lốc sẽ tăng từ 40 triệu (2005) lên 150 triệu (những năm 2070) và tài sản thiệt hại có thể tăng từ 3000 tỷ đô lên 35 nghìn tỷ đô. Báo cáo của UNEP FI (2006) ước lượng tổn thất do các hiện tượng thời tiết gây ra sẽ tăng 6%/năm và tăng gấp đôi toàn cầu cứ trung bình 12 năm.

Tác động kinh tế của các thảm họa tự nhiên thường được đo lượng bằng cách so sánh tổn thất kinh tế do thảm họa gây ra với GDP của các quốc gia bị ảnh hưởng. Stern Review ước lượng tổng thiệt hại do biến đổi khí hậu vào khoảng 5-14% GDP toàn cầu năm 2200, so sánh tương quan trong trường hợp khí hậu không thay đổi. Một số ví dụ điển hình như: Lũ lụt ờ Trung Âu (8/2002) gây ra thiệt hại khoảng 16,8 nghìn euro, tương đương với 0,7% GDP của các quốc gia bị ảnh hưởng (Áo, Séc, Đức, Slovakia, Hungary). Sóng nhiệt năm 2003 ở Pháp gây tổn thất cho nông nghiệp 4 nghìn euro, tương đương 0,25% GDP của quốc gia này. Ước lượng thiệt hại tổng hợp (bao gồm những thiệt hại trong ngành năng lượng và vận tải, lâm

nghiệp) vào khoảng 15 nghìn tỷ euro, tương đương 1% GDP của Pháp (2003). Trận sóng thần Katrina dẫn đến lụt lội ở bang New Orleans năm 2005, giết chết hơn 1300 người và gây thiệt hại 15 tỷ đô, tương đương 1% GDP của Mỹ.

Quy mô thiệt hại kinh tế do thảm họa tự nhiên khác nhau giữa các quốc gia do trình độ phát triển, mức độ đa dạng của nền kinh tế và vị trí địa lý. Từ 1980- 2004, tổng thiệt hại do bão tố và lũ lụt chỉ vào khoảng 0,007% GDP của các nước phát triển, nhưng tương đương 0,55% GDP các nước đang phát triển. Các nền kinh tế đang phát triển có tỷ lệ các ngành sản xuất nhạy cảm với thời tiết, khí hậu lớn hơn. Hạn hán ở Kenya năm 1999 gây thiệt hại tương đương 16% GDP nước này, 26% trong số này là do thiệt hại ngành năng lượng và 58% là do suy giảm năng suất sản xuất công nghiệp.

Xét trên khía cạnh toàn cầu, tác động của BĐKH theo hướng tiêu cực sẽ ngày càng gia tăng do nhiệt độ toàn cầu tăng lên, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế vĩ mô, biểu hiện qua thiệt hại có thể định lượng về tài sản, con người, công trình xây dựng, gián đoạn kinh doanh.. và rất nhiều thiệt hại không hoặc khó có thể lượng hóa được khác.

1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và tác động của nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông sẽ bị tác động nặng nề nhất. Nếu mực nước biển dâng 1,0 m: Khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10,2%, 10,9% diện tích đô thị bị ảnh hưởng; Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; Trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Trong vòng 10 năm (1997-2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, cùng các thiên tai khác gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích gần 7500 người, giá trị thiệt hại hàng năm ước tính chiếm khoảng 1,5%

GDP. Mức độ thiên tai ngày càng gia tăng về quy mô cũng như chu kì lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.

Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe con người ở các vùng đồng bằng và dải ven biển. Chỉ tính riêng năm 2010, thiên tai đã làm 355 người chết và mất tích; gần 600 người bị thương, hơn 2,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 579 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; 30 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; trên 100km đê, kè và gần 1,9 nghìn km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở và cuốn trôi; hơn 11 nghìn cột điện bị gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính 11,7 nghìn tỷ đồng.

Tài nguyên nước: Hạn hán tăng làm suy giảm tài nguyên nước ở một số

vùng, mùa, gây ảnh hưởng đến nông nghiệp, khả năng cung cấp nước và sản xuất điện. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên các sông lớn như sông Hồng và sông Cửu Long, xu hướng lũ tăng, xu hướng dòng chảy năm giảm.

Nông nghiệp và an ninh lương thực: BĐKH ảnh hưởng tới sinh trưởng,

năng suất, thời vụ, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi do tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm tăng . Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian và phạm vi thích nghi của cây trồng bị thu hẹp lại.

BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng gây ngập mặn, đặc biệt là một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 47 - 138)