Thiên tai là quan tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 111 - 112)

Chỉ tính riêng trong năm 2011, ngành bảo hiểm thế giới đã chao đảo trước hàng loạt các sự kiện thiên tai xảy ra trên toàn cầu, trong đó đặc biệt tập trung ở khu vực Châu Á.

Tại Nhật Bản, thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 12/3/2011 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường bảo hiểm quốc tế cũng như nền kinh tế nước này. Chỉ hai ngày sau thảm họa, chỉ số chứng khoán của các công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới trên thị trường Châu Âu đồng loạt giảm xuống : Cổ phiếu của Swiss Re giảm 5,8 %, Munich Re giảm 5,4% và Hannover Re giảm 4,7%. Cũng trong sáng 14/03/2011, cổ phiếu của 3 công ty bảo hiểm hàng đầu Nhật Bản đã giảm từ 7,9% tới 15,9%. Tổng số tiền bồi thường cho các tổn thất tài sản thuộc phạm vi bảo hiểm vào khoảng 35 tỷ đô.

Trận động đất ở ChristChurch, New Zealand ngày 22/2/2011 cũng khiến các công ty bảo hiểm phải bồi thường 12 tỷ đô, trong đó chủ yếu là các đơn bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người do thiệt hại về cơ sở hạ tầng và sinh mạng.

Gần đây nhất là trận lũ lụt tại Thái Lan, gây thiệt hại ước tỉnh khoảng 11 tỷ đô la cho ngành bảo hiểm, khiến hơn 600 người thiệt mạng, hàng triệu tấn ngũ cốc bị phá hủy, hoạt động thương mại, công nghiệp bị đình trệ nghiêm trọng, lấy đi 2,5- 3% GDP của nước này trong năm nay. Lũ lụt tại Trung Quốc hồi tháng 10/2010 cũng gây thiệt hại kinh tế tương đương 18 tỷ đô la Mỹ.

Hàng loạt các thảm họa trên khiến các nhà bảo hiểm phải đánh giá lại những rủi ro về thời tiết và thảm họa thiên nhiên với các vùng công nghiệp đang tăng trưởng nhanh chóng ở Châu Á mà phần lớn trong đó nằm ở những khu vực dễ bị động đất, bão lụt.

Những nghiên cứu để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu mới và các rủi ro mới đã trở thành quan tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm thế giới. Đứng trước cơ hội này, nếu Việt Nam biết tận dụng cơ hội để đầu tư, nghiên cứu, sớm đưa ra những sản phẩm bảo hiểm đáp ứng yêu cầu thì sẽ nắm bắt

được cơ hội để vươn lên, khẳng định năng lực trên thị trường khu vực, cũng như thể hiện tư duy “đi tắt đón đầu” của mình.

Thêm vào đó, đối với những sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm BĐKH đã được triển khai trên thế giới, là nước đi sau, Việt Nam có thể tận dụng, học hỏi để ứng dụng hiệu quả, giảm chi phí nghiên cứu, đầu tư.

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w