Giới thiệu chung về hoạt động bảo hiểm và bảo hiểm BĐK Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 35 - 138)

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao trong giai đoạn dài là cơ sở cho sự tăng trưởng cao của thị trường bảo hiểm trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ

trong 10 năm qua. Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm phi nhân thọ bình quân 5 năm đạt 22,7%. Trong số các loại hình bảo hiểm BĐKH, Việt Nam đã tiến hành triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp từ những năm 1980 nhưng thất bại do nguyên nhân sau:

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: Sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp, chưa có sản phẩm chuẩn, cụ thể cho một loại đối tượng bảo hiểm, cho một số rủi ro nhất định và triển khai với quy mô rộng khắp. Tập quán sản xuất, nuôi trồng của nông dân manh mún. Số lượng cán bộ ít, trình độ hạn chế, chi phí khai thác lớn trong khi giá trị bảo hiểm nhỏ, phân tán. Chưa có phương thức quản lý rủi ro hữu hiệu đối với cây trồng vật nuôi được bảo hiểm. Công tác giải quyết bồi thường chậm, thủ tục phiền hà. Mặt khác, do tổn thất cao, lợi nhuận thấp nên không thu hút được các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia. Chưa có hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm.

Đối với người nông dân: Chưa có thói quen tham gia bảo hiểm. Dân trí của nông dân còn thấp, chưa chủ động tham gia bảo hiểm. Sản xuất manh mún, phần lớn kỹ thuật chăm sóc, quy trình sản xuất theo kinh nghiệm và tự phát dẫn đến rất rủi ro và khó đánh giá đối với đối tượng được bảo hiểm. Tâm lý phổ biến là lựa chọn khả năng chắc chắn xảy ra tổn thất mới tham gia bảo hiểm.

Đối với Nhà nước: Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ chi phí cho nông dân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp; Chưa có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống pháp luật, vai trò của các cơ quan nhà nước có liên quan trong công tác điều tra, nghiên cứu, phân tích dự báo chưa được chú trọng; Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu để làm căn cứ cho việc tính phí, triển khai bảo hiểm. Sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan còn hạn chế. Mặt khác, việc Chính phủ vẫn thường xuyên thực hiện việc trợ cấp trong trường hợp xảy ra thiên tai lớn đã làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại, làm suy yếu khả năng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của người dân.

3.2. Điểm mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam đối với bảo hiểm BĐKH

Mạng lưới kênh phân phối ở Việt Nam phát triển rộng khắp toàn quốc.

Các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, bước đầu làm quen và chấp nhận cạnh tranh song phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và các dịch vụ tài chính khác.

Nhiều bộ phận thị trường còn bỏ ngỏ, lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng x

cao, nhu cầu bảo hiểm lớn.

Xu thế cạnh tranh lành mạnh thông qua đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ về chất và lượng.

3.3. Hạn chế của thị trường bảo hiểm Việt Nam đối với bảo hiểm BĐKH

Cơ hội tái bảo hiểm thấp, thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả.

Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ và kém hiệu quả, chưa phân loại được khách hàng và mức độ rủi ro.

Hạn chế trong nhận thức của doanh nghiệp bảo hiểm.

Các bất cập trong quy trình nghiệp vụ: Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu tin cậy, thiếu nhân lực và kinh phí quản lý rủi ro, đánh giá tổn thất, kinh nghiệm triển khai.

3.3. Cơ hội của thị trường bảo hiểm Việt Nam đối với bảo hiểm BĐKH

Tiềm năng thị trường lớn, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu bảo vệ tăng cao. Dân số đông, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Cấu trúc thị trường ngày càng hoàn chỉnh, bước đầu hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.

Thiên tai trong năm 2011 và những năm gần đây trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành bảo hiểm khu vực, nhu cầu nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo hiểm ứng phó với những rủi ro mới cũng là xu thế chung trên toàn cầu.

Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, do đó, nhu cầu đảm bảo tài chính khi những rủi ro này xảy ra là rất lớn.

Việt Nam là nước đi sau, với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, do đó, có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước.

3.4. Thách thức của thị trường bảo hiểm Việt Nam đối với bảo hiểm BĐKH

Thách thức về pháp lý và môi trường kinh doanh: Các văn bản pháp luật thường xuyên được điều chỉnh, thay đổi gây thách thức trong chiến lược kinh doanh dài hạn của các nhà bảo hiểm. Nền kinh tế Việt Nam tuy vẫn duy trì tốc

độ tăng trưởng từ trung bình tới cao trong tương lai song lại tiểm ẩn nhiều nguy cơ biến động về tỷ giá, lạm phát. Các dịch vụ đi kèm bảo hiểm chưa phối hợp chặt chẽ và phát triển đồng bộ.

Nhận thức về bảo hiểm của khách hàng chưa cao và chưa đồng đều.

Biến cố rủi ro biến đổi khí hậu thường manh tính hệ thống nên thiệt hại nếu xảy ra thì quy mô lớn, tổn thất cao.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TRIỂN KHAI BẢO HIỂM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

4.1. Tương quan sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và Thế giớivà Thế giới và Thế giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lực của thị trường bảo hiểm ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn khá bé nhỏ khi xét tương quan với các thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới.

Quy mô thị trường ngày càng lớn mạnh, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay sẽ rút ngắn khoảng cách so với các thị trường bảo hiểm đã phát triển khác.

Sự khác biệt trong nhận thức, xu hướng tiêu dùng và năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm giữa thị trường quốc tế và Việt Nam.

Dựa vào đặc điểm tự nhiên và xu thế thị trường, việc triển khai bảo hiểm BĐKH trong đó có bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm lũ lụt ở Việt Nam là rất cần thiết trong ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân.

4.2 Các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi khí hậu có khả năng triển khai tại Việt Nam tại Việt Nam tại Việt Nam

4.2.1. Triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi khí hậu trong ngắn hạn

Xét trong ngắn hạn (từ nay tới 2020), khi nhận thức và xu thế tiêu dùng xanh chưa phổ biến, các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới từ việc khai thác những sản phẩm sau:

Bảo hiểm nông nghiệp: Trong năm 2011, Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện

chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh thành với nhiều cải tiến, khắc phục những hạn chế trong quá khứ, cụ thể như sau:

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: Sản phẩm bảo hiểm được thiết kế chặt chẽ, có sản phẩm chuẩn, cụ thể cho một loại đối tượng, cho một số rủi ro nhất định và triển khai với quy mô cấp xã trở lên, không cung cấp nhỏ lẻ, cá thể. Người tham gia

bảo hiểm phải có hành vi hạn chế tổn thất thông qua việc tuân thủ các phương pháp nuôi trồng chuẩn. Việc khai thác được thực hiện qua UBND xã, thôn, các Hội nông dân, Hội phụ nữ để giảm chi phí. Bồi thường được căn cứ theo mức năng suất trung bình, công tác giải quyết bồi thường được giao lại cho chính quyền địa phương.

Doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn một số rủi ro và triển khai trên một vài địa bàn, với sự hỗ trợ của Chính phủ và tái bảo hiểm ra thị trường nước ngoài.

Đối với người nông dân: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên báo đài, phương tiện truyền thông đại chúng. Bảo hiểm nông nghiệp sẽ được cung cấp trên quy mô đơn vị cấp xã và cho các hộ kinh doanh sản xuất trang trại tại 21 tỉnh thành.

Đối với Nhà nước: Chính phủ hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm, trong đó ưu tiên những đối tượng chính sách, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại những vùng có nhiều thiên tai hoặc dịch bệnh với các tỷ lệ khác nhau; Trong quá trình triển khai thí điểm, Nhà nước đã ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn triển khai tại các địa phương, yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Chính phủ cũng dừng trợ cấp trong trường hợp xảy ra thiên tai tại các địa phương nằm trong chương trình thí điểm; Phí bảo hiểm theo quy định của Bộ tài chính; chính sách miễn giảm thuế cũng được áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp loại dịch vụ này.

4.2.2. Triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi khí hậu trong dài hạn

Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng: Dịch vụ hỗ trợ dành cho khách

hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới được cung cấp như một tiện ích gia tăng. Điều kiện để triển khai thành công là: Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hợp tác với các nhà sản xuất để lấy bộ dữ liệu, thông số kỹ thuật của các phương tiện giao thông, từ đó đánh giá mức độ phát thải và độ an toàn. Với công cụ bồi thường cho lượng khí CO2 xả thải trong quá trình tham gia giao thông khi khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới, đứng trên góc độ doanh nghiệp, việc triển khai là hoàn toàn khả thi: doanh nghiệp chỉ cần lập quỹ, đảm bảo minh bạch thông tin và sử dụng nguồn quỹ huy động được cho các dự án giảm thải khí nhà kính như trồng rừng, sản xuất sạch hơn…Tuy nhiên, điều kiện thứ hai có vai trò quan trọng hơn là nhận thức của khách hàng: Khách hàng phải có nhu cầu và quan điểm tích cực về những dịch vụ gia tăng này cũng như sẵn sàng tự nguyện đóng góp bảo vệ môi trường. Do đó, công tác

tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới cộng đồng là rất quan trọng.

Các điều khoản ưu đãi phí trong bảo hiểm xe cơ giới: Việc triển khai chỉ

có thể thực hiện được khi phát sinh nhu cầu từ phía thị trường, theo đó, khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh thông qua ưu đãi phí sẽ trở thành một công cụ để các doanh nghiệp khai thác, tận dụng thu hút thêm khách hàng. Nếu Nhà nước có sự hỗ trợ thúc đẩy hành vi “tiêu dùng xanh” trong mọi lĩnh vực thông qua các cơ chế, chính sách, quy định mang tính cưỡng chế thực thi thì việc triển khai điều khoản này sẽ thuận lợi hơn.

Bảo hiểm cao ốc xanh và dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro, bảo hiểm cho dự án xanh: Đây là những đơn bảo hiểm tài sản truyền thống có bổ sung thêm các điều

khoản mới nhằm khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh của doanh nghiệp, cá nhân. Thực tế việc triển khai không đòi hỏi quá nhiều những thay đổi đi kèm về chính sách, về quy trình nghiệp vụ, tuy nhiên lại đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm bỏ thời gian nghiên cứu về các rủi ro mới, các chi phí phát sinh, tính toán mức phí sao cho hợp lí cũng như xuất hiện các “công trình xanh” hoặc nhu cầu “xanh hóa” trong các ngành.

Tại Việt Nam hiện nay, số lượng các dự án xanh còn khá hạn chế và nhu cầu bảo hiểm cho các rủi ro phát sinh khi triển khai dự án là có nhưng chưa đáng kể và chưa đủ mạnh để tạo động lực thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác thị trường này. Ngoài ra, dịch vụ quản lý rủi ro đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ cao, không chỉ am hiểu về bảo hiểm mà còn nắm vững những kiến thức môi trường cũng như các rủi ro liên quan. Nếu xét về mặt nhân sự, trên thị trường Việt Nam hiện nay, nguồn lực nhân sự để triển khai dịch vụ này còn hạn chế, hầu như chưa có, việc kết nối giữa hai lĩnh vực vẫn bị bỏ ngỏ. Do đó, để triển khai, ngoài việc nhu cầu thị trường tăng cao thì nhân sự triển khai cũng cần đáp ứng về số lượng và chất lượng. Trong ngắn hạn, việc đào tạo đội ngũ này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và tư duy chiến lược, nắm bắt xu thế mới của doanh nghiệp.

Bảo hiểm lũ lụt: việc triển khai đòi hỏi thời gian nghiên cứu nghiệp vụ, đi

kèm với các điều kiện về thể chế chính sách, pháp luật cũng như những nghiên cứu bổ trợ trong lĩnh vực kinh tế môi trường về các rủi ro biến đổi khí hậu. Những khó khăn trong việc triển khai hai loại hình bảo hiểm này (lựa chọn ngược, nguy cơ tinh

thần và rủi ro có hệ thống) cũng là trở ngại trong quá trình triển khai, đòi hỏi sự hợp tác của các bên liên quan, đặc biệt là Nhà nước trong việc chia sẻ rủi ro. Thêm nữa, muốn triển khai chính thức, Việt Nam cần có chương trình thí điểm.

4.3. Một số điều kiện cần thiết để triển khai các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm biến đổi khí hậu tại Việt Nambiến đổi khí hậu tại Việt Nam biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Vai trò của Nhà nước: Trong ngắn hạn, cần tạo cơ chế chính sách để doanh

nghiệp bảo hiểm phối hợp với các nhà kinh tế, nhà môi trường xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro biến đổi khí hậu, tính toán khả năng xảy ra tổn thất và đánh giá rủi ro.

Nhà nước ban hành chính sách, thể chế pháp luật để huy động sự tham gia của doanh nghiệp bảo hiểm và người dân đối với loại hình bảo hiểm BĐKH đồng thời xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp bảo hiểm nhằm khuyến khích xu hướng tiêu dùng xanh, ý thức chủ động quản trị rủi ro và tạo điều kiện cho những nghiên cứu, đánh giá về bảo hiểm BĐKH trong ngành bảo hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong dài hạn, chính phủ cũng có thể xây dựng một dạng bảo hiểm công để bảo

lãnh cho các người dân trong trường hợp tổn thất quy mô lớn, đồng loạt.

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm:

Trong ngắn hạn: Phối hợp với các nhà khoa học, môi trường để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp. Tập trung đầu tư cho công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Phối hợp với Nhà nước triển khai các chương trình bảo hiểm thí điểm, đặc biệt là bảo hiểm nông nghiệp. Tiến hành đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đặc biệt chú trọng tới các điều khoản khuyến khích hành vi hạn chế tổn thất.

Trong dài hạn: Tiến hành cung cấp bảo hiểm lũ lụt, nghiên cứu, phát triển các dịch vụ gia tăng cung cấp tới khách hàng. Phối hợp với ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác để triển khai phân phối sản phẩm.

Về phía các nhà kinh tế môi trường:

Trong ngắn hạn: Tập hợp thông tin về rủi ro môi trường, chuyển giao kiến thức, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, nghiên cứu, dự báo rủi ro, phối hợp với

các nhà bảo hiểm.

Trong dài hạn: Giữ vai trò hỗ trợ cung cấp thông tin, hợp tác với nhà bảo hiểm trong công tác đánh giá rủi ro, giám định tổn thất.

Về phía cộng đồng: Với vai trò là người tiêu dùng, trong điều kiện được tiếp

cận đầy đủ với thông tin về biến đổi khí hậu, ý thức tự chủ động bảo vệ bản thân và tài sản được nâng cao, xu hướng tiêu dùng xanh được khuyến khích, người dân chính là người đưa ra nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm cũng như đòi hỏi sản phẩm phải được thiết kế hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt.

Một phần của tài liệu bảo hiểm biến đổi khí hậu kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng triển khai tại việt nam (Trang 35 - 138)