4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Để thấy rỏ hơn tình hình huy động vốn của MHB Kiên Giang, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ cấu vốn huy động. Ở đây, tơi xin phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng, cụ thể như sau:
Bảng 5: Tình hình huy động vốn của MHB Kiên Giang theo đối tượng qua 3 năm (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2008 – 2007 2009 – 2008
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lê (%) Số tiền Tỷ lê (%)
Tiền gửi của dân cư 72.913 95,81 105.341 95,41 132.171 93,38 32.428 44,47 26.830 25,47 Tiền gửi của TCKT 3.186 4,19 5.062 4,59 9.373 6,62 1.876 58,88 4.311 85,16 Tổng vốn huy động 76.099 100,00 110.403 100,00 141.544 100,00 34.304 45,08 31.141 28,21
(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Kiên Giang)
Bảng 6: Tình hình huy động vốn theo đối tượng của MHB Kiên Giang (6T. 2009 – 6T. 2010)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 6T. 2009 6T. 2010 6T. 2009 – 6T. 2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tiền gửi của dân cư 113.714 93,57 120.971 93,10 7.257 6,38 Tiền gửi của TCKT 7.812 6,43 8.965 6,90 1.153 14,76 Tổng vốn huy động 121.526 100,00 129.936 100,00 8.410 6,92
Tiền gửi của dân cư: Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của mọi người được nâng cao và đặc biệt là người dân nhận biết được lợi ích của ngân hàng đối với họ khi họ thừa vốn hoặc thiếu vốn. Điều đó góp phần làm cho tiền gửi của dân cư tại MHB Kiên Giang đều tăng qua 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010. Trong năm 2008, nền kinh tế nước ta chịu nhiều biến động, lạm phát tăng cao, các ngân hàng thiếu vốn cho vay. Điều đó, đã đẩy lãi suất thị trường tăng lên nhanh chóng. Lãi suất huy động ở mức cao là một yếu tố quan trọng để thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Thật vậy, tiền gửi của dân cư cuối năm 2008 đạt 105.341 triệu đồng, tăng 44,47% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này bắt dầu tăng chậm lại và đến cuối tháng 6/2010 tiền gửi của dân cư tại ngân hàng là 120.971 triệu đồng, chỉ tăng 6,38% so với cùng kỳ năm 2009.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của MHB Kiên Giang và chủ yếu là tiền gửi thanh tốn. Nó chỉ chiếm khoảng 5,00% và tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt, năm 2009, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng rất nhanh, tốc độ tăng lên đến 85,16% so với năm 2008.
Nhìn chung, tổng vốn huy động của MHB Kiên Giang đều tăng qua các năm. Trong đó, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90% tổng vốn huy động) và khá ổn định qua các năm.
4.1.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010
Thu nhập của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Chất lượng của món vay ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động tín dụng là rất cần thiết.
Bảng 7: Tình hình hoạt động tín dụng của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%)
Doanh số cho vay 298.870 260.320 278.790 -38.550 -12,90 18.470 7,10 Thu nợ 250.308 231.805 259.727 -18.503 -7,39 27.922 12,05 Dư nợ 246.304 274.819 293.882 28.515 11,58 19.063 6,94 Nợ xấu 3.158 5.561 4.215 2.403 76,09 -1.346 -24,20
(Nguồn: phịng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Bảng 8: Tình hình hoạt động tín dụng của MHB Kiên Giang (6T.2009 – 6T.2010)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 6T. 2009 6T. 2010 6T. 2010 – 6T.2009
số tiền tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay 133.545 151.130 17.585 13,17 Thu nợ 150.164 183.131 32.967 21,95 Dư nợ 262.201 261.881 -320 -0,12 Nợ xấu 4.326 3.696 -630 -14,56
(Nguồn: phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay tại MHB Kiên Giang có sự biến động qua các năm. Điển hình là doanh số cho vay năm 2008 giảm 12,90% so với năm 2007. Do hậu quả của năm 2007 với tốc độ tăng trưởng quá nhanh, “nới lỏng” trong việc cho vay. Sang năm 2008, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát lên đến hơn 20%, các ngân hàng thiếu vốn để cho vay, MHB cũng khơng ngoại lệ. Mặt khác, do thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay nên MHB Kiên Giang đã áp dụng lãi suất cao, điều kiên vay vốn cũng chặt chẽ hơn khiến cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế khó tiếp cận được vốn từ ngân hàng. Năm 2009, chỉ tiêu này bắt đầu tăng trở lại và tăng mạnh nhất là 6 tháng đầu năm 2010, doanh số cho vay đạt 151.130 triệu đồng, tăng 13,17 % so với cùng kỳ năm 2009.
Doanh số thu nợ: Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong năm 2008 lại giảm 7,39% so với năm 2007. Trong năm này, hầu hết các doanh nghiệp
xăng dầu, lương thực làm giá thành tăng theo, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp,..Nhưng năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ tăng trở lại.
Dư nợ: Nhìn chung, dư nợ tại MHB Kiên Giang đều tăng qua ba năm (2007 – 2009) nhưng với tốc độ tăng trưởng không cao. Năm 2008: tăng 11,58% so với năm 2007. Năm 2009: tăng 6,94% so với năm 2008. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, dư nợ đã giảm nhẹ 0,12% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ, dư nợ năm 2009 tăng chậm, thậm chí giảm trong 6 tháng đầu năm 2010 là do trong năm MHB Kiên Giang đã tiến hành xử lý thu hồi được nợ đối với các khoản nợ xấu trong kỳ trước đã làm giảm dư nợ trong kỳ và MHB Kiên Giang cũng có chủ trương giảm dần dư nợ, hạn chế giải ngân các hồ sơ mới.
Nợ xấu: Nợ xấu tại MHB Kiên Giang biến động khá mạnh qua các năm. Đáng chú ý nhất là năm 2008, nợ xấu lên đến 5.561 triệu đồng, đã tăng 76,09% so với năm 2007. Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ít nhiều đã tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản – ngành có dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tại MHB Kiên Giang. Chính vì nợ xấu tăng quá nhanh trong năm 2008 nên sang năm 2009 MHB Kiên Giang bắt đầu có những chủ trương xiết chặt cho vay, tăng cường thu nợ làm tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm trong năm 2009, và có sự giảm nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm trước.
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
Nhận thấy được vai trị của doanh nghiệp đối với nền kinh tế cũng như đối với họat động của ngân hàng về hoạt động tín dụng và các hoạt động thanh tốn khác, MHB Kiên Giang ngày càng chú trọng quan tâm đến khách hàng doanh nghiệp làm tỷ trọng của các chỉ tiêu này tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng doanh nghiệp, tơi đã phân chia tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn, theo từng ngành kinh tế. Từ đó, MHB Kiên Giang có thể thấy rỏ hơn về chất lượng cho vay tại ngân hàng để có biện pháp xem xét lại các khỏan cho vay, hạn chế cho vay trong lĩnh vực có hệ số rủi ro cao và phải tiến hành xử lí nợ, nên tăng cường thu hút mở rộng tín dụng trong lĩnh vực có chất lượng cao. Tuy nhiên, mở rộng tín dụng khơng có nghĩa là sẽ cho vay tràn lan mà phải vẫn giữ mục tiêu chất lượng tín dụng, mục tiêu mở rộng phải đi đôi với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho MHB.
Trước hết ta xem qua sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để thấy được khả năng mở rộng thị trường tín dụng doanh nghiệp cho MHB Kiên Giang.
Bảng 9: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (2007 – 2009)
ĐVT: Doanh nghiệp
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2008 – 2007 2009 - 2008
Số lượng
doanh nghiệp 3.766 4.422 5.367 656 945
(Nguồn: Cổng thông tin và đầu tư tỉnh Kiên Giang)
Bảng 10: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (6T. 2009 – 6T. 2010)
ĐVT: Doanh nghiệp
CHỈ TIÊU 6T. 2009 6T. 2010 6T. 2010 – 6T. 2009
Số lượng doanh nghiệp 4.872 5.808 936
(Nguồn: Cổng thông tin và đầu tư tỉnh Kiên Giang)
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, số lượng doanh nghiệp đã khơng ngừng tăng lên. Tính đến cuối tháng 6/2010, tỉnh Kiên Giang đã có 5.367 doanh nghiệp, tăng 936 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2009. Điều này rất thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn. Vì nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động thì nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động sẽ càng cao. Từ đó, Ngân hàng sẽ tìm kiếm và tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng là doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng, huy động vốn và các hoạt động thanh toán khác.
Bảng 11: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008 số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 11.200 73,54 12.830 77,38 20.380 60,98 1.630 14,55 7.550 58,85 Trung hạn 4.030 26,46 3.750 22,62 9.780 29,26 -280 -6,95 6.030 160,80 Dài hạn 0 0,00 0 0,00 3.260 9,75 0 - 3.260 - Tổng doanh số cho vay 15.230 100,00 16.580 100,00 33.420 100,00 1.350 8,86 16.840 101,57
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Bảng 12: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của MHB Kiên Giang (6T. 2009 – 6T. 2010)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 6T. 2009 6T. 2010 6T. 2010 – 6T. 2009
số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 12.480 77,81 12.270 58,85 -210 -1,69 Trung hạn 3.560 22,19 4.570 21,92 1.010 28,37 Dài hạn 0 0,00 4.010 19,23 4.010 - Tổng doanh số
cho vay 16.040 100,00 20.850 100,00 4.810 29,99
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Nhìn chung, doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng qua ba năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 có chiều hướng tăng cao. Năm 2008, doanh số cho vay doanh nghiệp tăng 8,86% so với năm 2007. Ấn tượng nhất là năm 2009, doanh số cho vay đạt 33.402 triệu đồng, đã tăng 101,57% so với năm 2008. Do số lượng khách hàng doanh nghiệp trong năm tăng lên (4.422 doanh nghiệp trong năm 2008 đã tăng lên 5.367 doanh nghiệp trong năm 2009 - bảng 9, trang 35) cùng với việc cho vay doanh nghiệp được mở rộng do có chính sách hỗ trợ lãi suất từ chính phủ, các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, cho vay doanh nghiệp tăng chậm lại nhưng cũng với tốc độ khá cao, tăng 29,99% so với cùng kỳ năm 2009.
Cho vay ngắn hạn: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ngày càng có nhiều doanh
nghiệp thành lập và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ngày càng cao để tiếp tục duy trì q trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khơng phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tài chính để đáp ứng. Một trong các biện pháp tốt nhất là tìm đến nguồn vốn vay của ngân hàng. Nắm bắt được tình hình đó, MHB Kiên Giang khơng ngừng mở rộng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn, để phục vụ cho nhu cầu vốn tạm thời của các doanh nghiệp. Vã lại, cho vay ngắn hạn dễ quản lý, vịng quay vốn nhanh. Chính vì vậy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp và luôn tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2007: 11.200 triệu đồng, năm 2008: 12.830 triệu đồng, năm 2009: 20.380 triệu đồng. So với năm 2007, cho vay ngắn hạn 2008 tăng thêm 14,55%. Đặc biệt năm 2009, các doanh nghiệp được sự hỗ trợ của chính phủ, việc tiếp cận vốn trở nên dễ dàng hơn và bắt đầu tái sản xuất, mở rộng kinh doanh trở lại làm cho doanh số cho vay doanh nghiệp tăng mạnh. Trong đó, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã tăng 58,85% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn 12.270 triệu đồng, đã giảm 1,69% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm tỷ trọng 58,85% tổng doanh số cho vay. Ta thấy tỷ trọng này giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước là do 6 tháng đầu năm 2010, MHB Kiên Giang đã giải ngân thêm cho món vay dài hạn làm doanh số cho vay tăng lên, tỷ trọng cho vay ngắn, trung hạn giảm xuống
Cho vay trung hạn: Tỷ trọng cho vay trung hạn doanh nghiệp ít biến động
qua các năm và chiếm khoảng 20% - 30% tổng doanh số cho vay doanh nghiệp. Do mục đích sử dụng vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp là xây dựng, trang bị trang thiết bị mới, đổi mới dây chuyền sản xuất,…cho nên thời gian thu hồi vốn chậm và có độ rủi ro cao. Chính vì vậy, MHB Kiên Giang rất thận trọng trong việc xét duyệt khi cho vay. Năm 2007, doanh số cho vay trung hạn doanh nghiệp là 4.030 triệu đồng, năm 2008: 3.750 triệu đồng, do bị giới hạn nguồn vốn cho vay, lãi suất cao,…nên cho vay trung hạn doanh nghiệp đã giảm 280 triệu đồng (giảm 6,95% so với năm 2007). Năm 2009, chỉ tiêu này tăng trở lại với tốc độ cao 160,80% so với năm 2008, cũng đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cho vay trung hạn cũng tăng so với cùng kỳ năm
trước. Từ bảng 9 - trang 35 ta thấy số lượng doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2009 là 945 doanh nghiệp, có nghĩa là nhu cầu vốn trung dài hạn trong bước đầu thành lập doanh nghiệp, mua sắm cơ sở vật chất,...cũng sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay doanh nghiệp trung hạn của MHB Kiên Giang tăng nhanh trong năm 2009. Và đến 6 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có thêm 936 doanh nghiệp được thành lập, làm chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 28,37% so với cùng kỳ năm trước.
Cho vay dài hạn: Tuy đã đi vào hoạt động trên 8 năm nhưng MHB Kiên Giang chưa thật sự tốt về chất lượng nguồn nhân lực, ln gặp khó khăn khi thẩm định các dự án lớn, các món vay dài hạn thì khó quản lý nên trong suốt khoảng thời gian năm 2007- 6 tháng đầu năm 2009, MHB Kiên Giang không giải ngân cho món vay dài hạn nào đối với doanh nghiệp. Chỉ 6 tháng cuối năm 2009, MHB Kiên Giang bắt đầu giải ngân dài hạn 3.260 triệu đồng cho khách hàng doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực xây dựng, chiếm 9,75% tổng doanh số cho vay doanh nghiệp trong năm, và MHB Kiên Giang tiếp tục giải ngân thêm 4.010 triệu đồng, chiếm 19,23% tổng cho vay doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2010.
Doanh số cho vay theo thời hạn được chia thành 3 hình thức: ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Nhưng trong năm 2007 và năm 2008 MHB Kiên Giang đã không xét duyệt cho vay hợp đồng dài hạn nên doanh số cho vay dài hạn doanh nghiệp lúc này la 0 triệu đồng, do sự khó quản lý đối với món vay dài hạn và trình độ của các cán bộ tín dụng tại ngân hàng cịn hạn chế. Vì thế, ngân hàng MHB Kiên Giang luôn hết sức thân trọng đối với các hợp đồng dài hạn đặc biệt là đối với doanh nghiệp, việc thẩm định phức tạp và khó lường trước được những biến động từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu được nợ của ngân hàng. Trong năm 2009, MHB Kiên Giang đã ký hợp đồng cho vay dài hạn với thời hạn 10 năm và được giải ngân vào tháng 7/2009 và tháng 3/2010. Nó góp phần làm tăng tổng doanh số cho vay doanh nghiệp trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.
4.2.1.2. Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, ngành nơng, lâm, thủy sản là thế mạnh của
tỉnh với nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Bên cạnh đó, với nhiều dự án đầu tư: khu dân cư lấn biển, Hà Tiên, nhiều dự án phát triển huyện đảo Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế là cơ hội để MHB Kiên Giang thu hút nhiều khách hàng