4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
4.2.3. Dư nợ doanh nghiệp
Dư nợ là tất cả số tiền ngân hàng đã cho vay và cả phần lãi chưa thu hồi được tính đến thời điểm này là bao nhiêu. Nó thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Từ bảng 11, 12, 15, 16, ta có bảng dư nợ doanh nghiệp theo
thời hạn như sau:
4.2.3.1. Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn
Bảng 19: Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008 số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền Tỷ lệ (%) số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 12.454 71,02 14.775 78,32 19.275 68,22 2.321 18,64 4.500 30,46 Trung hạn 5.082 28,98 4.090 21,68 5.720 20,24 -992 -19,52 1.630 39,85 Dài hạn 0 0,00 0 0,00 3.260 11,54 0 - 3.260 - Tổng dư nợ doanh nghiệp 17.536 100,00 18.865 100,00 28.255 100,00 1.329 7,58 9.390 49,77
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Bảng 20: Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn của MHB Kiên Giang (6T. 2009 – 6T. 2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T. 2009 6T. 2010 6T. 2010 – 6T. 2010 số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 17.447 85,65 17.987 61,03 540 3,09 Trung hạn 2.922 14,35 4.214 14,30 1.292 44,22 Dài hạn 0 0,00 7.270 24,67 7.270 - Tổng dư nợ doanh nghiệp 20.369 100,00 29.471 100,00 9.102 44,69
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Dư nợ doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, chỉ tiêu này chỉ tăng 7,58% so với năm 2007. Nhưng tính đến thời điểm cuối năm 2009, và thời điểm cuối tháng 6 năm 2010, dư nợ doanh nghiệp liên tục tăng với tốc độc rất cao, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước là do sự tăng cao của doanh số cho vay trong khoảng thời gian này.
Dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn: Từ 2 bảng trên, ta thấy dư nợ ngắn hạn diễn biến cùng chiều với tổng dư nợ, tăng với tốc độ khá cao. Năm 2008, chỉ tiêu này tăng 18,64% so với năm 2007. Cao nhất là dư nợ ngắn hạn năm 2009, với dư nợ ngắn hạn đạt 19.275 triệu đồng, đã tăng 30,46% so với năm 2008. Nguyên nhân
nhiều (tính đến cuối năm 2009 trên địa bàn có 5.367 doanh nghiệp) nên cần nhiều vốn lưu động để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Mặt khác, việc tiếp cận vốn trong năm cũng trở nên dễ dàng hơn. Điều đó đã làm dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn tăng cao cùng với tổng dư nợ.
Dư nợ doanh nghiệp trung hạn: Trong khi dư nợ ngắn hạn tăng mạnh thì dư nợ doanh nghiệp trung hạn có biến động khơng theo một chiều hướng nhất định. Năm 2008, doanh số cho vay doanh nghiệp trung hạn giảm 280 triệu đồng nhưng doanh số thu nợ doanh nghiệp trung hạn lại tăng thêm 2.026 triệu đồng nên đã làm dư nợ doanh nghiệp trung hạn giảm 992 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, chỉ tiêu này tăng trở lại với tốc độ cao, cao nhất là 44,22% vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2010 so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ doanh nghiệp dài hạn: Tính đến cuối tháng 6 năm 2010, dư nợ doanh nghiệp dài hạn là 7.270 triệu đồng. MHB Kiên Giang chỉ giải ngân món vay dài hạn vào tháng 7/2009 và tháng 3/2010 và chưa thu được khoản nợ nào nên dư nợ tính đến thời điểm này bằng với tổng doanh số cho vay dài hạn (7.270 triệu đồng).
Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm theo từng kỳ hạn đang có chiều hướng khá tốt. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Cho vay trong ngắn hạn có thể giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro vì thời hạn vay càng dài khả năng xảy ra rủi ro càng cao. Tuy nhiên, ngân hàng cần tăng dư nợ trung, dài hạn nhằm ổn định dư nợ, tạo hiệu quả lâu dài cho ngân hàng.
4.2.3.2. Dư nợ doanh nghiệp theo ngành
Bảng 21: Dư nợ doanh nghiệp theo ngành của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008 số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) số tiền Tỷ lệ (%) số tiền Tỷ lệ (%) Ngành nông lâm 2.517 14,35 2.701 14,32 3.486 12,34 184 7,31 785 29,06 Ngành thủy sản 5.184 29,56 6.057 32,11 9.763 34,55 873 16,84 3.706 61,19 Ngành công nghiệp 772 4,40 596 3,16 686 2,43 -176 -22,80 90 15,10 Ngành vận tải liên lạc 745 4,25 574 3,04 669 2,37 -171 -22,95 95 16,55 Ngành xây dựng 7.106 40,52 7.932 42,05 12.418 43,95 826 11,62 4.486 56,56 Ngành thương nghiệp, dịch vụ 838 4,78 683 3,62 923 3,27 -155 -18,50 240 35,14 Ngành khác 374 2,13 322 1,71 310 1,10 -52 -13,90 -12 -3,73 Tổng dư nợ doanh nghiệp 17.536 100,00 18.865 100,00 28.255 100,00 1.329 7,58 9.390 49,77
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
CHỈ TIÊU số tiền6T. 2009tỷ trọng (%) số tiền6T. 2010tỷ trọng (%) 6T. 2010 – 6T. 2009số tiền Tỷ lệ (%) Ngành nông lâm 2.976 14,61 2.979 10,11 3 0,10 Ngành thủy sản 6.478 31,80 9.165 31,10 2.687 41,48 Ngành công nghiệp 320 1,57 175 0,59 -145 -45,31 Ngành vận tải liên lạc 268 1,32 164 0,56 -104 -38,81 Ngành xây dựng 9.629 47,27 16.339 55,44 6.710 69,69 Ngành thương nghiệp, dịch vụ 425 2,09 435 1,48 10 2,35 Ngành khác 273 1,34 214 0,73 -59 -21,61 Tổng dư nợ doanh nghiệp 20.369 100,00 29.471 100,00 9.102 44,69
Với định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với ngành nơng nghiệp và ni trồng thủy sản. Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp và thủy sản bình qn đạt 5 - 6%/năm, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của tỉnh. Do vậy, tỉnh tập trung phát triển nơng nghiệp một cách tồn diện, đạt hiệu quả cao và bền vững. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu là khuyến khích chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, xây dựng một số vùng chuyên canh cây lúa xuất khẩu chất lượng cao với diện tích là 100.000 ha, cây mía, cây khóm 10.000 ha, vùng ni tơm 130.000 ha nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Để đạt mục tiêu đó, tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm công nghiệp và bán công nghiệp tại một số vùng trọng điểm như ở Kiên Lương, Hịn Đất. Điều đó làm cho dư nợ của ngành nơng lâm, thủy sản khơng ngừng tăng lên.
• Ngành nơng lâm: Từ những chủ trương của tỉnh đề ra, ngành nông lâm của tỉnh nhà tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp làm dư nợ của ngành liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng cao nhất là trong năm 2009, với dư nợ đạt 3.486 triệu đồng, chỉ tiêu này đã tăng 29,06% so với năm 2008.
• Ngành thủy sản: Dư nợ doanh nghiệp ngành thủy sản liên tục tăng lên qua 3 năm (2007 – 2009) về số dư lẩn tỷ trọng. Dư nợ đạt cao nhất là vào thời điểm cuối năm 2009. Với dư nợ doanh nghiệp của ngành đạt 9.763 triệu đồng, đã tăng 61,19% so với năm 2008. Thủy sản là ngành có tiềm năng lớn ở tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Rạch Giá nói riêng. Càng ngày ngành càng thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, rủi ro trong ngành thủy sản là không thể không chú trọng, rủi ro về thiên tai, dịch bênh, thị trường đầu ra, nhất là trong giai đoạn kinh tế như hiện nay thì với tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao, ngân hàng cần phải quan tâm đến chất lượng của các món vay này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
•Ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở: Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay của ngành (đã phân tích trang 42) thì thu nợ doanh nghiệp của ngành cũng liên tục tăng lên (bảng 17, bảng 18) nhưng với tốc độ tăng khơng bằng nhau đều đó làm cho dư nợ doanh nghiệp của ngành có sự biến động qua các năm. Năm 2007: dư nợ ngành 7.106 triệu đồng. Năm 2008, dư nợ doanh nghiệp tăng
11,62% so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ ngành tăng 56,56% so với cùng kỳ năm trước với số dư nợ lên đến 12.418 triệu đồng. Phần lớn cũng nhờ vào sự tăng dư nợ của món vay dài hạn (3.260 triệu đồng – bảng 19) mà ngân hàng đã giải ngân lần đầu cho ngành này vào 6 tháng cuối năm 2009 nhưng chưa thu hồi. Trong 6 tháng đầu năm 2010, MHB Kiên Giang tiếp tục giải ngân cho các món vay trên cùng các món vay khác đã làm cho dư nợ của ngành tăng lên 16.339 triệu đồng, tốc độ tăng rất cao 69,69% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp giữa các ngành có sự chênh lệch khá cao. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong suốt 3 năm vẫn là ngành xây dựng sửa chữa nhà ở, chiếm trên 40%, và thấp nhất là nhóm các ngành khác, chiếm dưới 3% tổng dư nợ doanh nghiệp. Mặt khác, dư nợ doanh nghiệp của hầu hết các ngành đều tăng lên qua các năm. Trong đó một số ngành: thủy sản, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ đã tăng đột biến trong năm 2009. Với tốc độ tăng quá nhanh như vậy khó có thể tránh khỏi rủi ro sẽ tăng thêm, MHB Kiên Giang nên phân bố tỷ trọng các ngành cho tương đối đều nhau để phân tán rủi ro, tránh tập trung dư nợ quá cao, tốc độ tăng trưởng quá lớn vào một vài ngành.