Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng mhb tỉnh kiên giang (Trang 67 - 72)

4.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIÊP

4.3.3. Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp của MHB Kiên Giang biến động mạnh qua các năm. Nó tăng lên trong năm 2008, giảm trong năm 2009 và có xu hướng tiếp tục tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2010. Năm 2007, hệ số rủi ro tín dụng

động theo chiều hướng xấu của nền kinh tế. Năm 2008 là khoảng thời gian các doanh nghiệp ln trong tình trạng “uể oải”, kho thu hồi được vốn do bị hạn chế đầu ra, lạm phát lại tăng cao. Đều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng làm cho hoạt động của ngân hàng khó khăn, nợ xấu tăng cao là tình hình chung của hầu hết các NHTM.

4.3.3.1. Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn

Bảng 32: Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009) và 6T. 2010

CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009 20096T. 20106T. Ngắn hạn Dư nợ (1) Triệu đồng 12.454 14.775 19.275 17.447 17.987 Nợ xấu (2) Triệu đồng 189 291 354 406 367 Hệ số rủi ro (3)=(2)/(1) % 1,52 1,97 1,84 2,33 2,04 Trung hạn Dư nợ (4) Triệu đồng 5.082 4.090 5.720 2.922 4.214 Nợ xấu (5) Triệu đồng 98 170 202 108 131 Hệ số rủi ro (6)=(5)/(4) % 1,93 4,16 3,53 3,70 3,11

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)

Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn: Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn trong 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 đều nhỏ hơn 3%. Điều đó tốt cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nó đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2007: hệ số này là 1,57%, năm 2008: hệ số này tăng lên 1,97% do nợ xấu doanh nghiệp ngắn hạn liên tục tăng cao, tăng nhanh hơn tốc đô tăng của dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn làm cho hệ số rủi ro có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, nó vẫn cịn thấp hơn hệ số rủi ro doanh nghiệp (2,44% - bảng 27). Sang năm 2009, hệ số này đã giảm nhẹ cịn 1,84%. 6 tháng đầu năm 2010, nó cũng có biển hiện giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng đang ở mức khá cao 2,04%. Nợ xấu doanh nghiệp ngắn hạn trong năm 2008 tăng cao đã ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của ngân hàng trong năm và sẽ kéo dài đến những năm tiếp theo nếu khơng có biện pháp xử lí kịp thời. Chính vì vậy, để giảm nợ xấu cũng như hệ số rủi ro, từ đầu năm 2009, MHB Kiên Giang đã có chủ trương tiến hành thu nợ khi đến hạn, cố gắng xử lí các khoản nợ xấu đang tồn đọng nhưng cũng chỉ làm giảm chỉ số này từ 1,97% (năm 2008) xuống còn 1,84% (năm 2009).

dài hạn sẽ khó quản lý và cũng gây khơng ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong q trình thẩm định, giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cũng cao hơn. Năm 2007, hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp trung hạn của MHB Kiên Giang là 1,97%, tỷ lệ này cũng khá tốt vì cịn nằm trong giới hạn do NHNN đề ra. Nhưng chỉ số này bắt đầu tăng lên nhanh chóng trong năm 2008 và thời gian tiếp theo. Năm 2008, chỉ số này ở mức 4,16%, nó đang ở mức quá cao do dư nợ trung hạn doanh nghiệp trong năm giảm 19,52% so với năm 2007 nhưng nợ xấu doanh nghiệp trung hạn lại tăng với tốc độ qua cao, tăng 73,47% so với năm 2007. Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, hệ số này có giảm nhưng vẫn cịn đang mức lớn hơn 3%. Tất cả những điều này cho thấy chất lượng tín dụng doanh nghiệp trung hạn không cao trong năm 2008 và kéo dài đến tháng 6/2010 do chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung trên cả nước và đây cũng là vấn đề các NHTM đang gặp phải. MHB Kiên Giang đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ xấu đang tồn đọng và thu các khoản nợ khi đáo hạn nên đã làm cho hệ số rủi ro năm 2009 giảm được 0,63% về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước.

Từ bảng 32, ta thấy hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo từng thời hạn đã có sự chênh lệch khá rỏ rệt. Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn thì đang tăng lên nhưng cịn năm trong giới hạn cho phép của NHNN. Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp trung hạn thì đã tăng nhanh từ năm 2008 và vẫn cịn ở mức cao trong những năm tiếp theo. Vì vậy, MHB Kiên Giang cần phải chú ý hơn đến những khoản nợ trung hạn và thận trọng trước khi giải ngân hồ sơ mới.

4.3.3.2. Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo ngành

Bảng 33: Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo ngành của MHB Kiên Giang qua 3 năm (2007 – 2009) và 6T. 2010

NGÀNH CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009 6T. 2009 6T. 2010 Nông lâm Dư nợ (1) Triệu đồng 2.517 2.701 3.486 2.976 2.979 Nợ xấu (2) Triệu đồng 27 51 73 64 71 Hệ số rủi ro (3) = (2)/(1) % 1,07 1,89 2,09 2,15 2,38 Thủy sản Dư nợ (4) Triệu đồng 5.184 6.057 9.763 6.478 9.165 Nợ xấu (5) Triệu đồng 86 127 161 178 204 Hệ số rủi ro (6) = (5)/(4) % 1,66 2,10 1,65 2,75 2,23 Công Dư nợ (7) Triệu đồng 772 596 686 320 175

Hệ số rủi ro (9) = (8)/(7) % 2,72 5,87 3,94 5,00 6,29 Vận tải liên lạc Dư nợ (10) Triệu đồng 745 574 669 268 164 Nợ xấu (11) Triệu đồng 23 32 33 15 9 Hệ số rủi ro (12) = (11)/(10) % 3,09 5,57 4,93 5,60 5,49 Xây dựng, sửa chữa nhà ở Dư nợ (13) Triệu đồng 7.106 7.932 12.418 9.629 16.339 Nợ xấu (14) Triệu đồng 96 177 214 204 176 Hệ số rủi ro (15) = (14)/(13) % 1,35 2,23 1,72 2,12 1,08 Thương nghiệp, dịch vụ Dư nợ (16) Triệu đồng 838 683 923 425 435 Nợ xấu (17) Triệu đồng 21 23 34 23 19 Hệ số rủi ro (18) = (17)/(16) % 2,51 3,37 3,68 5,41 4,37 Khác Dư nợ (19) Triệu đồng 374 322 310 273 214 Nợ xấu (20) Triệu đồng 13 16 14 14 8 Hệ số rủi ro (21) = (20)/(19) % 3,48 4,97 4,52 5,13 3,74

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)

Do tỷ trọng cho vay, thu nợ cũng như dư nợ đối với từng ngành nghề có sự chênh lệch nhau khá rỏ rệt nên ta thấy hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp đối với từng ngành có sự chênh lệch khá cao. Năm 2007, hệ số rủi ro thấp nhất là ngành nông lâm (1,07%) và cao nhất là nhóm các ngành khác 3,48%, với tỷ lệ này MHB Kiên Giang cần phải xem xét, thẩm định kỷ hơn khi cho vay đối với nhóm các ngành khác. Các ngành: nông lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ đều có hệ số rủi ro nhỏ hơn 3%. Ngành vận tải, liên lạc, và nhóm các ngành khác có hệ số rủi ro quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Bước sang năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn hơn nên hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng khó mà giảm được. Thật vậy, từ bảng 26 ta thấy nợ xấu tất cả các ngành đều tăng lên nên hệ số rủi ro theo cũng tăng theo. Trong năm này, ngành có hệ số rủi ro cao nhất là ngành công nghiệp (5,87%), hệ số rủi ro của các ngành: công nghiệp, vận tải liên lạc, thương nghiệp dịch vụ và nhóm các ngành khác đều tăng lên trên 3%, các ngành còn lại nhỏ hơn 3% nhưng cũng đang tăng lên ở mức khá cao: ngành nông lâm: 1,89%, ngành thủy sản: 2,10%, ngành xây dựng 2,23%. MHB cần xem xét lại nợ xấu của tất cả các ngành, hạn chế dư nợ cho vay, xử lý nợ xấu, cần phải xem lại các bước trong quá trình cho vay nhằm phát hiện ra những rủi ro có thể xảy ra và đánh giá chính xác hơn chất

Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp của hầu hết các ngành giảm trong năm 2009, chỉ có ngành nơng lâm nghiệp tiếp tục tăng lên 2,09% và ngành thương nghiệp dịch vụ tăng lên 3,68%. Trong đó, hệ số rủi ro ngành thủy sản vẫn giữ được mức thấp nhất (1,65%) so với các ngành còn lại. Trong 6 tháng đầu năm 2010, hệ số rủi ro của từng ngành có biến động khác nhau. Ngành cơng nghiệp có hệ số rủi ro lên đến 6,29%, cao nhất trong tất cả các ngành. Trong năm này, hệ số rủi ro ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở giảm xuống ở mức thấp nhất 1,08%.

Nhìn chung, hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp trong 3 năm đều nhỏ hơn mức tỷ lệ tối đa (3%) do NHNN quy định đối với các NHTM. Nhưng trong 7 nhóm ngành thì chỉ có ngành: nơng lâm, thủy sản, xây dựng là đạt yêu cầu từ qua 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010. Nhưng do các ngành này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ nên dù các nhóm ngành cịn lại cị hệ số rủi ro rất cao nhưng nhìn chung hệ số rủi ro doanh nghiệp vẫn đạt yêu cầu trong suốt 3 năm liền (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010.

Kết luận

Trong những năm qua, lãi suất khơng ngừng biến động đã gây khơng ít khó khăn cho ngân hàng trong huy động vốn và cho vay. Từ việc phân tích ở trên, ta thấy MHB Kiên Giang luôn giữ được lợi nhuận lớn hơn 0 tiệu đồng, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn với sự tăng lên của vốn huy động về tỷ trọng lẩn lượng vốn. Tín dụng doanh nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao. Điển hình là năm 2009, dư nợ doanh nghiệp tăng 49,77% so với năm 2008. Tuy nhiên, ngân hàng cần nhìn lại chất lượng tín dụng doanh nghiệp vì hệ số rủi ro tăng cao trong năm 2008. Nhất là đối với các món vay dài hạn, các món vay trong lĩnh vực công nghiệp, vận tải liên lạc, thương nghiệp, dịch vụ và nhóm các ngành khác.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA MHB KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng mhb tỉnh kiên giang (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)