Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ
1.3.3. Bảo đảm bằng pháp luật
Pháp luật chính là khung nguyên tắc và xử sự mà khi tham gia vào một mối quan hệ, các chủ thể biết mình phải làm như thế nào, mình được làm gì, khơng được làm gì, nếu vi phạm mình sẽ phải chịu những hậu quả nào. Ở Việt Nam, pháp luật về trẻ em được tổ chức một cách có hệ thống và có lịch sự lâu dài, từ văn bản có tính pháp lý cao nhất là Hiến pháp cho tới Luật và các văn bản dưới luật. Quyền trẻ em đã được hiến định trong tất cả cả bản Hiến pháp bắt đầu từ năm 1946. Trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Quyền trẻ em cũng được cụ thể hóa trong nhiều luật khác nhau như Luật trẻ em 2016, Luật hơn nhân và giao đình 2014, Luật giáo dục năm 2005, Luật ni con ni năm 2010, Luật phịng chống mua bán người năm 2011, Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012…cùng với đó là các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực thi các văn bản này. Ngồi ra, Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cũng đã có nhiều chính sách, đề án nhằm thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em, điển hình như Quyết định 647/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 về phê duyệt đề chăm sóc trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020, Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 về phê duyệt Đề án Chăm sóc vì sự phát triển tồn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025 và Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 về phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025…
Pháp luật là cơng cụ hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam – tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhiều năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam ln xem việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em chính là đầu tư cho tương lai của đất nước. Sau bảy năm thực hiện Chỉ thị 20/CT-TW ngày 5/11/2012 về việc “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, riêng về hệ thống pháp luật, chính sách về trẻ em đã được rà soát, sửa đổi và bổ sung theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, ngày càng gần với CUQTE mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Thuộc tính vốn có và cơ bản của pháp luật như: tính bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính được đảm bảo bằng nhà nước là điều kiện hoàn hảo để đưa pháp luật thành biện pháp bảo đảm thực hiện quyền quan trọng nhất. Bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em khơng nơi nương tựa chính là nói đến hệ thống pháp luật về trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em khơng nơi nương tựa nói riêng đầy đủ, hồn thiện là cơ sở để nhà nước, tổ chức, các cơ quan nhà nước và công dân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Bảo đảm thực hiện quyền bằng pháp luật là biện pháp cần được nhắc tới đầu tiên và là tiền đề vì nó là yếu tố gây ảnh hưởng sâu rộng nhất trong thực hiện quyền. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đây là điều kiện thuận lợi để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em nói chung và quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa nói riêng.