Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền được chăm sóc, n
2.3.2. Những biện pháp pháp lý
Từ những tồn tại còn hiện hữu trong quy định của pháp luật cũng như thực trạng thực hiện quy định của pháp luật như trên, tác giả kiến nghị một số giải pháp như sau:
26 Số liệu được trích dẫn theo Hồng Phượng, Tạp chí Lao Động và Xã hội online, “Ghi nhận kết quả trong phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam”, [http://laodongxahoi.net/ghi-nhan-ket-qua-trong-phat-trien- nghe-cong-tac-xa-hoi-tai-viet-nam-1311815.html] (truy cập ngày 24/9/2020)
Một là, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trẻ em nói chung và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói riêng.
+ Cần tiến tới đưa độ tuổi của trẻ em Việt Nam lên ngang với pháp luật quốc tế là 18 tuổi. Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật Việt Nam có sự phân tách độ tuổi trẻ em trong hưởng các chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt đối với những em có độ tuổi từ 16- đến dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) đang đối mặt với hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em khơng nơi nương tựa. Mặc dù cịn trong độ tuổi đi học, nhưng các em phải đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền để mưu sinh, chứ chưa nói tới mưu cầu hạnh phúc, hay mưu cầu về việc được học hết chương trình như bao bạn bè cùng trang lứa khác.
+ Cần đưa ra khái niệm về “trẻ em không nơi nương tựa” thay vì liệt kê trường hợp như quy định hiện nay ở Nghị định 56/2017/NĐ-CP vì những bất cập mà tác giả đã phân tích ở phần trên. Tác giả đưa ra hai hướng kiến nghị. Một là: không sử dụng cụm từ trẻ em không nơi nương tựa cho những trường hợp được quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP cũng như Luật trẻ em 2016, mà thay thế bằng cụm từ “trẻ em tuy còn cha hoặc mẹ, nhưng khơng có khả năng ni dưỡng”. Hai là đưa ra khái niệm khái quát: “Trẻ em khơng nơi nương tựa là trẻ em có cả cha và mẹ khơng có khả năng chăm sóc và ni dưỡng con cái.”
+ Cần sửa đổi Nghị định 136/2013/NĐ-CP về trợ giúp xã hội theo hướng linh hoạt, bền vững, khơng bỏ sót các đối tượng đã được xác định trong Luật trẻ em 2016. Tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP về mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội như sau:
Một là, nâng mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội từ 270.000 đồng lên 324.000 đồng. (Mức 324.000 đồng được tác giả tính tốn dựa trên chỉ số CPI (hệ số trượt giá) qua các năm, từ năm 2013-2019. Hiện nay dự thảo thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP đang đưa ra mức 360.000 đồng áp dụng từ ngày 01/01/2021 và 500.000 đồng áp dụng từ 01/01/2023. Tuy dự thảo này chưa được thông qua, nhưng tác giả ủng hộ tinh thần này của người soạn dự thảo. Tuy nhiên, tại dự thảo cũng chưa quy định rõ ràng về hệ số trượt giá nên được tính vào mỗi năm mà vẫn cố định ở một con số cụ thể, như vậy là chưa linh hoạt và bảo đảm quyền lợi cho những người thuộc đối tượng được nhận trợ cấp.
Hai là bổ sung thêm hệ số trượt giá vào Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau: Căn cứ vào điều kiện cụ thể qua từng năm, Chính phủ cơng bố mức chuẩn
trợ cấp theo mức độ tăng trưởng kinh tế, hệ số trượt giá, mức độ lạm phát. Với hệ số trượt giá được quy định thêm, Chính phủ có một tầm nhìn dài hơi về ngân sách dành cho trợ giúp xã hội và cũng không cần ra Nghị định thay thế chỉ để làm công việc là nâng mức trợ cấp/trợ giúp lên.
Ba là tác giả đề xuất tăng mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc ni dưỡng hàng tháng cho những người chăm sóc thay thế tại cộng đồng từ mức 675.000đ/tháng lên bằng với mức tiền lương tối thiểu vùng đối với người lao động để đảm bảo bù đắp thu nhập do việc dành thời gian chăm sóc trẻ, đặc biệt là đối với người nhận chăm sóc trẻ dưới 4 tuổi. Mặc dù việc nhận chăm sóc thay thế của cá nhân ngồi cộng đồng xuất phát từ tình u, từ lịng hảo tâm, nhưng người nhận chăm sóc thay thế cũng cần có thu nhập để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày như ăn uống, vệ sinh, tắm giặt…Nếu bỏ thời gian chăm sóc đối tượng, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi, những cá nhân này phải hi sinh thời gian để kiếm thu nhập ni sống bản thân mình. Do đó, việc bù đắp thu nhập cho những cá nhân này là cần thiết nhằm khuyến khích mơ hình chăm sóc tại cộng đồng, mơ hình mang lại những lợi ích thiết thực cho trẻ và cho cả nhà nước.
Bốn là, tác giả cũng kiến nghị bổ sung thêm ba trường hợp trẻ em không nơi nương tựa cần được hưởng trợ cấp hàng tháng, đó là:
1. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại khơng cịn khả năng chăm sóc, ni dưỡng.
2. Trẻ em có cả cha và mẹ khơng cịn khả năng chăm sóc trẻ em. 3. Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
Ba trường hợp này đều là đối tượng được xác định là khơng có nơi nương tựa, cha mẹ khơng có khả năng chăm sóc con cái nhưng ngồi việc được Nhà nước xác định ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc các em (chăm sóc thay thế) thì các em và những người chăm sóc thay thế khơng được hỗ trợ gì về mặt kinh tế trong khi các em rất cần khoản hỗ trợ này để cuộc sống bớt khó khăn, giống như những trường hợp được trợ cấp được quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Đồng thời việc không được ghi nhận trong Nghị định 136/2013/NĐ-CP cũng cản trở các em trong tiếp cận những chính sách khác như miễn giảm học phí, bảo hiểm y tế miễn phí…
+ Tăng cường vai trị của tịa án trong quyền được chăm sóc thay thế của trẻ em không nơi nương tựa.
Hiện nay việc giao trẻ em cho cá nhân, tổ chức khác chăm sóc thay thế của trẻ em khơng nơi nương tựa khơng có sự tham gia của Tịa án mà chỉ thuộc về thẩm quyền của UBND. Trong khi đó, Điều 9 CUQTE đã chỉ rõ:
“1. Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi
cha, mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền
quyết định với sự thẩm định của tòa án rằng theo pháp luật và các thủ tục áp dụng thì việc tách khỏi cha, mẹ như vậy là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em. Quyết định này có thể là cần thiết trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hay bỏ mặc, hoặc khi cha mẹ sống ly thân và cần có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.”
Quy định này nhằm tránh việc các cơ quan có thẩm quyền tùy tiện tách trẻ em ra khỏi môi trường gia đình gốc. Tịa án với vai trò là cơ quan tư pháp, kiểm soát hoạt động của cơ quan hành pháp theo cơ chế phân cơng, phối hợp và kiểm sốt việc thực hiện quyền lực nhà nước cần cũng như áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân cũng cần tham gia vào q trình giao chăm sóc thay thế trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, mà cụ thể ở đây là trẻ em không nơi nương tựa. Một số trường hợp trẻ em được xác định là không nơi nương tựa khi và chỉ khi có quyết định của Tịa án, ví dụ như: xác định cha mẹ mất tích, cha/mẹ phải vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cha/mẹ phải chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Do đó, khi Tịa án ra các quyết định này cần phối hợp với địa phương nơi cư trú hiện tại của cha mẹ để xác định những người cha/mẹ này có con hay khơng và con của họ có rơi vào trường hợp trẻ em không nơi nương tựa hay không để kịp thời giao trẻ em cho người chăm sóc thay thế phù hợp. Tránh trường hợp bị động chỉ khi có người thân thích lên thơng báo chăm sóc thay thế lúc đó người làm cơng tác bảo vệ trẻ em mới bắt đầu làm hồ sơ.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm đơn giản hóa thủ tục nhận chăm sóc thay thế
Cần có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa người làm công tác bảo vệ trẻ em với công an và y tế nhằm đảm bảo xác định thơng tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng, tiện lợi nhằm thúc đẩy việc chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, không chỉ với những người thân thích của trẻ em có hồn cảnh khó khăn mà cịn với những người có lịng u thương trẻ em nhưng ngại phải làm những thủ tục hành chính rắc rối và rườm rà.
Kết luận chương 2
Trẻ em không nơi nương tựa với những nhạy cảm, những tổn thương không mong đợi do hồn cảnh sống, các em khơng thể làm gì để chủ động tránh, để phịng bị với những tổn thương này ngoài hy vọng vào sự yên ổn của số mệnh. Các em chỉ có thể bất lực nhìn thấy tương lai của mình gian nan trắc trở vì khơng có cha mẹ bên cạnh hoặc có cha mẹ nhưng lại khơng thể chăm sóc, ni dưỡng các em. Tác giả đã liệt kê trong chương 2 những điểm đã làm được và những điểm còn tồn tại trong hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, qua đó tác giả đưa ra những kiến nghị để góp phần hồn thiện và đưa chính sách tốt đẹp của Nhà nước tới gần với các em hơn.
KẾT LUẬN
Thực hiện tốt chăm sóc, ni dưỡng trẻ em là tiền đề đầu tiên, nền tảng để tạo ra một thế hệ tương lai phát triển lành mạnh, toàn diện, là sự đầu tư lâu dài và đúng đắn của bất kỳ một quốc gia nào nhằm phát triển một cách bền vững. Trẻ em cũng là đối tượng được các thành viên trong xã hội quan tâm, yêu thương và chú ý. Nhưng các em cũng là những đối tượng dễ bị tác động nhất bởi sự phát triển, thay đổi của kinh tế, môi trường sống, thiên tai và dịch họa. Do đó, pháp luật về trẻ em, mà đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc, ni dưỡng cần cụ thể, hồn thiện hơn nữa nhằm giúp các em có mơi trường sống ổn định, thuận lợi nhất để phát triển. Trẻ em không nơi nương tựa là đối tượng mới được Luật trẻ em 2016 nhận diện thuộc trường hợp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, cần được sự quan tâm của lãnh đạo, người thực hiện cơng tác bảo vệ trẻ em, gia đình, cộng đồng dân cư biết tới, cập nhật và quan tâm tới các em nhiều hơn. Pháp luật đã có, tuy chưa hồn thiện nhưng sẽ là tiền đề, là điều kiện giúp các em tiếp cận với một mơi trường sống tốt đẹp và n bình hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn kiện của Đảng cộng sản
1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố ngày 27 tháng 06 năm 1991;
2. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”;
3. Chỉ thị 20/CT-TW ngày 5/11/2012 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”;
B. Văn kiện pháp lý quốc tế
4. Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989;
5. Công ước của ILO về nghiên cứu và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999;
6. Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966;
7. Nghị định thư của LHQ về phịng ngừa, trấn áp và trừng trị bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em;
8. Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000, bổ sung cho Công ước quốc tế về quyền trẻ em; 9. Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang
năm 2000, bổ sung cho Công ước quốc tế về quyền trrẻ em;
10. Tuyên ngơn tồn thế giới về nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948;
C. Văn bản pháp luật Việt Nam
11. Hiến pháp năm 1946; 12. Hiến pháp năm 1959; 13. Hiến pháp năm 1980; 14. Hiến pháp năm 1992; 15. Hiến pháp năm 2013;
16. Pháp lệnh bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 1979; 17. Bộ luật hình sự 2015;
18. Bộ luật lao động 2019;
20. Luật trẻ em 2016; 21. Luật hộ tịch 2016;
22. Luật giáo dục 2005 và được sửa đổi bổ sung năm 2009; 23. Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội; 24. Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch;
25. Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
26. Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
27. Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em;
28. Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội; 29. Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/TT-BTC; 30. Thông tư liên tịch 2162/VBHN-BLĐTBXH (hợp nhất TTLT số 29/2014/TTLT-
BLĐTBXH-BTC và TTLT số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC) quy định cụ thể về Nghị định 136/2013/NĐ-CP;
31. Thông tư số 43/2014/TT-BYT ban hành Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam;
32. Thông tư 301/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng BộTài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ;
33. Thơng tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội; 34. Quyết định 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1998 về việc phê duyệt định
hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020;
35. Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
36. Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2012 về Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
37. Quyết định số 647/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa cào cộng đồng giai đoạn 2013-2020;
38. Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 về phê duyệt Đề án Chăm sóc vì sự phát triển tồn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025;
39. Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 về phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025;
D. Tài liệu tham khảo
40. Nguyễn Hoàng Thế Anh, Bạo lực gia đình thực trạng và giải pháp, khóa luận
tốt nghiệp 2010;