Trách nhiệm giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (Trang 40 - 82)

Trách nhiệm của Nhà nước Trách nhiệm của người chăm sóc

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp tục giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Chương trình, nội dung giáo dục phải

- Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ mình khi tham gia mơi trường mạng. - Có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em.

phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em. - Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

- Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.

Sự phát trriển của một đứa trẻ cũng phụ thuộc vào môi trường kinh tế - xã hội, và chính trị xung quanh. Khi có thay đổi trong định hướng và mục tiêu phát triển vĩ mơ, thì cách hiểu chung về thế nào là có lợi cho sự phát triển của trẻ cũng theo đó thay đổi. Ví dụ, trong thời đại kinh tế tiên tiến ngày nay, sự phát triển cơng nghệ địi hỏi phải có một lực lượng lao động có tính cạnh tranh, có tri thức cao, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng giao tiếp và hoạt động độc lập, thay vì những nhân viên chỉ biết phục tùng, tỉ mỉ, trung thành và đúng giờ như thời kỳ công nghiệp trước đây… Câu hỏi đặt ra là cần phải có những loại hình giáo dục gì và những kỹ năng sống nào để đáp ứng với sự đổi mới của kinh tế - xã hội – chính trị? Liệu trường học có cần phải thay đổi theo hình mẫu trường phương Tây để có thể chuẩn bị cho trẻ có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế tồn cầu hay không? Ngoại trừ bản thân trẻ, thì người chăm sóc trẻ, chính quyền (đặc biệt là cấp cơ sở), người làm cơng tác chun mơn có liên quan tới trẻ, trong đó có giáo viên, cán bộ dịch vụ xã hội, đều có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự phát triển của trẻ em.

Quá trình hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế ổn định sẽ tiếp tục có nhu cầu đối với lao động bậc cao để tạo chuyển biến về năng suất lao động do vậy đảm bảo kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề là nền tảng tạo thu nhập tốt trong tương lai. Dự báo tới năm 2030 tỷ lệ lao động giản đơn giảm nhanh chỉ cịn 8,87%. Ngược lại, nhóm nghề sẽ tăng tỷ trọng lao động là: chuyên môn kỹ thuật bậc cao (13,48%), nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật (28,19%), thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị (20,77%).11 Ở tương lai xa hơn, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang ảnh hưởng tới đời sống của từng người dân. Theo đánh giá, cuộc cách mạng này sẽ tác động rất mạnh mẽ và trực tiếp vào thị trường lao động. Cụ thể, sẽ làm thay đổi từ chỗ thâm dụng lao động sang thâm dụng về mặt trí tuệ và cơng nghệ; làm biến đổi hồn tồn đối với một số lĩnh vực về cơ cấu lao động, cung cầu lao động, tính chất của từng loại công việc; phương thức từ chủ yếu đi tìm việc làm sẽ chuyển sang tự tạo việc làm và khởi sự doanh nghiệp; từ chỗ việc làm đơn thuần lặp đi lặp lại, sang đòi hỏi việc làm địi hỏi phải có trí tuệ; từ hàm lượng, chất lượng thấp sang chất lượng cao… Trong đó, những ngành thâm dụng lao động nhiều như dệt may, da giày, chế biến thủy sản, gia công sẽ chịu tác động nhiều nhất. Không những thế, kể cả lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến cũng chịu tác động mạnh mẽ.

Những biến chuyển mạnh mẽ này buộc chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của giáo dục hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp cần dự báo trước, đón đầu các xu hướng nhằm giúp cho các cá nhân, đặc biệt là trẻ em có được cơ hội tìm được việc làm và có nguồn thu nhập ổn định sau khi trưởng thành. Giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động của gia đình, nhà trường, xã hội nhằm hướng dẫn, chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần, đồng thời giúp các em chọn nghề phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội. Hướng nghiệp là một hoạt động chuyên biệt, cần được tiến hành trong khoảng thời gian dài, với những hình thức phù hợp với những lứa tuổi nhất định. Các hình thức hướng nghiệp cần được tiến hành từ giai đoạn sớm trong tiến trình phát triển, hướng đến việc giáo dục, nuôi dưỡng hứng thú, thúc đẩy đam mê và định hướng nghề nghiệp cá nhân…Theo cách tiếp cận hệ thống, hướng nghiệp được thực hiện ngay từ sớm một cách khoa học,

11 Số liệu được trích dẫn theo Nguyễn Thế Hà (2019), “Dự báo một số chỉ tiêu về thị trường lao động đến năm 2030”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 593, tr. 3,4.

phù hợp với từng lứa tuổi, từ cấp học tiểu học và phổ thông, đến các trường trung cấp, cao đẳng và sau khi tốt nghiệp ra trường, làm việc.

Để bắt kịp xu hướng kinh tế mới và khơng bị bỏ lại phía sau khi đến tuổi trưởng thành, các em mà đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cần được quan tâm hướng nghiệp ngay từ khi cịn nhỏ. Trong đó, việc quan trọng nhất là tìm hiểu được năng lực và thiên hướng cá nhân. Để hiểu được năng lực và thiên hướng cá nhân đòi hỏi sự để tâm quan sát và định hướng của người chăm sóc thay thế. Điều mà khơng thể địi hỏi nhiều từ các trung tâm bảo trợ xã hội, nơi có q đơng các đối tượng cần được chăm sóc mỗi ngày.

1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa

1.3.1. Bảo đảm bằng tư tưởng

Việt Nam là quốc gia có truyền thống tốt đẹp u nước thương nịi, nịi ở đây chính là nịi giống, chính là trẻ em. Xa xưa, khi cha hay mẹ mất dân gian cũng đã có câu: “Mất cha cịn chú, sảy mẹ bú dì”, nếu khơng cịn người thân thích thì cũng sẽ “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Có vẻ như những điều này đã ăn rất sâu vào máu của những người Việt Nam và đây cũng là điểm rất riêng, là thuận lợi khi triển khai pháp luật về trẻ em ở Việt Nam. Bởi việc quan tâm chăm sóc con trẻ đã trở thành hơi thở tự nhiên, mặc dù vẫn có những hồn cảnh các em bị bỏ rơi, các em bị đánh đập… (nên chúng ta mới có những quy định về trẻ em có hồn cảnh đặc biệt) nhưng đó vẫn là những phần trăm thiểu số trong số 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi12. Nhìn sang quốc gia bên cạnh như Ấn Độ, chúng ta có thể thấy, mặc dù pháp luật đã có quy định bảo vệ trẻ em gái không bị hiếp dâm, hệ thống hành pháp cũng được xây dựng nhưng hiếp dâm vẫn là vấn đề nhức nhối ở quốc gia này. Nguyên nhân là vì tư tưởng phân tầng lớp và trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ còn rất sâu và rộng. Mặc dù mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng có thể thấy tầm quan trọng của tư tưởng trong bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em trong đời sống. Đặc biệt là khi truyền thống tốt đẹp được Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi nhận, áp dụng trong đường lối lãnh đạo. Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm của các cấp, các ngành và đó cũng là mong muốn chung của đa số người trong xã hội Việt Nam. Tình yêu thương con người cũng thể hiện qua việc nhân dân ủng hộ

và thực hiện tích cực, lơi cuốn được đơng đảo quần chúng tham gia với các chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là những chương trình hướng về những người yếu thế như ủng hộ người nghèo, giảm nghèo bền vững, chương trình hướng tới nhóm đối tượng trẻ em.

1.3.2. Bảo đảm bằng chính trị

Chính trị là một trong những kiến trúc thượng tầng của xã hội. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội bao gồm các đảng chính trị và các tổ chức chính trị được liên kết với nhau trong 1 hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Khi phân tích, nhận xét đánh giá về hệ quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx đã đi đến kết luận: Trong cuộc đấu tranh giai cấp, nhất định sẽ dẫn đến việc hình thành các đảng chính trị và các đảng chính trị đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đảng chính trị là tổ chức có mục đích chính trị rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, tập hợp lơi cuốn quần chúng cùng hành động chung để đạt mục đích đề ra. Đối với đảng chính trị tiến bộ là đại diện cho lợi ích của tồn thể nhân dân lao động thì chủ trương, đường lối chính sách phát triển đất nước của nó phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội, nên vai trò thúc đẩy xã hội tiến lên là vơ cùng to lớn. Một chế độ chính trị tiến bộ, dân chủ thường có mục tiêu vì con người, lấy con người làm trung tâm để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người, trong đó có quyền của trẻ em, và đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Mặt khác, tham gia vào quá trình thúc đẩy quyền con người còn phải kể đến các tổ chức, đồn thể xã hội, giới truyền thơng và tồn dân thơng qua vai trị giám sát, phản biện xã hội của các thiết chế này. Từ đó, việc thực hiện quyền con người nói chung, quyền của trẻ em khơng nơi nương tựa nói riêng khơng chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Tại Việt Nam, hệ thống chính trị được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức đại diện cho ý chí và nguyện vọng của của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực lãnh đạo xã hội của mình qua lịch sử phát triển của tổ chức cũng như gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì

chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hịa bình và thịnh vượng. Nhìn sang các quốc gia khác trong khu vực, có thể thấy rằng, trừ Singapore, từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội nhất quán.

Ngay từ khi mới thành lập và thơng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt nhấn mạnh tới “nam nữ bình quyền”, khẳng định quyền bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính và lứa tuổi. Tại bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, quyền trẻ em được ghi nhận dưới hình thức: “Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều 14), và “Nền sơ học cưỡng bách và khơng học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trị nghèo được Chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” (Điều 15). Quan điểm về chăm lo và bảo đảm quyền trẻ em được thể hiện xuyên suốt trong các bản Hiến pháp sau đó và càng ngày càng đầy đủ hơn. Vượt qua khó khăn khủng hoảng trong những năm bị cấm vận kinh tế và nền kinh tế bao cấp sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng và không để quyền trẻ em rơi vào quên lãng. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng lần VII (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với việc khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển và chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của tất cả mọi người là mục tiêu phát triển. Tới Đại hội XI (năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng này và bổ sung những nội dung mới trong mục tiêu. Đó là: con người là trung tâm của chiến lược phát triển; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, cơng bằng, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân; chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ cơi; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em…

Bảo đảm bằng thể chế chính trị, bằng sự ổn định chính trị, hiệu của hoạt động của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là điều kiện để quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa được thực hiện nhất quán và xuyên suốt qua các thời kỳ.

1.3.3. Bảo đảm bằng pháp luật

Pháp luật chính là khung nguyên tắc và xử sự mà khi tham gia vào một mối quan hệ, các chủ thể biết mình phải làm như thế nào, mình được làm gì, khơng được làm gì, nếu vi phạm mình sẽ phải chịu những hậu quả nào. Ở Việt Nam, pháp luật về trẻ em được tổ chức một cách có hệ thống và có lịch sự lâu dài, từ văn bản có tính pháp lý cao nhất là Hiến pháp cho tới Luật và các văn bản dưới luật. Quyền trẻ em đã được hiến định trong tất cả cả bản Hiến pháp bắt đầu từ năm 1946. Trong Hiến pháp

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (Trang 40 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)