Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng
2.1.2. Về định nghĩa trẻ em không nơi nương tựa
Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã kết nối và lấp kẽ hở giữa pháp luật về trẻ em với pháp luật về trợ cấp xã hội bằng cách liệt kê các trường hợp trẻ em không nơi nương tựa. Mặc dù cách liệt kê như Nghị định 56/2017/NĐ-CP có ưu điểm giúp ta hình dung một cách rõ ràng về trẻ em không nơi nương tựa, nhưng nó cũng có nhược điểm là khơng bao qt và dễ bị thiết sót trường hợp hoặc gây nhầm lẫn, xác định khơng đúng trường hợp. Ví dụ như, với cách hiểu nôm na, “không nơi nương tựa” = “khơng người thân thích” hoặc “có người thân thích nhưng nghèo, khơng có điều kiện để chăm sóc, ni dưỡng” thì trường hợp “có cha và mẹ đều trong độ tuổi trẻ em” lại không thỏa điều kiện nào. Vì trong độ tuổi trẻ em khơng đồng nghĩa với khơng có điều kiện để chăm sóc, ni dưỡng. Trong khi Bộ luật Lao động 2019 quy định “người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên”. Cũng có thể suy đốn chủ quan rằng, những nhà làm luật cho rằng cha mẹ đều trong độ tuổi trẻ em chưa đủ khả năng nhận thức, kiến thức và lao động tạo nguồn thu nhập để có thể chăm sóc, ni dưỡng tốt đứa con của mình nên cũng nên liệt vào trường hợp “không nơi nương tựa”. Tuy nhiên tác giả cho rằng quy định này là khiên
cưỡng, vì một là, cha mẹ đều là trẻ em khơng có nghĩa là đứa bé khơng có nguồn ni dưỡng và cần được can thiệp từ phía chính quyền để giao đứa trẻ cho người khác chăm sóc thay thế. Hai là, việc giao cho người khác chăm sóc ni dưỡng có đồng thời làm mất đi quyền và nghĩa vụ của những người sinh thành này đối với đứa con của mình hay không? Ba là, ngay khi người cha hoặc người mẹ bước sang tuổi 16 + 1 ngày thì đứa con đang được chăm sóc, ni dưỡng bởi người khác, tổ chức khác sẽ không được xác định là “không nơi nương tựa” nữa và trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng sẽ được trả lại cho người cha và mẹ ruột của mình về mặt pháp lý. Như vậy, dùng độ tuổi để xác định khả năng có thể nương tựa của một người có nhiều gượng ép.
Khơng khó để nhận ra rằng, các trường hợp trẻ em không nơi nương tựa được Nghị định 56/2017/NĐ-CP liệt kê đều gắn trẻ em với cha mẹ. Theo đó, các nhà làm luật nhận định rằng, trẻ em không thể thiếu cha mẹ, mất đi sự chăm sóc, ni dưỡng của cha mẹ là trẻ em khơng cịn có nơi để trơng cậy, tựa nhờ vào nữa. Đây là một quan điểm đúng nhưng theo tôi là chưa đủ. Mặc dù nghĩa vụ chính trong việc chăm sóc, ni dưỡng con cái thuộc về cha mẹ nhưng giữa các thành viên trong gia đình cũng có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng nhau. Luật hơn nhân và gia đình 2014 đã cụ thể hóa điều đó bằng các quy định tại Chương VI. Quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình, trong đó ghi rõ nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng giữa ơng bà với cháu, cháu với ông bà, anh chị em với nhau và giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột với nhau. Trong trường hợp cần thiết, những người rơi vào hoàn cảnh éo le, khơng cịn cha, mẹ, con và không thể lao động để tự ni dưỡng vào thì vẫn có thể nương nhờ vào những người thân thích này. Từ cách phân chia này có thể rút ra được hai đặc điểm về trẻ em khơng nơi nương tựa, đó là: cha mẹ khơng có khả năng ni dưỡng con và tình trạng khơng có khả năng ni dưỡng mang tính chất tạm thời, có giai đoạn và có thể lập đi lập lại.
Để đánh gia khả năng nuôi dưỡng của cha mẹ với con cái, các nhà làm luật đã dựa vào việc cha mẹ có thể đáp ứng các điều kiện như: sự hiện diện bên con cái, khả năng lao động tìm thu nhập, sức khỏe của cha mẹ, khả năng nhận thức về chăm sóc và ni dưỡng con cái. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ mất đi một trong các điều kiện trên. Đó có thể là các sự kiện pháp lý như: chết, mất tích, bị giam giữ, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bệnh tật dẫn đến khơng cịn đủ sức khỏe để kiếm thu nhập hoặc thậm chí tự chăm sóc bản thân mình.
Tính chất tạm thời, có giai đoạn và có thể lập đi lập lại của trẻ em không nơi nương tựa thể hiện ở chỗ, khi khơng cịn hội đủ các điều kiện được liệt kê, các em có thể khơng cịn “được” xác định là trẻ em không nơi nương tựa – trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nữa. Hay nói cách khác, vì điều kiện tác động bên ngồi, các em phải phụ thuộc vào hồn cảnh của cha mẹ. Ví dụ, năm 2017, A được 12 tuổi. Mẹ của A mất sớm, cha A vì nghiện ngập nên bị đưa vào cơ sở cai nghiện từ tháng 7/2017 tới tháng 9/2019. Nhà A khơng cịn ai, ơng bà nội ngoại đều đã mất, A khơng có anh chị em. Như vậy từ tháng 7/2017 tới tháng 9/2019, A được xác định là trẻ em không nơi nương tựa theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Từ tháng 9/2019 trở đi, khi cha A được trở về, A sẽ khơng cịn “được” xác định là trẻ em không nơi nương tựa và sẽ khơng cịn được hưởng các quyền lợi dành cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nữa. Nhưng việc cha A trở về khơng có nghĩa là A thốt khỏi nguy cơ lại rơi vào trường hợp này. Bởi khơng có gì đảm bảo rằng trong những năm tiếp theo, cha A sẽ không tái nghiện và lại bị đưa vào cơ sở cai nghiện hoặc không bị giam giữ do phạm tội. Hơn nữa, khi A được 16 tuổi, A khơng cịn được pháp luật trẻ em bảo vệ, nếu cha A lại tiếp tục phải đi cai nghiện, A sẽ không được hưởng “chăm sóc thay thế” do khơng A khơng cịn là trẻ em. Nếu A muốn tiếp tục đi học, A phải tự kiếm sống. Đây là một đặc điểm quan trọng, tạo nên sự khác biệt trong việc thực hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị thay đổi cách định nghĩa trẻ em không nơi nương tựa. Cụ thể tác giả sẽ trình bày tại mục kiến nghị bên dưới.