Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ
1.3.1. Bảo đảm bằng tư tưởng
Việt Nam là quốc gia có truyền thống tốt đẹp u nước thương nịi, nịi ở đây chính là nịi giống, chính là trẻ em. Xa xưa, khi cha hay mẹ mất dân gian cũng đã có câu: “Mất cha cịn chú, sảy mẹ bú dì”, nếu khơng cịn người thân thích thì cũng sẽ “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Có vẻ như những điều này đã ăn rất sâu vào máu của những người Việt Nam và đây cũng là điểm rất riêng, là thuận lợi khi triển khai pháp luật về trẻ em ở Việt Nam. Bởi việc quan tâm chăm sóc con trẻ đã trở thành hơi thở tự nhiên, mặc dù vẫn có những hồn cảnh các em bị bỏ rơi, các em bị đánh đập… (nên chúng ta mới có những quy định về trẻ em có hồn cảnh đặc biệt) nhưng đó vẫn là những phần trăm thiểu số trong số 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi12. Nhìn sang quốc gia bên cạnh như Ấn Độ, chúng ta có thể thấy, mặc dù pháp luật đã có quy định bảo vệ trẻ em gái không bị hiếp dâm, hệ thống hành pháp cũng được xây dựng nhưng hiếp dâm vẫn là vấn đề nhức nhối ở quốc gia này. Nguyên nhân là vì tư tưởng phân tầng lớp và trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ còn rất sâu và rộng. Mặc dù mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng có thể thấy tầm quan trọng của tư tưởng trong bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em trong đời sống. Đặc biệt là khi truyền thống tốt đẹp được Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi nhận, áp dụng trong đường lối lãnh đạo. Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm của các cấp, các ngành và đó cũng là mong muốn chung của đa số người trong xã hội Việt Nam. Tình yêu thương con người cũng thể hiện qua việc nhân dân ủng hộ
và thực hiện tích cực, lơi cuốn được đơng đảo quần chúng tham gia với các chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là những chương trình hướng về những người yếu thế như ủng hộ người nghèo, giảm nghèo bền vững, chương trình hướng tới nhóm đối tượng trẻ em.