3.2.1 .Cơ cấu tổ chức
3.3. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố
PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG:
3.3.1. Những thuận lợi:
Được sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên trong việc đề ra các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể về huy động vốn, dư nợ cho vay, thu nợ xấu, phát hành thẻ ATM,... đan xen công tác thi đua khen thưởng đến từng cán bộ nhân viên tạo nên động lực để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh.
Các cán bộ tín dụng trong Ngân hàng có kinh nghiệm và ngày càng được nâng cao trong việc thẩm định, luôn năng động, sáng tạo,có phẩm chất tốt.
Chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Vĩnh Long luôn tạo được lòng tin vững chắc trong người dân trên địa bàn. Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng hoạt động xuyên suốt trong những năm tới.
Về công tác huy động vốn luôn được chú trọng nhằm nâng cao tính ổn định, hấp dẫn và thu hút được tiền gửi từ phía khách hàng.
Ln có sự tăng thêm lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm như: chuyển khoản, bảo lãnh thanh toán, phát hành thẻ ATM, thu hồi ngoại tệ, mở tài khoản…vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu
phục vụ cho hoạt động trong cộng đồng dân cư và cũng là kế hỗ trợ đắc lực cho công tác huy động vốn và tăng thu dịch vụ.
3.3.2. Những khó khăn:
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động rất lớn đến nền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, làm cho tình hình sản xuất đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ngành nghề sản xuất ở nông thôn chậm phát triển, lao động nông nghiệp thu nhập thấp. Mặt khác do ảnh ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật ni xảy ra liên tục, tình hình lạm phát, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống tăng cao, trong khi giá cả mặt hàng nông sản, thực phẩm biến động giảm làm cho đời sống người dân gặp khó khăn và ảnh hưởng đến việc huy động, cho vay và thu nợ của Ngân hàng.
Việc thu hồi nợ, xử lý rủi ro chậm, đạt tỷ lệ thấp so với số nợ đã xử lý và các khoản nợ đã xử lý rủi ro khả năng thu hồi rất khó khăn.
Nền kinh tế có sự phát triển nhưng chậm, do cịn nhiều khó khăn về giá cả hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa về tín dụng cho vay nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng.
3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG:
Quá trình hoạt động của bất kỳ tổ chức kinh tế nào cũng tính đến thu nhập-
chi phí – lợi nhuận sau một kỳ hoạt động kinh doanh thường là: quý, năm,…ai cũng muốn thu nhập cao với mức chi phí thấp, thế nhưng đó khơng phải là vấn đề dễ dàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thành phố Vĩnh Long thì lợi nhuận sau cùng là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì nó là thước đo giá trị hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008 - 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Thu nhập 87.239 50.109 55.692 -37.130 -42,56 5.583 11,14 Thu từ HĐTD 46.990 41.481 53.306 -5.509 -11,72 11.825 28,51 Thu từ phí dịch vụ 400 468 564 68 17 96 20,51 Thu lãi sử dụng vốn 31.544 1.194 764 -30.350 -96,21 -430 -36,01 Thu khác 8.305 6.966 1.058 -1.339 -16,12 -5.908 -84,81 2. Chi phí 85.581 45.825 48.686 -39.756 -46,45 2.861 6,24
Chi lãi tiền gửi 31.239 32.610 40.072 1.371 4,39 7.462 22,88 Chi hoạt động dịch vụ 332 450 426 118 35,54 -24 -5,33 Chi lãi sử dụng vốn 38.714 - 3.551 -38.714 -100 3.551 0 Chi khác 15.296 12.765 4.637 -2.531 -16,55 -8.128 -63,67
3. Lợi nhuận 1.658 4.284 7.006 2.626 158,38 2.722 63,54
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Vĩnh Long)
* Thu nhập:
Qua bảng số liệu, ta nhận thấy thu nhập của Ngân hàng không ổn định, cụ thể năm 2009 thu nhập đạt 50.109 triệu đồng, giảm 37.130 triệu đồng, tương 42,56% so với năm 2008. Sang năm 2010, thu nhập 55.692 triệu đồng, tăng 5.583 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 11,14%. Trong đó, thu từ HĐTD và lãi sử dụng vốn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao nên các doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn, khơng có khả năng trả nợ và thu hẹp qui mô hoạt động dẫn đến nhu cầu vốn giảm làm thu nhập của ngân hàng giảm. Ngân hàng cần có biện pháp kịp thời ổn định nguồn thu nhập, đồng thời khai thác các nguồn thu khác như thu từ dịch vụ…giúp tăng thu nhập và góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
* Chi phí:
Bên cạnh thu nhập thì chi phí cũng là một vấn đề quan trọng cần được chú ý. Ngân hàng muốn có lợi nhuận cao thì chi phí chi ra phải thấp, nhưng phải đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra bình thường. Qua 3 năm 2008-2010 ta nhận thấy chi phí của Ngân hàng có xu hướng giảm, năm 2009 chi phí là 450.825 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2008, là 39.756 triệu đồng tỷ lệ giảm là 46,45%. Và chỉ tăng 2.861 triệu đồng tương đương 6,24% trong năm 2010. Do năm 2009 Ngân hàng đã chú trọng đến việc chống lãng phí, thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lạm phát như: tiết kiệm điện, tận dụng phế liệu tiết kiệm chi phí, những phế liệu khơng thể sử dụng thì thanh lý tạo thêm thu nhập,….
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Tri ệu đồng 2008 2009 2010 Năm 1. Thu nhập 2. Chi phí 3. Lợi nhuận
Hình 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TỪ NĂM 2008 - 2010
* Lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà nhà kinh doanh muốn đạt được. Mặc dù thu nhập của Ngân hàng không ổn định nhưng lợi nhuận vẫn tăng đều qua 3 năm, cụ thể năm 2009 lợi nhuận 4.284 triệu đồng tăng vọt lên đến 158,38% so với năm 2008. Nguyên nhân là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao làm thu nhập giảm mạnh trong năm 2009 giảm 42,56% trong khi chi phí lại giảm đến 46,45% so với năm 2008 giúp Ngân hàng có lợi nhuận. Sang năm 2010 lợi nhuận đạt 7.006 triệu đồng tăng 2.722 triệu đồng tương đương 63,54% so với năm 2009. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để
các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phục hồi và phát triển trong đó có Ngân hàng.
Kết quả HĐKD của Ngân hàng cho thấy mặc dù thu nhập giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng đều, chứng tỏ sự nỗ lực hết mình của tồn thể cán bộ cơng nhân viên. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tìm biện pháp giúp ổn định nguồn thu nhập, tận dụng và phát huy các nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng thấp, giảm bớt những khoản chi khơng cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận.
3.5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Trên cơ sở mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHN0 & PTNT việt Nam, NHN0 & PTNT tỉnh Vĩnh Long, NHN0 & PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long sẽ thực hiện mục tiêu phấn đấu cho năm 2011 với phương châm năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là huy động vốn, doanh nhu, dịch vụ còn nợ xấu thì phải duy trì ở mức 1%.
Trước mắt NHN0 & PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long đề ra mục tiêu chủ yếu về kinh doanh và tài chính năm 2011 như sau:
+ Nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 là 560.000 triệu đồng. + Tổng dư nợ đến năm 2011 là 470.000 triệu đồng.
+ Tỷ lệ cho vay trung-dài hạn là 44,9%. + Tỷ lệ nợ xấu là 1%.
+ Thu nợ đã xử lý rủi ro là 300 triệu đồng. + Thu phí dịch vụ đạt 1.160 triệu đồng.
Tập trung huy động vốn tiền gửi dân cư, tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp thơng qua việc thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, tổ chức tài chính… bằng những hình thức phù hợp.
Chú trọng đúng mức đến cơng tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu NHN0 & PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long; tiếp thị và khuyến mãi trong việc huy động vốn.
Từng cán bộ công nhân viên qua mối quan hệ nhân thân, bạn bè anh em của mình có nguồn vốn nhàn rỗi để tạo cơ hội huy động vốn.
Hàng tháng, hàng quý chi nhánh có chỉ tiêu khoán số tiền vốn huy động cụ thể từ Ban lãnh đạo và đến từng cán bộ nhân viên để thực hiện trong tháng trong quý đó.
Tiếp tục nâng cao phong cách phục vụ đối với cán bộ kế tốn, kho quỹ tại chỗ và cơng tác kiểm ngân cho phù hợp với nhu cầu cần thiết của khách hàng, tạo ra một bộ mặt tiếp xúc khách hàng ngày càng thân thiện hơn.
Tiếp tục giữ vững và phát triển vững chắc thị trường, thị phần về đầu tư tín dụng. Trong đó, Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc phân tích thị trường nhằm khai thác có hiệu quả thị trường lành mạnh, giảm dần thị trường kém hiệu quả.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ VĨNH LONG NĂM 2008 – 2010: THÀNH PHỐ VĨNH LONG NĂM 2008 – 2010:
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nên vốn là nhu cầu cần thiết nhất để thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng trong việc thu hút vốn từ nơi thừa chuyển đến nơi thiếu. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì cơng tác huy động vốn là một điều không thể thiếu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Nó quyết định khả năng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng mở rộng, mở rộng công tác cho vay. Vốn huy động của Ngân hàng từ: tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm… Để tìm hiểu rõ hơn công tác huy độn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét tình hình huy động vốn qua ba năm 2008-2010.
Bảng 4.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008 - 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Tiền gửi tổ chức tín dụng 389 208 40 -181 -46,53 -168 -80,77
2. Tiền gửi tổ chức kinh tế 121.715 193.183 183.626 71.468 58,72 -9.557 -4,95
Tiền gửi không kỳ hạn 53.279 121.414 62.410 68.135 127,88 -59.004 -48,60
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 68.434 65.843 115.746 -2.591 -3,79 49.903 75,79
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 2 5.926 5.470 5.924 296.200 -456 -7,69
3. Tiền gửi tiết kiệm 226.991 189.683 247.911 -37.308 -16,44 58.228 30,70
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 14.986 22.206 8.102 7.220 48,18 -14.104 -63,51
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng 138.353 149.052 224.816 10.699 7,73 75.764 50,83 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng 58.480 17.358 14.417 -41.122 -70,32 -2.941 -16,94 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 24 tháng 15.172 1.067 576 -14.105 -92,97 -491 -46,02
4. Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 457 11.486 7.268 11.029 241.335 -4.218 -36,72
5. Tiền gửi kỳ phiếu ngắn hạn 10.752 5.999 14.117 -4.753 -44,21 8.118 135,32
6. Tiền gửi ký quỹ bảo lãnh 358 420 735 62 17,32 315 75
TỔNG CỘNG
360.662 400.979 453.697 40.317 11,18 52.718 13,5
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 TG TCTD TG TTCKT TGTK CCTG TG KỲ PHIẾU TG KÝ QUÝ T ri ệ u đ ồ n g Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hình 4.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008 - 2010 TỪ NĂM 2008 - 2010
Nhìn vào bảng số liệu, ta nhận thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể là: năm 2008 vốn huy động được là 360.662 triệu đồng, năm 2009 là 400.979 triệu đồng tăng 40.317 triệu đồng tương ứng tăng 11,18%, năm 2010 huy động được 453.697 triệu đồng tăng 52.718 triệu đồng tỷ lệ tăng là 13,15%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã kịp thời áp dụng các biện pháp thích hợp trong công tác huy động vốn như: điều chỉnh lãi suất, đưa ra nhiều đợt huy động vốn dự thưởng,…Bên cạnh đó, phong cách thái độ phục vụ nhiệt tình niềm nở trong giao dịch của cán bộ nhân viên tạo được lòng tin đối với khách hàng. Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể:
* Tiền gửi của tổ chức tín dụng giảm đều qua 3 năm. Năm 2008 huy động được 398 triệu đồng, năm 2009 là 208 triệu đồng giảm 181 triệu đồng tương ứng giảm 46,53% so với năm 2008, sang năm 2010 huy động được 40 triệu đồng giảm đến 168 triệu đồng tương ứng giảm 80,77%. Nguyên nhân là tình hình kinh tế đang dần đi vào ổn định các tổ chức tín dụng cần vốn để cho vay nên nguồn vốn nhàn rỗi thu hẹp dần.
* Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 huy động được 121.715 triệu đồng, năm 2009 là 193.183 triệu đồng tăng 71.468 triệu đồng tương ứng tăng 58,72% so với năm 2008, năm 2010 huy động được 183.626 triệu đồng giảm 9.557 triệu đồng tương ứng giảm 4,95%.
Nguyên nhân là năm 2010 nền kinh tế bắt đầu phục hồi, hộ sản xuất kinh doanh cần vốn để mở rộng hoạt động của mình, nên vốn dư thừa gửi vào Ngân hàng giảm.
* Tiền gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Năm 2008 huy động 226.991 triệu đồng, năm 2009 là 189.863 triệu đồng giảm 37.308 triệu đồng tương ứng giảm 16,44% so vớ năm 2008, năm 2010 huy động được 247.911 triệu đồng tăng 58.228 triệu đồng tương ứng tăng 30,7% so với năm 2009. Do Ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng, người dân cũng dần bỏ thói quen dùng tiền mặt.
* Các nguồn thu khác bao gồm: chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi kỳ phiếu ngắn hạn, tiền gửi ký quỷ bảo lãnh chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Ngân hàng cần có biện pháp huy động vốn ở các nguồn này, tăng cường nguồn vốn phục vụ nhu cầu của khách hàng, tạo sự ổn định hơn cho nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng đều qua 3 năm. Tuy nhiên các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn tăng giảm không ổn định. Ngân hàng cần khai thác tốt hơn các nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ, ổn định nguồn vốn có tỷ trọng lớn để tăng cường vốn tạo sự ổn định và mở rộng hoạt động của Ngân hàng.
4.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VĨNH LONG :
Ngân hàng cung cấp tín dụng để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, tiêu dùng sinh hoạt của hộ sản xuất… Tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của Ngân hàng nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Do đó, hiệu quả hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI