3.2.1 .Cơ cấu tổ chức
4.4. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo &
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VĨNH LONG:
Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Vĩnh Long đã không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thì Ngân hàng đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mơ của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 4.11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2008 - 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ 106.637 101.672 87.762
Dư nợ bình quân 106.687 104.154,5 94.717
Doanh số cho vay 184.861 174.282 74.144
Doanh số thu nợ 206.566 179.247 92.142
Nợ xấu 2.092 1544 1206
Hệ số thu nợ (%) 111,74 102,85 124,27
Nợ xấu/dư nợ (%) 1,96 1,52 1,37
Vịng quay vốn tín dụng (lần) 1,94 1,72 0,97
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Vĩnh long)
4.4.1. Hệ số thu hồi nợ:
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng khi cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền cho vay của mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là rất tốt, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn ở mức cao. Hệ số thu nợ của Ngân hàng lần lượt là 111,74%; 102,85%; 124,27%. Điều này cho thấy thu nợ của Ngân hàng tốt. Nguyên nhân là do Ngân hàng hạn chế cho vay, dư nợ giảm dần, công tác thu hồi nợ quản lý chặt chẽ hơn nhất là trong hoàn cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
4.4.2. Chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy hệ số này thấp và giảm dần hàng năm. Chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ của Ngân hàng qua các năm lần lượt là 1,961%; 1,52%; 1,37% đảm bảo mức an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định, cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. Ngân hàng cần phát huy những mặt đã làm được, luôn kiểm tra giám sát công tác thu hồi nợ
để kịp thời phát hiện những khoảng nợ có vấn đề và giảm chỉ số này xuống mức hợp lý nhất góp phần là tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro xảy ra.
4.4.3. Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng:
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng luân chuyển của vốn vay. Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Nhìn chung vịng quay vốn của chi nhánh lớn nhưng ngày càng giảm. Cụ thể năm 2008 đến năm 2009 số vòng quay giảm từ 1,94 lần còn 1,72 lần. Tức chi nhánh cứ cho vay ra một đồng thì thu hồi 1,94 đồng cấp lại cho nền kinh tế. Giải thích điều này là do cơng tác theo dõi và thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả và phương án sản xuất của nhiều hộ dân khả thi, sản xuất có hiệu quả đã tạo thu nhập ổn định nên họ trả nợ đúng thời hạn. Vòng quay trong năm 2010 giảm còn 0,97 lần. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, thu nợ cũng giảm…Ngân hàng cần có biện pháp tăng khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VĨNH LONG