2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.2.2. Mức độ, tính chất nghiêm trọng của vi phạm
CISG yêu cầu chỉ khi vi phạm trước thời hạn mang tính chất của một vi phạm cơ bản thì bên cịn lại mới được giải phóng khỏi nghĩa vụ của mình thơng qua hủy bỏ hợp đồng. Để lý giải cho điều này, việc hủy bỏ hợp đồng sẽ dẫn đến hệ quả hợp đồng bị chấm dứt và khơng cịn ràng buộc các bên. Biện pháp này được cho là nghiêm trọng và không được phép lạm dụng trong bất kỳ hồn cảnh nào. Vì vậy, chỉ khi nào vi phạm (trước thời hạn) là vi phạm cơ bản thì các bên mới có quyền dựa vào quyền hủy bỏ vì khi đó, tiếp tục thực hiện tiếp hợp đồng sẽ gây ra những tổn thất đáng kể khơng đáng có cho các bên.
101 Liu Chengwei (2003), tlđd (36), tr. 138
102 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc một bên bày tỏ mong muốn được hủy bỏ hợp đồng nhưng vẫn đồng ý tiếp tục thỏa thuận thêm sẽ không phải một tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, cũng như không cho thấy sự “hiển nhiên” vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Đây là trường hợp trong bản án Metal Concentrate case, ICC Arbitration Case No. 8574, dated 09/1996, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/968574i1.html, truy cập ngày 10/5/2020
41
CISG đề cập đến định nghĩa vi phạm cơ bản tại Điều 25. Quy định trên đặt ra hai điều kiện để một vi phạm hợp đồng trở thành một vi phạm cơ bản: (i) vi phạm đó làm cho bên kia thiệt hại (results in such detriment), bị mất một cách đáng kể điều mà họ có quyền kỳ vọng theo hợp đồng; và (ii) bên vi phạm tiên liệu được hoặc bắt buộc phải tiên liệu được hậu quả sẽ xảy ra.
Đối với yếu tố đầu tiên, CISG không nêu cụ thể cách xác định như thế nào là thiệt hại, bị mất đi kỳ vọng một cách đáng kể. Điều này được lý giải phần nào bởi bình luận của những nhà soạn thảo CISG: “việc xác định thiệt hại đáng kể hay không phải dựa trên đánh giá từng trường hợp cụ thể, ví dụ [các yếu tố cần xem xét] như giá trị tính bằng tiền của hợp đồng, giá trị tính bằng tiền của tổn thất gây ra bởi hành vi vi phạm, hoặc mức độ mà hành vi vi phạm ảnh hưởng đến những hoạt động khác của bên bị vi phạm”.104 Dựa vào cách giải thích trên và dựa vào việc CISG khơng quy định một cách cụ thể cách thức xác định, việc đánh giá hành vi vi phạm gây thiệt hại đáng kể hay khơng phải được xem xét trong từng hồn cảnh cụ thể, do các bên nhìn nhận, lập luận và do cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét chứ khơng có một cơng thức chung. Đồng thời, yếu tố giá trị của hợp đồng và giá trị của tổn thất là những yếu tố quan trọng cần phải xem xét và được các bên tính tốn một cách cẩn thận, phải được đánh giá tương quan với nhau, không thể đánh giá riêng lẻ để đưa ra kết luận. Tức là, một tổn thất vài trăm nghìn Đơ la (Mỹ), trong tương quan so sánh với hợp đồng có giá trị một triệu Đơ la (Mỹ) thì có thể được xem là thiệt hại đáng kể, nhưng nếu hợp đồng có giá trị lên đến trăm triệu đơ la hay vài tỷ Đơ la (Mỹ) thì thiệt hại trên khó được xem là đáng kể. Ngoài ra, mức độ mà hành vi vi phạm ảnh hưởng đến những hoạt động của bên bị vi phạm cũng cần được bên bị vi phạm chứng minh nếu muốn thuyết phục cơ quan giải quyết tranh chấp đó là vi phạm cơ bản. Có thể giá trị của tổn thất nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị hợp đồng, nhưng việc hành vi vi phạm của một bên làm ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất, tiến độ sản xuất của bên còn lại khiến cho họ vi phạm đối với bên thứ ba cũng có thể bị xem là vi phạm cơ bản.
Yếu tố thứ hai đặt ra vấn đề về khả năng tiên liệu trước hậu quả. Bên vi phạm có thể dựa vào việc mình khơng thấy trước và không buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi vi phạm để cho rằng vi phạm đó là khơng cơ bản. Ở đây, “bên vi phạm khơng thể trốn tránh trách nhiệm của mình nếu chỉ chứng minh đơn thuần rằng mình thực tế khơng thấy được hậu quả. Bên vi phạm cũng phải chứng minh rằng khơng có lý do gì để buộc họ phải thấy trước”.105 Cách đánh giá tính khơng buộc phải
104 United Nations (1991), tlđd (12), tr. 26
42
thấy trước được CISG quy định trong điều luật, theo đó phải dựa vào nhìn nhận khách quan của một người bình thường, lý trí trong một hồn cảnh tương tự. Nếu cơ quan tài phán thấy rằng một người bình thường, khơng liên quan đến vụ việc, cũng có khả năng khơng thể nhìn thấy trước được hậu quả của hành vi vi phạm, thì việc bên vi phạm không thể tiên liệu trước hậu quả cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, CISG khơng đặt ra vấn đề thời điểm dùng để đánh giá tính tiên liệu trước hậu quả là thời điểm giao kết hợp đồng hay thời điểm có hành vi vi phạm.
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp một bên có khả năng trễ hạn hợp đồng, bên còn lại chỉ được hủy bỏ hợp đồng nếu vấn đề thời gian là thiết yếu đối với bên bị vi phạm hoặc các bên thỏa thuận rằng việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng.106 Ngoài ra, một số trường hợp sau đây cũng được cho là không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng: bên bán giữ lại hàng hóa do bên mua chậm chễ mở L/C;107 bên mua chưa thanh toán một lần giao hàng trong hợp đồng giao hàng từng phần.108