0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Trường hợp căn cứ hủy bỏ hợp đồng trái luật

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THEO CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 56 -67 )

2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.4.2. Trường hợp căn cứ hủy bỏ hợp đồng trái luật

Nếu một bên hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn nhưng không đáp ứng đủ những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 72 hoặc khoản 2 Điều 73 CISG, việc hủy

122 Liu Chengwei (2003), tlđd (36), tr. 142

50

bỏ trên vô hiệu và bên hủy bỏ vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ hợp đồng. Hành vi hủy bỏ trên có thể bị xem như một tun bố khơng thực hiện nghĩa vụ của mình (mà khơng có cơ sở),124 tức là bên kia sẽ có quyền xem đó như một dấu hiệu hiển nhiên cho thấy vi phạm cơ bản hợp đồng sẽ xảy ra và họ có quyền hủy bỏ hợp đồng mà khơng cần thơng báo trước ý định của mình. Ngồi ra, họ cịn có quyền yêu cầu bên hủy bỏ ban đầu bồi thường thiệt hại phát sinh không chỉ từ vi phạm cơ bản hợp đồng trước thời hạn mà cịn từ những chi phí hợp lý mà họ phải bỏ ra để đính chính thơng tin hoặc cung cấp bảo đảm cho bên có ý định hủy bỏ, dù họ khơng có nghĩa vụ làm như vậy. Trong vụ Soinco v. NKAP, Trọng tài đã nêu ra nhận định rằng việc không tiếp tục giao những lơ hàng sau đó của Bên bán đủ cấu thành vi phạm cơ bản trước thời hạn nếu hành vi đó khơng đáp ứng điều kiện của khoản 2 Điều 73. Thêm vào đó, “nếu

Bên bán vi phạm cơ bản hợp đồng, Bên mua khơng có nghĩa vụ phải định ra thời hạn với Bên bán cho những lần giao hàng sau. Bên mua có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lô hàng đã quá hạn và lô hàng tương lai” và được bồi thường thiệt hại.

Trong khi hậu quả của hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật là dễ dàng nhận thấy, vấn đề cịn chưa rõ ràng là trường hợp bên có ý định hủy bỏ chỉ mới phát hành thông báo về ý định của mình, liệu rằng bên cịn lại có nghĩa vụ gửi thơng báo đính chính hoặc cung cấp bảo đảm dù những căn cứ được nêu ra trong thông báo là không đúng hoặc thiếu cơ sở hay không. Dựa trên vấn đề quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn chưa phát sinh do chưa đủ căn cứ, tác giả cho rằng việc đơn phương thông báo ý định hủy bỏ của một bên không kéo theo nghĩa vụ phải cung cấp bảo đảm đầy đủ của bên cịn lại. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh thiện chí và vì lợi ích của chính mình, bên cịn lại nên đính chính lại nội dung trong thơng báo của bên kia và tái khẳng định về việc thực hiện cam kết của mình.

3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn khi nhận thấy rõ một bên khơng cịn khả năng thực hiện hợp đồng là rất cần thiết, giúp các bên tiết kiệm thời gian và hạn chế được những tổn thất khơng đáng có. Khi BLDS 2015 chưa ra đời, pháp luật hợp đồng Việt Nam gần như không ghi nhận quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn, thậm chí trong những hồn cảnh chắc chắn nghĩa vụ hợp đồng sẽ không thể thực hiện được như một bên bị tuyên bố phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. LTM 2005 chỉ quy định về vấn đề hủy bỏ những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ trong tương lai tại khoản 2 Điều 313 (được nội luật hóa từ quy định của khoản 2 Điều 73 CISG) mà thiếu đi quy định chung về quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn trong trường hợp hiển nhiên một bên sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng. Vụ việc sau sẽ cho thấy sự cần thiết

51

phải có quy định trên: Cơng ty Xuất nhập khẩu Hà Thành (Bên mua) và Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Bên bán) ký kết Hợp đồng kinh tế ngày 28/8/2003 (sửa đổi bổ sung ngày 15/4/2004), theo đó Bên bán bán cho Bên mua 300 tấn giấy Kraft sản xuất tại Nga và Bên mua phải đặt cọc 239.475.000 đồng, thời gian giao hàng trong vòng 02 tháng kể từ ngày 15/4/2004 (tức ngày 15/6/2004). Bên bán đã nhập 310,712 tấn giấy Kraft. Ngày 20/4/2004, Bên bán giao 25,367 tấn và liên tục yêu cầu Bên mua phải có kế hoạch tiêu thụ hết số giấy đã cam kết trong Phụ lục. Tuy nhiên ngày 6/5/2004 và 20/5/2004, Bên mua đã có cơng văn trả lời là khơng thể tiêu thụ hết 310,712 tấn giấy trong thời hạn 2 tháng. Ngày 19/5/2004, Bên bán đã ký hợp đồng bán cho Công ty Thái Hịa lơ giấy mà Bên bán đã cam kết bán cho bên mua. Như vậy, tại thời điểm ngày 20/5/2004, bên bán đã biết rằng bên mua sẽ không thực hiện đúng hợp đồng khi đến hạn và hủy hợp đồng với bên mua, thiết lập hợp đồng với đối tác khác. Trước tình huống trên, Tịa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho Bên mua, khi cho rằng Bên bán đã vi phạm Phụ lục hợp đồng và chỉ có quyền bán số hàng hóa đó trong trường hợp hàng hóa có thể bị hư hỏng để tránh thiệt hại. Mặc dù hướng xử lý của Tòa án là phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm xét xử, tuy nhiên tác giả Đỗ Văn Đại nhận định rằng: “không hợp lý và không công bằng khi không cho phép một bên hủy hay chấm dứt hợp đồng trong khi biết chắc là bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng. Mặt khác, cho phép một bên hủy hay đình chỉ hợp đồng trong trường hợp bên kia sẽ vi phạm hợp đồng có lợi về kinh tế. [...] sẽ giúp người mua sớm đi tìm người bán khác để có được số lượng hàng cần mua nhằm đáp ứng được nhu cầu của mình. Hoặc [...] cho phép người bán hủy hợp đồng sẽ giúp họ sớm tìm được nguồn tiêu thụ mới hoặc quyết định không tiếp tục sản xuất nữa để tránh bị tồn đọng hàng.”125

Chỉ đến khi BLDS 2015 ra đời thì mới có quy định chung về hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn. Theo đó, Điều 425 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa

vụ khơng thể thực hiện được một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền khơng thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Quy định này cho phép áp dụng cho cả trường hợp

VPHĐTTH nếu một bên nhận thấy rằng bên cịn lại “khơng thể thực hiện được một

phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình”. Bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến việc một

bên không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng của mình cũng làm phát sinh quyền hủy bỏ của bên cịn lại khi mục đích của họ khơng đạt được, dù là do phá sản, mất khả năng thanh tốn hay khơng tiến hành chuẩn bị một cách phù hợp.

52

Tuy nhiên, điều khoản trên vẫn tồn tại một số bất cập cần lưu ý. Thứ nhất, việc sử dụng cụm từ “làm cho mục đích của bên có quyền khơng thể đạt được” khơng thật sự rõ ràng, nhất là trong trường hợp một bên có nhiều mục đích khác nhau khi tham gia hợp đồng. Các bên có thể hiểu lầm rằng điều khoản này có thể được kích hoạt khi bất kỳ mục đích nào của mình khơng đạt được. Điều này thật sự nguy hiểm, khi hủy bỏ hợp đồng chỉ nên là biện pháp cuối cùng được suy tính đến khi những biện pháp cịn lại khơng hiệu quả. Thứ hai, cụm từ “khơng thể thực hiện được” nghĩa vụ cũng có thể bị hiểu theo hướng phải có vi phạm xảy ra trên thực tế. Thực vậy, từ thực tiễn xét xử ở Việt Nam mà tác giả tìm hiểu được, hầu hết các Tòa án chỉ áp dụng điều khoản này khi một bên đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, mà khơng mang bản chất VPHĐTTH.126 Điều này cho thấy Tòa án vẫn còn dè dặt trong vấn đề áp dụng chế định VPHĐTTH vào giải quyết tranh chấp thực tiễn ở Việt Nam, hoặc đơn giản là không hiểu điều luật theo hướng như vậy. Thứ ba, hủy bỏ hợp đồng vốn là biện pháp hà khắc nhất, đặc biệt trong trường hợp vi phạm trên thực tế còn chưa xảy ra. Hợp đồng được sinh ra không phải để bị hủy bỏ, thiếu vắng nghĩa vụ thơng báo trước ý định hủy bỏ của mình làm cho điều luật trở nên khơ cứng và khơng khuyến khích sự cam kết thực hiện của các bên. Ngồi ra, có thể bên bị cho là sẽ vi phạm có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình, dù khả năng khơng cao. Vì vậy, hủy bỏ chỉ nên được áp dụng khi bên cịn lại khơng thể cung cấp được bảo đảm. Cuối cùng, LTM 2005 khơng có quy định tương tự nên các bên có thể áp dụng BLDS 2015 cho những quan hệ hợp đồng được điều chỉnh bởi LTM hay khơng cũng là vấn đề cịn tranh cãi và mang tính rủi ro cao (xem thêm tại mục 2.5).

Trước những bất cập đã nêu trong hệ thống pháp luật Việt Nam về chế định hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm trước thời hạn, tác giả xin kiến nghị một số đề xuất sau:

Thứ nhất, LTM 2005 cần bổ sung thêm một điều khoản về hủy bỏ hợp đồng

khi VPHĐTTH áp dụng chung cho tất cả các trường hợp tương tự như BLDS 2015. Chỉ cho phép áp dụng hủy bỏ hợp đồng với vi phạm trước thời hạn trong hoàn cảnh giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần là quá hẹp, trong khi những hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ một lần cũng cần thiết có sự điều chỉnh tương tự. Ngồi ra, khoản 2 Điều 313 LTM 2005 cũng chỉ áp dụng trong trường hợp đã có vi phạm trước

126 Xem thêm http://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/ban-an-022019dsst-ngay-07082019-ve-tranh-chap-doi- lai-tai-san-110788; http://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/ban-an-212019dsst-ngay-30052019-ve-tranh-chap-hop-dong-dan-su- vay-tai-san-116720; http://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/ban-an-3782019dspt-ngay-24102019-ve-tranh-chap-hop-dong- chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-va-tai-125196; http://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/ban-an-5802019dsst-ngay-10092019-ve-tranh-chap-hop-dong- chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-113888; http://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/ban-an-3782019dspt-ngay-24102019-ve-tranh-chap-hop-dong- chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-va-tai-125196, truy cập ngày 20/5/2020.

53

đó xảy ra đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ nào đó. Đặt trường hợp khơng có sự vi phạm trước đó, nhưng sau đấy bên kia hồn tồn mất khả năng thực hiện nghĩa vụ, thì điều khoản này cũng khơng thể áp dụng. Lúc này, có một điều khoản chung sẽ giúp kích hoạt quyền hủy bỏ hợp đồng của bên sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ hai, Điều 425 BLDS 2015 nên sửa đổi thành: “1. Trường hợp có căn cứ

rõ ràng cho thấy bên có nghĩa vụ sẽ khơng thể thực hiện được một phần hoặc toàn

bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích chính yếu khi giao kết hợp đồng của bên có quyền khơng thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Việc bổ sung thêm như vậy giúp cho điều khoản tập trung vào áp

dụng cho những VPHĐTTH. Đối với những vi phạm đã xảy ra trên thực tế, Điều 423 BLDS 2015 sẽ là phương án lựa chọn phù hợp hơn. Ngoài ra, chỉ khi những mục đích chính yếu của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng bị ảnh hưởng thì các bên mới có quyền áp dụng biện pháp hủy bỏ.

Thứ ba, BLDS 2015 cần bổ sung thêm nghĩa vụ thông báo trước ý định hủy bỏ giúp bên cịn lại có cơ hội được cung cấp bảo đảm phù hợp, tăng cường sự thiện chí và hợp tác giữa chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nghĩa vụ này không cần thực hiện nếu như bên còn lại tuyên bố khơng thực hiện nghĩa vụ của mình.

“2. Bên có ý định hủy bỏ hợp đồng theo khoản 1 Điều này phải gửi thông báo

về ý định hủy bỏ cho bên kia nếu thời gian cho phép và không gây tổn thất hơn cho bên có ý định hủy bỏ. Thơng báo phải nêu rõ lý do và căn cứ cho việc hủy bỏ. Bên nhận thông báo phải cung cấp bảo đảm phù hợp trong thời gian hợp lý cho thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

3. Trường hợp căn cứ hủy bỏ hợp đồng là do bên kia tun bố khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, bên bị ảnh hưởng có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ngay lập tức mà không phải thông báo trước ý định theo khoản 2 Điều này.”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hủy bỏ hợp đồng, đặc biệt là trong bối cảnh VPHĐTTH, là biện pháp hà khắc nhất và chỉ nên được áp dụng khi các biện pháp cịn lại khơng tỏ ra hữu hiệu. Chính vì vậy, CISG yêu cầu những điều kiện nghiêm ngặt hơn hơn nếu một bên muốn áp dụng hủy bỏ hợp đồng. Các chủ thể cần thận trọng khi sử dụng điều luật này để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và tránh nguy cơ vi phạm cơ bản hợp đồng và phải bồi thường, bên cạnh việc cân nhắc các vấn đề về nghĩa vụ thơng báo, thiện chí và nghĩa vụ hạn chế tổn thất.

BLDS 2015 đã có sự tiến bộ so với LTM 2005 và BLDS 2005 khi ghi nhận quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên, điều luật vẫn còn thiếu sự rõ ràng

54

và cần có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để việc áp dụng trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể một cách hiệu quả.

55

KẾT LUẬN

Là một thành viên của CISG, Việt Nam cần hiểu rõ những vấn đề pháp lý tồn tại trong điều ước, đặc biệt là những vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong văn bản để tránh những vi phạm không đáng có. Chế định VPHĐTTH cịn khá mới mẻ tại Việt Nam, vì vậy Chương 1 sẽ giúp các chủ thể nắm bắt nền tảng sơ lược những đặc điểm chung nhất và ý nghĩa của chế định này trong CISG cũng như nguồn gốc hình thành nên học thuyết VPHĐTTH.

Đối với quy định cụ thể, CISG trao quyền cho chủ thể có thể bị ảnh hưởng bởi VPHĐTTH được áp dụng biện pháp tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, kèm theo đó là u cầu bồi thường thiệt hại. Nhìn chung, những điện kiện áp dụng quyền tạm ngừng hợp đồng là ít ngặt nghèo hơn so với điều kiện áp dụng hủy bỏ hợp đồng. Một số vấn đề pháp lý liên quan còn chưa thật sự rõ ràng và thống nhất, vì vậy cả hai biện pháp đều cần sự tiếp cận thận trọng và cân nhắc đến yếu tố mục đích giao kết hợp đồng, mục đích của CISG, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tác cũng như nghĩa vụ hạn chế tổn thất nhằm giảm thiểu thiệt hại đến hết mức có thể và giúp cho quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế được diễn ra một cách thiện chí, trung thực.

Pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn còn khá dè dặt khi ghi nhận chế định VPHĐTTH một cách khiêm tốn. Đồng thời, những quy định hiện tại vẫn tỏ ra thiếu hiệu quả và cịn nhiều bất cập, dẫn đến khơng giải quyết được những quan hệ tranh chấp phát sinh trên thực tế. Thơng qua việc phân tích ý nghĩa của chế định, tính cần thiết của các quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn, cũng như những bất cập đang tồn tại, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sửa đổi theo hướng chi tiết hơn, rõ ràng hơn và bổ sung nghĩa vụ thông báo, cung cấp bảo đảm nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, giúp cho quyền lợi của các chủ thể được bảo vệ một cách tốt nhất trong những trường hợp có VPHĐTTH và các cam kết hợp đồng được tôn trọng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 2. Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THEO CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 56 -67 )

×