2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.4.1. Trường hợp căn cứ hủy bỏ hợp đồng đúng luật
Khi một bên có đầy đủ những căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 72 hoặc khoản 2 Điều 73 CISG, họ được quyền hủy bỏ hợp đồng mặc dù vi phạm trên thực tế chưa xảy ra và chưa đến hạn hợp đồng. Tuy nhiên, bên áp dụng Điều 72 phải thông
117 Mercédeh Azeredo da Silveira (2005), tlđd (2), tr. 30
118 Liu Chengwei (2003), tlđd (36), tr. 141.
48
báo trước ý định hủy bỏ của mình trước khi tun bố một cách chính thức. Khi những căn cứ mà bên có ý định hủy bỏ dựa vào là chính xác, bên cịn lại có nghĩa vụ cung cấp bảo đảm đầy đủ. Tương tự như “bảo đảm đầy đủ” trong trường hợp tạm ngừng nghĩa vụ theo Điều 71, bảo đảm sẽ được coi là đầy đủ khi loại bỏ đi những yếu tố tạo nên sự nghi ngờ về sự tồn tại của vi phạm cơ bản trong tương lai, như chứng minh khả năng xảy ra vi phạm không “hiển nhiên” hoặc thực hiện những bảo đảm giúp bên cịn lại tin rằng vi phạm cơ bản sẽ khơng xảy ra (xem thêm tại mục 2.4.1). Ví dụ, họ có thể cung cấp bảo lãnh của một ngân hàng uy tín, hoặc cũng có thể giải thích rõ những cách thức giúp họ giao hàng đúng hạn như ký kết với các nhà cung cấp khác để cung cấp những sản phẩm còn thiếu, gia tăng năng lực sản xuất nội tại, hủy những nghĩa vụ hợp đồng khác, hoặc đang trong quá trình đạt được giấy chứng nhận hoặc sự cho phép của cơ quan nhà nước.120 Bảo đảm không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn vi phạm xảy ra trong tương lai, mà chỉ cần làm cho vi phạm đó khơng cịn mang tính “cơ bản” thì căn cứ tại khoản 1 Điều 72 đã khơng cịn.
Khi bên phát hành thông báo nhận được bảo đảm đầy đủ của bên cịn lại, họ khơng được tiến hành hủy bỏ hợp đồng sau đó mà phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, phụ thuộc vào việc vi phạm cịn lại có đủ đáp ứng điều kiện tạm ngừng theo Điều 71 hay không (giả định rằng bảo đảm nhận được chỉ loại bỏ một phần vi phạm mà khơng loại bỏ hồn tồn). Cịn trong trường hợp bên còn lại khơng hồn thành nghĩa vụ cung cấp bảo đảm đầy đủ, đây là tín hiệu để bên cịn lại chắc chắn rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra và tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Lưu ý rằng, có một sự khác biệt trong hướng tiếp cận giữa các nhà bình luận về liệu rằng bản thân việc khơng hồn thành nghĩa vụ cung cấp bảo đảm đầy đủ có cấu thành vi phạm cơ bản hay khơng, hay nó chỉ là dấu hiệu cho thấy khả năng vi phạm là rõ ràng hơn.121 Tuy nhiên, theo tác giả, việc không cung cấp được bảo đảm đầy đủ chỉ tăng mức độ “hiển nhiên” rằng vi phạm sẽ xảy ra. Bởi đấy không phải là một nghĩa vụ hợp đồng chính yếu giữa các bên, mà chỉ là một nghĩa vụ kéo theo để đảm bảo cho nghĩa vụ chính yếu trong hợp đồng (là mua, bán hàng hóa). Nên bản thân nó sẽ khơng phải vi phạm cơ bản hoặc biến cho vi phạm cần cung cấp bảo đảm trở nên cơ bản. Vì vậy, nếu bên cịn lại khơng cung cấp được bảo đảm đầy đủ nhưng vi phạm trước thời hạn lại khơng phải cơ bản, thì bên phát hành thơng báo cũng khơng được phép hủy bỏ hợp đồng.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là hệ quả pháp lý của việc không thông báo trước ý định hủy bỏ hợp đồng. Liệu rằng đây có phải một điều kiện tiên quyết cho
120 Liu Chengwei (2003), tlđd (36), tr. 143
49
việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp vi phạm hợp đồng trước hạn hay không? Theo Điều 7.3.3 UPICC và Điều 9:304 PECL, một bên khơng có nghĩa vụ thông báo đến bên cịn lại mà thơng báo chỉ là một biện pháp phòng ngừa yêu cầu bên còn lại cung cấp bảo đảm đầy đủ. Theo một nhà bình luận, “nếu có sự khơng rõ ràng về việc bên bị ảnh hưởng có cần thơng báo hay khơng, Tịa án nên phán quyết có lợi cho bên bị ảnh hưởng, tức là khơng có nghĩa vụ phải thông báo.”122 Tuy nhiên, dựa trên ngôn từ của CISG, việc thông báo trước ý định hủy bỏ là một nghĩa vụ nếu không nằm trong những trường hợp ngoại lệ. Nhưng tác giả cũng nhấn mạnh rằng, khoản 1 Điều 72 CISG không quy định việc thông báo là một điều kiện để áp dụng hủy bỏ. Việc một bên không thông báo nhưng đã hội tụ đủ những căn cứ để hủy bỏ hợp đồng thì quyền hủy bỏ vẫn phát sinh. Tất nhiên, khi đó bên khơng thơng báo sẽ phải gánh chịu những thiệt hại gây ra cho bên cịn lại từ việc khơng thơng báo.
Trong trường hợp bên cịn lại khơng cung cấp bảo đảm đầy đủ hoặc tình huống rơi vào những trường hợp ngoại lệ không cần thông báo trước hoặc áp dụng khoản 2 Điều 73 CISG, bên bị ảnh hưởng có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Tuyên bố hủy bỏ có hiệu lực ngay lập tức (với giả định căn cứ hủy bỏ là đúng quy định) và không cần đến sự thỏa thuận của các bên hay quyết định của Tòa án.123 Cần lưu ý rằng, đối với trường hợp một bên tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của họ và sau đó lại tỏ ý định muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì việc tuyên bố lại chỉ có ý nghĩa khi đối tác chưa thông báo hủy bỏ hợp đồng. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, các bên được giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng, bên bị ảnh hưởng có thể u cầu bên cịn lại hồn trả lại những gì mà mình đã thực hiện hoặc thanh tốn (Điều 81 CISG). Tuy nhiên, những thỏa thuận về giải quyết tranh chấp hoặc những thỏa thuận quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng (khoản 1 Điều 81 CISG). Ngồi ra, vì hợp đồng đã hết hiệu lực, họ có thể áp dụng những biện pháp khắc phục khác như bán hàng hóa đã sản xuất cho một bên thứ ba hoặc mua hàng của bên thứ ba, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo nghĩa vụ hạn chế tổn thất quy định tại Điều 77 CISG, đôi khi những biện pháp trên là bắt buộc phải thực hiện nếu có thể để giảm thiểu thiệt hại mà bên VPHĐTTH phải gánh chịu, nếu khơng họ “có thể u cầu giảm bớt khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng
lẽ đã có thể hạn chế được.”