Trường hợp áp dụng Điều 72 Công ước Viên 1980

Một phần của tài liệu Vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 52 - 54)

2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.3.1. Trường hợp áp dụng Điều 72 Công ước Viên 1980

Để áp dụng Điều 72, CISG yêu cầu bên có ý định hủy bỏ phải thực hiện hai lần thơng báo đến bên cịn lại. Đây là một điểm khác biệt so với hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm hợp đồng đã đến hạn, khi trường hợp sau chỉ cần áp dụng một lần thông báo. Thông báo đầu tiên được thực hiện trước khi hủy bỏ hợp đồng để “cho phép họ cung

cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình” (khoản 2 Điều

72 CISG). Đây là một điều khoản được bổ sung mới trong quá trình soạn thảo và khơng có tiền lệ tại ULIS. Lý giải cho bổ sung này, đại diện cho những quốc gia đang phát triển, đại biểu Ai Cập cho rằng hủy bỏ hợp đồng mà không thông báo trước là quá khắc nghiệt, rằng thậm chí trong trường hợp bên cịn lại đã bị tuyên bố phá sản, những chủ nợ của họ vẫn muốn và có thể chuẩn bị sẵn sàng để hoàn thành hợp đồng.116 Việc được thông báo về ý định hủy bỏ hợp đồng sẽ giúp cho bên kia có cơ hội tìm cách cung cấp bảo đảm phù hợp nhằm tránh nguy cơ vi phạm hợp đồng và phải chịu bồi thường. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp nhằm giúp bên có ý định hủy

46

bỏ có cơ sở chắc chắn hơn trước khi tiến hành hủy bỏ chính thức nếu bên kia không thể cung cấp bảo đảm đầy đủ.

Tương tự như thông báo tạm ngừng theo Điều 71 CISG, thông báo ý định hủy bỏ hợp đồng cũng khơng quy định phải nhận được bởi bên cịn lại. Tuy nhiên, bên muốn hủy bỏ nên đảm bảo thơng báo đến được tay người nhận vì chính lợi ích của mình. Thứ nhất là để tránh rủi ro vi phạm nghĩa vụ thiện chí, bởi mục đích của thông báo là để bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ, như được quy định rõ tại khoản 2 Điều 72. Dựa trên sự tiến bộ của công nghệ thông tin và phương tiện chuyển phát, trường hợp thông báo không đến được tay người nhận khi thông báo đã được gửi đi một cách phù hợp là rất hiếm. Như vậy, bên bị cho rằng sẽ vi phạm có thể phản biện rằng bên kia đã thực hiện hành động một cách thiếu thiện chí, dẫn đến họ khơng thể thực hiện quyền của mình một cách kịp thời, trong khi đáng lẽ họ có thể cung cấp bảo đảm đầy đủ nếu nhận được thơng báo. Ngồi ra, việc bên cịn lại nhận được thơng báo cịn giúp cho bên có ý định hủy bỏ tránh thực hiện quyền một cách vội vàng do không nhận được bảo đảm của bên còn lại, trong khi mức độ chắc chắn của vi phạm trước thời hạn có khả năng chưa đủ “hiển nhiên”.

Cần lưu ý thêm rằng, CISG yêu cầu thông báo này phải “hợp lý” (reasonable). Khơng có bất kỳ sự giải thích nào về tính “hợp lý” của thơng báo. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, một thông báo được coi là hợp lý khi đáp ứng đủ các yếu tố về cách thức gửi, nội dung và hình thức. Thơng báo cần phải được gửi đi bằng những phương thức đảm bảo rằng nó sẽ đến tay người nhận (ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khơng thể lường trước). Ngồi ra, thơng báo cũng cần nêu rõ ý định của bên gửi và căn cứ họ có được để bên cịn lại có khả năng thực hiện được quyền cung cấp bảo đảm của mình.

Tuy nhiên, có 2 trường hợp ngoại lệ khơng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo đầu tiên này. Một là, một bên vi phạm nghĩa vụ trước thời hạn bằng tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (theo khoản 3 Điều 72 CISG, được phân tích tại mục 3.2.1). Hai là, trong trường hợp “không đủ thời gian”, bên có thể bị ảnh hưởng cũng có quyền hủy bỏ hợp đồng ngay lập tức mà không phải thông báo trước ý định của mình (khoản 2 Điều 72 CISG). Đây là sự cân nhắc có phần hơi thận trọng của các quốc gia, trong bối cảnh trường hợp này khó xảy ra tại thời điểm các phương tiện giao tiếp rất phát triển như hiện tại. Tuy nhiên, sự thận trọng này là cần thiết, bởi vẫn tồn tại khả năng thời điểm một bên có đủ căn cứ để kết luận vi phạm cơ bản sẽ xảy ra là rất gần thời điểm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Ngồi ra, thơng báo trước cũng không bắt buộc trong trường hợp việc chậm trễ trong việc gửi thơng báo và chờ bên

47

cịn lại cung cấp bảo đảm sẽ gây ra thiệt hại lớn.117 Một nhà bình luận cịn cho rằng “khi có ít khả năng bên cịn lại có thể cung cấp bảo đảm – ví dụ như trường hợp việc giao hàng là khơng thể thực hiện bởi có chiến tranh – thì thơng báo sẽ không cần thiết.”118 Tuy nhiên, tác giả khơng đồng tình với quan điểm này, bởi những trường hợp này sẽ khơng thể quy về “khơng có thời gian”. Nên nghĩa vụ thông báo trước vẫn sẽ tồn tại.

Đối với thông báo thứ hai, bởi đây là biện pháp hủy bỏ hợp đồng nên sẽ tuân theo quy định tại Điều 26 CISG: “một tuyên bố về việc hủy bỏ hợp đồng chỉ có hiệu

lực nếu được thông báo cho bên kia biết.” Như vậy, tuy việc thông báo không phải

một điều kiện phát sinh quyền hủy bỏ nhưng đó lại là một điều kiện có hiệu lực của quyền hủy bỏ. Thơng báo sẽ có hiệu lực ngay lập tức, tức là hợp đồng sẽ bị hủy bỏ ngay khi một bên phát hành thông báo và không thể phục hồi, với giả định rằng căn cứ hủy bỏ hợp đồng là phù hợp.119

Một phần của tài liệu Vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)