2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.2.3. Điều kiện áp dụng trong hợp đồng giao hàng từng phần
CISG dành riêng Điều 73 để quy định về VPHĐTTH trong hợp đồng giao hàng từng phần (installment contract). Theo một bình luận, “hợp đồng yêu cầu giao hàng từng phần nếu nó yêu cầu hoặc cho phép việc giao hàng hóa theo những lơ riêng biệt”.109 Thơng qua bình luận trên, có thể hiểu hợp đồng giao hàng từng phần (installment contract) là hợp đồng có từ hai lần giao hàng trở lên. Tuy nhiên, loại hợp đồng này khơng bắt buộc hàng hóa của những lần giao phải giống nhau, hay có số lượng bằng nhau. Điều đó tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên. Chỉ cần có số lần giao hàng hóa nhiều hơn một và những lần giao hàng hóa này đều xuất phát từ một hợp đồng, thì CISG coi đây là hợp đồng giao hàng từng phần.
Khoản 1 và khoản 3 Điều 73 CISG không điều chỉnh trường hợp VPHĐTTH, nên không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.110 Chỉ có duy nhất khoản 2 đề
106 Mercédeh Azeredo da Silveira (2005), tlđd (2), tr. 28; Auto-Moto Styl S.R.O v. Pedro Boat B.V, tlđd (40), trong đó, Tịa án cho rằng chậm trễ trong việc chuyển giao quyền sở hữu con tàu sang cho bên mua và trong việc đưa tàu xuống biển không gây ra tổn thất gì lớn cho bên mua, vì như vậy không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng.
107 Spirits case, Case No. T 171/95 by Bezirksgericht der Saane (Zivilgericht) [District Court], dated 20/02/1997, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/970220s1.html, truy cập ngày 10/5/2020. Trong bản án, bên bán từ chối giao hàng đúng thời hạn tại Moscow bằng xe tải theo yêu cầu của bên mua, bởi hợp đồng không quy định về phương tiện vận chuyển cụ thể nên bên bán được quyền lựa chọn phương tiện phù hợp, và bởi bên mua chậm trễ trong việc mở L/C.
108 Soinco v. NKAP, Case no. ZHK 273/95 by Zurich Chamber of Commerce, 31/5/1996, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/960531s1.html, truy cập ngày 10/5/2020
109 United Nations (1991), tlđd (12), tr. 54
110 Khoản 1 Điều 73 CISG quy định về hủy bỏ hợp đồng đối với phần lô hàng đã bị vi phạm cơ bản trên thực tế. Khoản 3 Điều 73 CISG quy định về hủy bỏ hợp đồng đối với các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu các lơ hàng này có tính tương thuộc lẫn nhau và khơng thể nào sử dụng cho mục đích đã được dự liệu tại thời điểm ký kết hợp đồng, chứ không phải xuất phát từ nguyên nhân những lơ hàng đó có thể bị vi phạm cơ bản trong tương lai.
43
cập đến vi phạm trước thời hạn. Điều khoản này đặt ra ba điều kiện để có thể áp dụng, đó là: (i) mối quan hệ hợp đồng giữa các bên phải xuất phát từ hợp đồng mua bán từng phần; (ii) một bên đã vi phạm nghĩa vụ liên quan đến một hoặc một số lơ hàng làm cho bên cịn lại có lý do xác đáng để cho rằng vi phạm cơ bản đối với những lô hàng tương lai sẽ xảy ra; và (iii) thực hiện việc hủy bỏ trong thời hạn hợp lý.
Yếu tố đầu tiên là hiển nhiên vì điều luật đang đề cập đến những biện pháp khắc phục đối với hợp đồng giao hàng từng phần. Khi không phải hợp đồng giao hàng từng phần thì nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong một lần với tồn bộ số hàng hóa, nên sẽ khơng có việc vi phạm những lần giao hàng sau. Yếu tố thứ hai yêu cầu đã có vi phạm trước đó xảy ra. Cần lưu ý rằng CISG khơng buộc vi phạm này phải cấu thành một vi phạm cơ bản. Thực vậy, “vi phạm không mang bản chất của vi phạm cơ bản trong hồn cảnh nhất định... cũng có thể dẫn đến kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai”, chẳng hạn như một bên trước đó đã có một chuỗi những vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định.111 Chỉ cần vi phạm đó có đủ dấu hiệu giúp một bên đưa ra kết luận rằng bên còn lại sẽ vi phạm cơ bản khi đến hạn, điều kiện này đã được thỏa mãn. Như một hệ quả kéo theo tương tự, CISG cũng không yêu cầu lô hàng bị vi phạm đã bị hủy bỏ để áp dụng khoản 2 Điều 73, bởi hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng khi có vi phạm cơ bản xảy ra.112 Ngồi ra, khoản 2 Điều 73 áp dụng cho vi phạm của tất cả các bên trong hợp đồng. Việc bên bán giao lô hàng không đủ hoặc không đúng với chất lượng như thỏa thuận hoặc bên mua khơng thanh tốn tiền một (số) lô hàng đều được đặt dưới phạm vi điều chỉnh của Điều 73.
Trong vụ việc Soinco v. NKAP,113 Bị đơn (bên bán) được chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước sang một công ty tư nhân và không tiếp tục tiến hành giao những lô hàng sau cho Nguyên đơn (bên mua). Bị đơn lấy lý do Nguyên đơn có sự vi phạm hợp đồng khi chưa thanh tốn đơn hàng trước đó để tiến hành hủy bỏ hợp đồng theo Điều 73(2) CISG. Tuy nhiên, Trọng tài đã bác lập luận này của Bị đơn và cho rằng: “việc khơng hồn thành nghĩa vụ trong một lơ hàng của Bên mua (tức là thanh
tốn cho lơ hàng đó) chỉ trao quyền hủy bỏ hợp đồng cho Bên bán khi vi phạm của Bên mua là vi phạm cơ bản (Điều 73(2) Công ước Viên)” (Đoạn 190). Trong khi tác
giả đồng ý rằng chậm trễ trong thanh tốn một lơ hàng của Bên mua không cấu thành vi phạm cơ bản, nhưng việc Trọng tài cho rằng khoản 2 Điều 73 CISG yêu cầu một bên vi phạm cơ bản hợp đồng thì bên kia mới được áp dụng là khơng hợp lý. Ngồi việc bản thân nội dung của khoản 2 Điều 73 không quy định vi phạm của một bên
111 Trevor Bennett (1987), Comments on Article 73, Bianca-Bonell Commentary on the International Sales – The 1980 Vienna Sales Convention, Dott. A Giuffrè Editore, tr. 534 - 535
112 Trevor Bennett (1987), tlđd (112), tr. 535
44
phải là vi phạm cơ bản, thì chính bình luận của Ban thư ký soạn thảo CISG cũng xác nhận rằng điều khoản “khơng xét đến tính chất nghiêm trọng của vi phạm hiện tại”, mà chỉ cần vi phạm đó cho phép một bên suy luận một cách hợp lý rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai là đủ để trao quyền hủy bỏ hợp đồng cho bên còn lại.
Về mức độ chắn chắn của vi phạm trong điều kiện thứ hai, đây là một yếu tố rất đáng quan tâm, bởi có sự khác biệt so với điều kiện áp dụng tại điều 72 CISG dù cả hai đều đang đề cập đến biện pháp hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm trước hạn. Trong khi Điều 72 yêu cầu vi phạm trước hạn phải “hiển nhiên”, thì khoản 2 Điều 73 chỉ yêu cầu một bên “có lý do xác đáng” (good grounds to conclude) xuất phát từ một (số) lần vi phạm trước đó. Rõ ràng, sự khác nhau giữa những ngơn từ là có chủ đích. Mức độ u cầu cho việc phát sinh quyền hủy bỏ của khoản 2 Điều 73 dường như ít khắt khe và mang tính chủ quan hơn Điều 72.114 Điều này được xác nhận bởi bình luận của Ban thư ký soạn thảo CISG: “nên lưu ý rằng Điều 64 (2) [tương ứng với Điều 73(2) hiện tại] cho phép hủy bỏ hợp đồng đối với những nghĩa vụ tương lai của hợp đồng giao hàng từng phần mặc dù không “hiển nhiên” rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai như yêu cầu tại Điều 63 [tương ứng với Điều 72 hiện tại]”.
Đối với yêu cầu thứ ba để áp dụng khoản 2 Điều 73 CISG, việc hủy bỏ phải được thực hiện trong thời hạn hợp lý. Khái niệm này rất trừu tượng và thiếu sự giải thích phù hợp. Các nhà bình luận đặt ra câu hỏi rằng thời hạn này bắt đầu từ thời điểm nào và sẽ kéo dài cho đến khi nào thì hợp lý. Theo Flechtner,115 có hai quan điểm đang hiện hữu về thời điểm bắt đầu của thời hạn hợp lý trên. Quan điểm đầu tiên cho rằng nên bắt đầu từ thời điểm vi phạm nghĩa vụ. Quan điểm thứ hai lại đặt ra thời điểm bên bị vi phạm phát hiện ra được vi phạm, với lập luận rằng trong nhiều trường hợp việc phát hiện ngay vi phạm khi nó tồn tại là rất khó khăn và điều này là phù hợp với tinh thần của một quy định khá tương tự tại khoản 1 Điều 39 CISG. Tuy nhiên, những vấn đề trên đều sẽ không thể giải quyết được trường hợp vi phạm bắt nguồn từ việc khơng giao hàng (khó xác định chính xác thời điểm phát hiện) hoặc từ một chuỗi những lần giao hàng bị vi phạm. Ông đề xuất thời điểm bắt đầu hợp lý nên là thời điểm bên vi phạm đạt được những “lý do xác đáng” để kết luận về vi phạm cơ bản trong tương lai của bên vi phạm. Đây là biện pháp tuy không rõ ràng nhưng lại có thể áp dụng được trong hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên, vấn đề thời hạn hợp lý kéo dài đến khi nào (hay thời điểm kết thúc của thời hạn trên) không được ông gợi
114 Robert Koch (1999), The concept of Fundamental breach of contract under the United Nations
Convention on Contracts for the International sale of goods (CISG), Review of the Convention on Contracts
for the International sale of goods (CISG) 1998, Kluwer Law International (1999), tr. 310
115 Harry M. Flechtner (1988), Remedies under the New International Sales Convention: The Perspective
from Article 2 of the U.C.C., Journal of Law and Commerce,
45
mở. Ngoài ra, vấn đề về mục đích của điều khoản cũng là điều đáng quan tâm. Liệu điều khoản được đặt ra để bảo vệ bên vi phạm khi đã thực hiện những hành vi cần thiết để thực hiện nghĩa vụ trong những lần giao hàng sau đó, hay để trừng phạt bên có ý định hủy bỏ nhưng lại thực hiện quyền một cách thiếu cân nhắc, hay cả hai? Theo tác giả, điều kiện trên được đặt ra nhằm đảm bảo tính thiện chí trong thực hiện hợp đồng. Nó yêu cầu một bên cần thực hiện quyền của mình một cách hợp lý, khơng gây ra những thiệt hại khơng đáng có đối với bên cịn lại trong hợp đồng. Và để đảm bảo tính thiện chí, nếu thời hạn hợp lý bắt đầu khi một bên có đủ lý do xác đáng để xác định sẽ có vi phạm đối với lần giao hàng tương lai, tác giả cho rằng thời điểm kết thúc của thời hạn hợp lý nên là thời điểm những lý do xác đáng của bên bị vi phạm đã khơng cịn, có thể là do sự chuẩn bị thực hiện đầy đủ của bên kia hoặc do có một sự bảo đảm đầy đủ từ bên đó hoặc người thứ ba. Tức là, sau thời điểm nhận ra những hành động trên của bên vi phạm, bên bị vi phạm khơng có cơ sở để cho rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra và như vậy khơng có quyền hủy bỏ hợp đồng. Lý do thứ hai cho thấy sự hợp lý của cách hiểu trên đến từ việc tại thời điểm tuyên bố hủy hợp đồng thì phải tồn tại lý do xác đáng (tương tự như tại thời điểm tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72 thì mức độ chắc chắn phải “hiển nhiên”, được đề cập tại mục 3.2.1). Vì vậy, khi bên bị vi phạm nhận thức hoặc buộc phải nhận thức được lý do xác đáng đã khơng cịn, quyền hủy bỏ hợp đồng của họ cũng khơng cịn.
3.3. Nghĩa vụ thông báo