1.3.1. Giai đoạn trước năm1999
Với chính sách hội nhập quốc tế, ngày 19/11/1997 Việt Nam đã chính thức triển khai và thực hiện kết nối với mạng Internet, việc kết nối này thật sự đã trở thành sự kiện quan trong đối với đất nước, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của phần lớn ban ngành chức năng, Ngày 01/12/1997 Việt Nam chính thức đưa Internet vào hoạt động một cách rộng rãi và cho đến hiện nay, Internet khơng cịn là môi trường xa lạ đối với người dân Việt Nam, và hiệu quả của Internet là điều không thể phủ nhận trong thành quả chung của sự đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong đời sống xã hội lại nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình tơi phạm diễn biến phức tạp. Tuy xuất hiện nhiều hành vi phạm tội mới nhưng chưa được ghi nhận trong Bộ luật hìnhsự 1985 trong đó có “tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thơng tin trên mạng máy tính,mạng viễn thơng”. Mặc dù Bộ luật hình sự 1985
nảy sinh, chưa phổ biến tại Việt Nam vào thời gian đó nên BLHS năm 1985 chưa bổ sung tội này vào trong BLHS.
1.3.2. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
Với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nước, Bộ luật hình sự 1985 đã bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, nhiều quy định khơng cịn đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới.
Đáp ứng yêu cầu hiện tại của nước ta ngày 21/12/1999 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua Bộ luật hình sự (gọi tắt là Bộ luật hình sự 1999) thay cho Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. Bộ luật hình sự năm 1999 đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nước, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Trước những tác hại to lớn cho xã hội mà tội phạm mạng đã gây ra, Nhà nước ta đã tội phạm hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến mơi trường mạng máy tính trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Cụ thể, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể ba tội danh liên quan đến tội phạm mạng máy tính từ Điều 224 đến Điều226 thuộc Chương XIX - Các tội xâm phạm trật tự cơng cơng, an tồn cơng cộng, trong đó tội sử dụng trái phép thơng tin trên mạng và trong máy tính được quy định tại Điều 226.
Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thơng tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiềntừ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7- 2000, trong đó Trong đó Tội sử dụng trái phép thơng tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226 BLHS năm 1999) có các điểm chú ý sau:
- Thứ nhất, đối với tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226 – BLHS): tội này quy định điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này phải là “gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà cịn vi phạm”.
Với việc quy định như trên có thể hiểu là người vi phạm điều luật này chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đồng thời phải gây hậu quả nghiêm trọng và bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính, cịn nếu chỉ gây hậu quả nghiêm trọng thì khơng cấu thành tội phạm. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, chỉ cần gây hậu quả nghiêm trọng là cấu thành tội phạm, nếu không gây hậu quả nghiêm trọng thì phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính. Và cũng theo tinh thần của điều luật này thì khơng rõ gây hậu quả đến mức độ nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”. Hình phạt này cịn nhẹ, chưa tương xứng với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nên chưa đạt mục đích trừng trị người phạm tội, giáo dục họ trở thành những người có ích cho xã hội và giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm.
- Thứ hai, đối với hành vi sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong
máy tính (Điều 226 – BLHS). Trong thực tế, đa số các chủ thể vi phạm đều sử dụng vi rút tin học để đánh cắp mật khẩu đột nhập vào mạng phá hủy hàng rào bảo vệ phần mềm để sao chép, chuyển đổi bất hợp pháp các thông tin trên mạng máy tính… Về hành vi này có ý kiến cho rằng chủ thể vi phạm phải chịu trách
nhiệm hình sự về cả hai tội danh: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học (Điều 224)và Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226).
Qua nghiên cứu cho thấy quy định của Bộ luật hình sự 1999 tại Điều 226 chưa đủ sức răn đe loại tội phạm này và cịn có nhiều vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải tiếp tục hồn thiện đáp ứng u cầu đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này trên thực tế.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế và xã hội, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm của nước ta tại thời điểm này. Do vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII tại kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/06/2009 đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế một số điều, khoản, cụm từ của Bộ luật hình sự 1999. Trong đó, tội sử dụng trái phép thơng tin trên mạng và trong máy tính (Bộ luật hình sự 1999) vẫn được quy định tại điều 226 Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng đã có những sự thay đổi, bổ sung cần thiết cả về tên tội danh lẫn nội dung của điều luật. Cụ thể:
Điều 226. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luậtnày;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hố những thơng tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet mà khơng được phép của chủ sở hữu thơng tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet;
c) Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Qua nghiên cứu về tội phạm này trong Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009, ta thấy:
Về tên tội danh, trong Bộ luật hình sự 1999 thì sử dụng tên “Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính” nhưng đến năm 2009 nhằm thiết kế điều luật theo hướng cụ thể hơn, rõ ràng hơn, đưa thêm một số hành vi vào ngay tên gọi của điều luật nên đã sửa tên điều luật thành“Tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet”
trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự1999
Về nội dung, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 đã phi hình sự hóa một số trường hợp phạm tội bằng việc loại bỏ một số dấu hiệu để cấu thành tội phạm (cấu thành tội phạm cơ bản): “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà cịn vi phạm”. Tức là khơng xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự theo tình tiết “bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà cịn vi phạm”. Ngồi ra, Luật sửa đổi, bổ sung cũng đưa thêm vào cấu thành tăng nặng một số tình tiết định khung như “Lợi
dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet”.“Thu lợi
bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” (Khoản 2 Điều 226). Bên cạnh đó,
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” lên "từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng" (khoản 1 Điều 226). Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung của Điều 226 đã
nâng từ “ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”lên “từ hai mươi triệu đồng đến
hai trăm triệu đồng”. Tăng mức hình phạt như vậy mới tương xứng với hành vi
phạm tội và đủ sức răn đe tội phạm.
1.3.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Trong BLHS năm 2015, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng được quy định tại Điều 288 BLHS6. So với quy định của BLHS năm 1999 thì tội phạm này có những điểm mới sau:
Thứ nhất, cụ thể hóa dấu hiệu “xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng” bằng một
trong các dấu hiệu: Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, bổ sung thêm hai trường hợp áp dụng:
- Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng những thơng tin trái quy định pháp luật nếu không xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
6
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng những thơng tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;