Khái quát tình hình xử lý hìnhsự tội đưa hoặc sử dụng tráiphép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông trong luật hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; g) Dẫn đến biểu tình.

2.1. Khái quát tình hình xử lý hìnhsự tội đưa hoặc sử dụng tráiphép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng trong những năm gần đây

thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng trong những năm gần đây

Tội phạm công nghệ cao chỉ xuất hiện rầm rộ ở nước ta trong những năm gần đây và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Năm 2016 đã phát hiện, khởi tố điều tra 217 vụ, 493 bị can phạm tội sử dụng công nghệ cao (nhiều hơn 75% số vụ và 129,3% số bị can so với năm 2015). Năm 2017, đã phát hiện, khởi tố điều tra 197 vụ, 359 bị can (ít hơn 9,22% số vụ và 27,18% số bị can so với năm 2016). Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã khởi tố điều tra 117 vụ, 196 bị can (giảm 13,97% vụ, tăng 4,26% bị can so với cùng kỳ năm 2017). Trong đó đã phát hiện, triệt phá nhiều vụ án lớn như: vụ án công ty CNC tổ chức đánh bạc, đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài với gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc; 25 đại lý cấp 1 và 5.877 đại lý cấp 2 trên phạm vi toàn quốc để giao dịch mua, bán Rik (tiền ảo) với tổng số tiền thu lợi bất chính trên 9.853 tỷ đồng, thu giữ trên 1.760 tỷ đồng; khởi tố điều tra, làm rõ 105 bị can về các tội danh liên quan7.

Tính chất nguy hiểm của tội phạm này chính là mối đe dọa của an ninh chính trị (nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã phát hiện nhiều thông tin mật, nhạy cảm đã bị đánh cắp và nhiều hệ thống thông tin trọng yếu đã bị tấn công phá hủy, bởi những tác nhân bên ngồi và bị sử dụng để tấn cơng phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan). Kết quả này cho thấy tội phạm công nghệ cao là vấn đề nghiêm trọng ở việt Nam, công cuộc nổ lực đấu tranh phòng chống chưa đạt hiệu quả cao. Trước sự gia tăng của tội phạm này, trong năm 2013 chính phủ đã ban hành nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thơng tin trên mạng, đến năm 2014 chính phủ ban hành nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07

7 Nguyên Vũ, “Tội phạm công nghệ cao khó phịng ngừa và đấu tranh hơn trước”, nguồn: http:// vneconomy.vn/bo-truong-cong-an-toi-pham-cong-nghe-cao-kho-phong-ngua-va-dau-tranh-hon-truoc-20180 vneconomy.vn/bo-truong-cong-an-toi-pham-cong-nghe-cao-kho-phong-ngua-va-dau-tranh-hon-truoc-20180 813084443184.htm, truy cập ngày: 20/9/2019

tháng 04 năm 2014 quy định về phòng, chống tội phạm và quy phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 08/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý,cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội; và gần đây nhất là Luật an ninh mạng năm 2018. Có thể đây chính là sự cố gắng của cơ quan chức năng trong việc tạo ra hành lang pháp lý ngăn chặn tội phạm tuy chưa mang lại những hiệu quả như mong đợi.

Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định ba điều luật về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là Điều 224, 225, 226 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 đã tội phạm hóa một số hành vi thành các tội độc lập, quy định tại Điều 226a, 226b. Hiện nay, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thông được quy định tại Điều 288 BLHS năm 2015. Song thực tiễn các vụ án trong lĩnh vực công nghệ thơng tin được đưa ra xét xử rất ít. Thực tế cho thấy mức độ áp dụng luật hình sự xử lý tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng cịn thấp so với mức độ tội phạm xảy ra, bởi Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng chủ yếu gây ra hậu quả phi vật chất. Do vậy, rất khó khăn trong việc đánh giá, xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để xử lý hình sự đối với người phạm tội bởi dựa theo ý chí của con người đơi khi khơng khách quan. Tội phạm này hoàn thành khi thiệt hại xảy ra, thiệt hại này được xác định là nghiêm trọng. Nếu thiệt hại là ít nghiêm trọng thì hành vi này khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Số liệu thống kê tội phạm tuy khơng đáng kể khơng phải là do khơng có hành vi phạm tội mà do khi hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra khơng tìm ra được chứng cứ xác đáng để chứng minh hành vi này có đủ dấu hiệu của Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng nên việc đưa ra xét xử trước tịa gặp nhiều khó khăn.

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng không xảy ra nhiều. Tuy nhiên, mỗi vụ án đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng đều diễn ra với quy mô, tầm ảnh

hưởng ngày càng sâu rộng và đa phương thức, trong một số trường hợp cịn có thể tác động đến an ninh chính trị, quan hệ giao thương của Việt Nam các quốc gia khác. Điển hình như vụ hai đối tượng tung clip đột kích New Century lên mạng với những hình ảnh bơi xấu lực lượng công an trong lúc đang thi hành công vụ8.

Hơn nữa, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng cịn có thể là ngun nhân gây ra nhiều tội phạm khác như tội cố ý gây thương tích, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Tình trạng Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thơng có xu hướng ngày càng gia tăng, tuy nhiên số vụ án được đưa ra xét xử ít là do các quy định của pháp luật, cơng tác quản lý của nhà nước cịn nhiều sơ hở và yếu kém. Do đó, cần có những biện pháp kịp thời để chủ động ngăn

Một phần của tài liệu Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông trong luật hình sự việt nam (Trang 33 - 35)