2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đơn bào Leucocytozoo nở gà tại 4 huyện, thị
thuộc tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Sự phân bố dĩn - KCTG của đơn bào Leucocytozoon ở các địa phương
Ký chủ trung gian giữ một vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh cũng nhƣ phán tán mầm bệnh của các bệnh ký sinh trùng. Chúng tôi đã xác
định đƣợc các loài dĩn là KCTG của đơn bào Leucocytozoon ở Thái Nguyên
và sự phân bố của chúng ở các địa phƣơng. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Loài dĩn và sự phân bố các loài dĩn – KCTG của Leucocytozoon ở các địa phƣơng
Loài dĩn (KCTG của
Leucocytozoon)
Địa phƣơng (huyện, thị) Tần xuất xuất hiện (%) H. Phổ Yên H. Đồng Hỷ H. Võ Nhai TX. Sông Công Culicoides arakawa + + + + 100 Culicoides odibilis + + + + 100 Simulium slossonae - + + - 50 Tổng loài xác định 2 3 3 2 -
Kết quả xác định loài dĩn thu thập ở 4 huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên trình bày ở bảng 3.1 cho thấy: ở Thái Nguyên hiện có 3 loài dĩn là KCTG mang và truyền Leucocytozoon cho gà, trong đó phân bố phổ biến là 2 loài thuộc giống Culicoides là Culicoides arakawa và Culicoides odibilis, tần xuất
xuất hiện là 100%. Loài Simulium slossonae phân bố hẹp hơn (tần xuất xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công chỉ thấy xuất hiện 2 loài thuộc
giống Culicoides. Còn ở 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai thấy xuất hiện cả 3
loài dĩn đã xác định là Culicoides arakawa, Culicoides odibilis và Simulium slossonae.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, địa hình tƣơng đối phức tạp, với khí hậu đặc trƣng là nhiệt đới nóng ẩm, chia làm bốn mùa rõ rệt, diện tích rừng lớn (146.040 ha), cây cối ở các địa phƣơng tƣơng đối rậm rạp, đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trƣởng, phát triển, cũng nhƣ sự đa
dạng về loài dĩn - KCTG gây bệnh Leucocytozoon cho gà ở Thái Nguyên.
Dĩn là loài côn trùng ƣa khí hậu ẩm, thấp, cây cối rậm rạp. Huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ là hai huyện có diện tích rừng cũng nhƣ cây cối nhiều hơn so với huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Do vậy, dĩn ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ nhiều hơn và cũng đa dạng hơn về loài.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Hoàng Thạch (2004) [22], khi tác giả cho rằng: các loài dĩn gây bệnh cho gà ở Việt Nam thuộc 2 giống Culicoides và Simulium.
3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện thị thuộc tỉnh Thái Nguyên
Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon của gà ở mỗi địa phƣơng là một chỉ tiêu đánh giá cụ thể tình hình và mức độ nhiễm đơn bào
Leucocytozoon của đàn gà trong tỉnh. Từ đó giúp ngƣời chăn nuôi có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả của đàn gà trong tỉnh.
Chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm mẫu máu của 1002 gà tại 4 huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên để đánh giá tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đơn bào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện thị thuộc tỉnh Thái Nguyên
Địa phƣơng (huyện, thị) Số mẫu xét nghiệm (n) Số mẫu nhiễm (n) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (số đơn bào/ vi trƣờng) 1 - 2 3 - 5 >5 n % n % n % H. Phổ Yên 257 46 17,90 24 52,17 15 32,61 7 15,22 TX. Sông Công 262 41 15,65 25 60,98 10 24,39 6 14,63 H. Đồng Hỷ 249 52 20,88 25 48,08 17 32,69 10 19,23 H. Võ Nhai 234 58 24,79 25 43,10 19 32,76 14 24,14 Tính chung 1002 197 19,66 99 50,25 61 30,97 37 18,78
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: bệnh do đơn bào Leucocytozoon có ở tất
cả các địa phƣơng nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh của gà ở mỗi địa phƣơng là khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:
- Về tỷ lệ nhiễm:
Trong tổng số 1002 gà đƣợc kiểm tra có 197 gà nhiễm đơn bào
Leucocytozoon, tỷ lệ nhiễm chung của 4 huyện, thị là 19,66%; biến động từ 15,65% - 24,79% tùy theo địa phƣơng, phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật…
Qua điều tra chúng tôi thấy: 4 huyện, thị đƣợc nghiên cứu có địa hình tƣơng đối phức tạp. Vùng thì có nhiều núi cao, vùng thì đồi thấp thoai thoải kế tiếp nhau, có những vùng địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Đặc điểm địa hình này dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng. Tuy nhiên, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi mang đặc điểm đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thảm thực vật dày và đa dạng. Các huyện, thị nghiên cứu cũng không nằm ngoài đặc điểm này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài ra, đặc điểm kinh tế xã hội của 4 huyện, thị cũng có những nét riêng. Nhìn chung, nhiều xã vùng núi ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ xa khu vực trung tâm tỉnh, các điều kiện về chăn nuôi còn nhiều khó khăn, về vấn đề vệ sinh thú y còn yếu kém, ngƣời chăn nuôi chƣa ý thức đƣợc việc phòng trị bệnh cho vật nuôi, các hộ gia đình chăn nuôi gà chủ yếu theo phƣơng thức chăn thả và bán chăn thả, mang tính tận dụng. Ngƣợc lại, huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công là những địa phƣơng có điều kiện kinh tế khá phát triển, địa hình bằng phẳng, thảm thực vật thƣa hơn, đồng thời việc phòng trị bệnh cho vật nuôi đƣợc chú trọng hơn.
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội nhƣ đã trình bày ở trên có ảnh hƣởng lớn đến sự phân bố dĩn - ký chủ trung gian của bệnh đơn bào Leucocytozoon. Đây chính là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giữa các địa phƣơng. Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ cao, tƣơng ứng là 24,79% và 20,88%. Ngƣợc lại, các đàn gà ở hai địa phƣơng Phổ Yên và Sông Công mắc bệnh với tỷ lệ thấp hơn (tƣơng ứng là 17,90% và 15,65%).
- Về cƣờng độ nhiễm: gà ở 4 huyện, thị theo dõi đều thấy nhiễm đơn bào Leucocytozoon. Tính chung, trong tổng số 197 gà nhiễm đơn bào có 99 gà nhiễm ở cƣờng độ nhẹ, chiếm 50,25%; 61 gà nhiễm ở cƣờng độ trung bình, chiếm 30,97% và 37 gà nhiễm ở cƣờng độ nặng, chiếm 18,78%. Qua xét nghiệm chúng tôi thấy:
+ Ở huyện Phổ Yên: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 17,90%,
trong đó có 52,17% nhiễm ở cƣờng độ nhẹ, 32,61% nhiễm ở cƣờng độ trung bình và 15,22% nhiễm ở cƣờng độ nặng.
+ Ở thị xã Sông Công: tỷ lệ nhiễm đơn bào đƣờng máu Leucocytozoon
thấp nhất (tƣơng ứng 15,65%). Nhiễm ở cƣờng độ nhẹ và trung bình chiếm 85,37%, chỉ có 14,63% nhiễm ở cƣờng độ nặng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Ở huyện Đồng Hỷ: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 20,88%;
48,08% nhiễm ở cƣờng độ nhẹ, 32,69% nhiễm ở cƣờng độ trung bình và 19,23% nhiễm ở cƣờng độ nặng.
+ Ở huyện Võ Nhai: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là cao nhất
(24,79%); nhiễm ở cƣờng độ nhẹ chiếm 43,10%; 56,90% gà nhiễm ở cƣờng độ trung bình và nặng.
Nhƣ vậy, gà nuôi tại huyện Võ Nhai có tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon cao nhất, thấp nhất là thị xã Sông Công.
Hình 3.1 và 3.2 minh họa thêm cho những kết quả mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 3.1.
Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên
Biểu đồ ở hình 3.1 cho thấy, các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm đơn bào
Leucocytozoon cao thấp khác nhau, cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở gà tại huyện Võ Nhai, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở gà tại thị xã Sông Công. 0 5 10 15 20 25
Phổ Yên Sông Công Đồng Hỷ Võ Nhai
Huyện, thị Tỷ lệ nhiễm (%) 17,90 15,65 20,88 24,79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.2. Biểu đồ về cƣờng độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên
Biểu đồ ở hình 3.2 cho thấy, các múi biểu thị cƣờng độ nhiễm đơn bào
Leucocytozoon trong vòng tròn khác nhau, trong đó, múi biểu thị cƣờng độ nhiễm nhẹ lớn nhất, phần biểu thị cƣờng độ nhiễm nặng nhỏ nhất.
Nhƣ vậy, 2 biểu đồ trên minh họa rõ ràng hơn biến động tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở 4 địa phƣơng nghiên cứu.
Theo Lê Văn Năm (2011) [19], mức độ nặng nhẹ của bệnh
Leucocytozoon phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi gia cầm thụ cảm, phƣơng thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng…
Nhƣ vậy, gà nuôi ở những địa phƣơng có điều kiện thuận lợi cho KCTG (dĩn) phát triển, thêm nữa là tình trạng vệ sinh thú y kém, phƣơng thức chăn nuôi lạc hậu thì gà ở những địa phƣơng đó có tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon tăng lên. Vì vậy, việc hạn chế sự tồn tại và phát triển
Nhẹ Trung bình Nặng 50,25% 30,97% 18,78%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
của dĩn ở ngoại cảnh, tăng cƣờng công tác vệ sinh thú y và chăm sóc nuôi dƣỡng sẽ góp phần hạn chế bệnh Leucocytozoon ở gà.
3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo địa hình
Mỗi loại địa hình khác nhau dẫn đến sự khác nhau thời tiết khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ từ đó khác nhau về khu hệ động, thực vật. Để thấy sự khác nhau về địa hình có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà, chúng tôi đã xét nghiệm mẫu máu gà nuôi tại 3 loại địa hình khác nhau ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo địa hình
Địa hình Số mẫu xét nghiệm (n) Số mẫu nhiễm (n) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (số đơn bào/ vi trƣờng) 1-2 3-5 >5 n % n % n % Núi cao 391 107 27,37 48 44,86 34 31,78 25 23,36 Trung du 343 62 18,06 33 53,23 19 30,65 10 14,52 Đồng bằng 268 28 10,45 18 64,29 8 28,57 2 7,14 Tính chung 1002 197 19,66 99 50,25 61 30,97 37 18,78
Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy: gà nuôi ở các khu vực địa hình
khác nhau đều bị nhiễm đơn bào Leucocytozoon với cƣờng độ nhiễm từ nhẹ
đến nặng. Cụ thể:
- Về tỷ lệ nhiễm:
Gà nuôi tại vùng núi có tỷ lệ nhiễm bệnh Leucocytozoon cao nhất (27,37%), tiếp đến là gà nuôi ở vùng trung du (18,06%) và thấp nhất là gà nuôi ở khu vực vùng đồng bằng (10,45%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về cƣờng độ nhiễm:
+ Ở cƣờng độ nhiễm nhẹ: gà đƣợc nuôi ở các vùng có tỷ lệ cƣờng độ nhiễm nhẹ biến động từ 44,86 – 64,29%. Trong đó, nhiễm nhẹ nhiều nhất là gà đƣợc nuôi tại vùng đồng bằng và nhiễm nhẹ ít nhất là gà nuôi tại vùng núi.
+ Ở cƣờng độ nhiễm trung bình: gà có tỷ lệ cƣờng độ nhiễm trung bình từ 28,57 – 31,78%. Sự khác nhau về tỷ lệ cƣờng độ nhiễm giữa các vùng địa hình khác nhau là không rõ rệt (P > 0,05).
+ Ở cƣờng độ nhiễm nặng: gà có tỷ lệ cƣờng độ nhiễm trung bình là 18,78%, biến động từ 7,14 – 23,36%. Gà nuôi ở vùng núi có tỷ lệ nhiễm nặng cao nhất và ít nhiễm nặng nhất là ở khu vực đồng bằng.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là do, các khu vực khác nhau thì khác nhau về khí hậu, thời tiết, điều đó dẫn đến sự khác nhau về khu hệ động thực vật. Vì vậy, tại mỗi địa hình khác nhau có số lƣợng loài dĩn khác nhau. Thực tế cho thấy, dĩn phân bố ở các địa phƣơng miền núi nhiều hơn rất nhiều so với các địa phƣơng đồng bằng. Nhƣ vậy có thể nói, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà khác nhau phụ thuộc vào địa hình.
Nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận xét của tác giả
Lê Đức Quyết và cs (2009) [21]: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon vùng
núi cao hơn nhiều so với các địa điểm thuộc vùng đồng bằng ven biển. Tác giả lý giải cho sự khác biệt trên là do, vùng miền núi có điều kiện sinh cảnh, tập quán chăn nuôi thích hợp cho sự tồn tại, phát triển của dĩn cũng nhƣ cơ hội tiếp xúc và truyền mầm bệnh Leucocytozoon cho gà (cây cối rậm rạp, khí hậu ẩm thấp, gà thƣờng thả rông, ngủ ngoài vƣờn…).
3.1.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ
Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu gà ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh
Thái Nguyên để kiểm tra tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo mùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.4: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ
Mùa Số mẫu xét nghiệm (n) Số mẫu nhiễm (n) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (số đơn bào/ vi trƣờng) 1-2 3-5 >5 n % n % n % Xuân 244 54 22,13 26 48,15 17 31,48 11 20,37 Hè 263 73 27,76 32 43,83 23 31,51 18 24,66 Thu 237 43 18,14 24 55,82 13 30,23 6 13,95 Đông 258 27 10,47 17 62,96 8 29,63 2 7,41 Tính chung 1002 197 19,66 99 50,25 61 30,97 37 18,78
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở mỗi mùa vụ khác nhau là khác nhau. Nhiễm nhiều ở mùa Xuân và Hè, thấp ở mùa Thu và Đông. Cụ thể
- Về tỷ lệ nhiễm: gà ở vụ Hè có tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao nhất (27,76%), kế tiếp là vụ Xuân (22,13%), vụ Thu (18,14%) và thấp nhất là vụ Đông (10,47%).
- Về cƣờng độ nhiễm:
+ Ở vụ Xuân: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 22,13%, trong đó có 48,15% gà nhiễm ở cƣờng độ nhẹ, 31,48% gà nhiễm ở cƣờng độ trung bình và 20,37% gà nhiễm ở cƣờng độ nặng.
+ Ở vụ Hè: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở vụ Hè là cao nhất, tƣơng ứng 27,76%; gà nhiễm ở cƣờng độ nhẹ chiếm 43,83%, nhiễm ở cƣờng độ trung bình chiếm 31,51%; 24,66% gà nhiễm ở cƣờng độ nặng.
+ Ở vụ Thu: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 18,14%; trong đó 86,05% gà nhiễm ở cƣờng độ nhẹ và trung bình, có 13,95% gà nhiễm ở cƣờng độ nặng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Ở vụ Đông: đây là mùa vụ có tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon
thấp nhất, tƣơng ứng 10,47%; gà nhiễm ở cƣờng độ nhẹ và trung bình là chủ yếu (92,59%), chỉ có 7,41% gà nhiễm ở cƣờng độ nặng.
Nhƣ vậy, gà ở vụ Hè và Xuân nhiễm Leucocytozoon nhiều và nặng hơn rõ rệt so với gà ở vụ Thu và Đông. Sự khác nhau này là rõ rệt, với P < 0,01.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là do: vụ Xuân và vụ Hè là thời gian có điều kiện khí hậu thuận lợi (nóng, ẩm), đồng thời cũng là mùa mà dĩn
– ký chủ trung gian sinh sản và hoạt động mạnh, truyền bệnh Leucocytozoon
cho gà. Do vậy, vào thời điểm này gà bị nhiễm Leucocytozoon nhiều hơn và
với cƣờng độ nhiễm nặng hơn. Vì vậy, ngƣời chăn nuôi cần chú ý tăng cƣờng công tác vệ sinh thú y đặc biệt là ở vụ Hè và vụ Xuân, thƣờng xuyên phun thuốc diệt muỗi, dĩn ký chủ trung gian để hạn chế tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà.
Hình 3.3 minh hoạ thêm cho kết quả trình bày ở bảng 3.4
0 5 10 15 20 25 30
Xuân Hè Thu Đông
Tỷ lệ nhiễm (%) Mùa vụ 22,13 27,76 18,14 10,47
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu đồ ở hình 3.3 cho thấy, cột biểu thị tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở