Tình hình nghiên cứu về bệnh Leucocytozoon

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đơn bào leucocytozoon ở gà tại một số địa phương của tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 31 - 98)

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

1.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh Leucocytozoon

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Hoàng Thạch (2004) [22], các cơ quan nội tạng nếu nhiễm

Leucocytozoon. Ở cƣờng độ nhẹ thì chƣa thấy biến đổi gì, nhƣng nếu nhiễm vừa và nặng (3 - 6 ký sinh trùng trên 1 vi trƣờng) thì xuất hiện sự thoái hoá, biến màu, thậm chí hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh, làm giảm chức năng hoạt động hoặc bị phá hoại, rõ nhất là gan và lách.

Lâm Thị Thu Hƣơng và cs (2005) [7] cho biết: tần suất xuất hiện các nang Leucocytozoon trên một số cơ quan phủ tạng của gà tƣơng ứng: cơ là 96,22%, phổi là 92,45%, thận là 86,80%, gan là 81,13%.

Lê Đức Quyết và cs (2009) [21] cho biết: tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: tuổi gia cầm, giống, địa hình, vùng sinh thái, phƣơng thức chăn nuôi… Kết quả nghiên cứu của tác giả về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon chung là 13,29%, cụ thể ở Phú Yên tỷ lệ nhiễm là 20%, Bình Định 9,54%, Khánh Hoà 12,04%.

Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao ở vùng núi (27,34%) và thấp ở vùng đồng bằng (12,46%).

Tỷ lệ lƣu hành Leucocytozoon ở gà địa phƣơng là 12,46%, cao hơn nhiều so với gà ngoại (7,61%).

Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao nhất là ở gà giai đoạn > 6 tuần tuổi (15,6%), kế đến là ở độ tuổi 4 – 6 tuần (13,5%) và thấp nhất là ở độ tuổi dƣới 4 tuần (7,6%).

Bằng phƣơng pháp nhuộm Giemsa và định loại đơn bào Leucocytozoon

ký sinh trên đàn gà ở một số tỉnh Nam Trung Bộ (căn cứ vào hình thái, vị trí, mầu sắc, kích thƣớc của các giao tử gametocyte ký sinh trong máu gà), tác giả cũng đã xác định có 2 loài ký sinh trên đàn gà là L. caullergyiL. sabrazesi. Khi khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu trên gà thịt tại hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng, Nguyễn Hữu Hƣng (2011) [6] cho biết: đàn gà thịt nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu với tỷ lệ khá cao (30,47%). Trong đó tỷ lệ nhiễm ở Vĩnh Long là 32,38% và ở Sóc Trăng là 28,22%. Tác giả cũng cho biết gà Tam Hoàng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hai giống Newlohman và Brown AAA. Gà nuôi nuôi theo kiểu chuồng hở tỷ lệ nhiễm cao hơn so với kiểu chuồng kín.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong 91 con chim sẻ đƣợc xét nghiệm ở thung lũng Jordan (Israel), ngƣời ta đã xác định tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon là 79% [49].

Ở một số gà con 9 - 20 ngày tuổi tại Stewart Island, đã phát hiện 100% số mẫu xét nghiệm dƣơng tính với đơn bào Leucocytozoon [50].

Ở Liên Xô, Nikitin N. K. và Artemenko M. N. (1927) trong khi kiểm tra máu chim trời ở Ucrain đã tìm thấy Leucocytozoon ở 7% số chim (trích Orlov F. M, 1975, [20]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huchzermeyer F. W và Sutherland B. (1978) [34] lần đầu tiên đã phát hiện đƣợc Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi và tác giả cho rằng

Simulium nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.

Morii T. và cs (1984) [38] đã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng

Leucocytozoon đƣợc chiết từ tuyến nƣớc bọt của dĩn, kết quả nhận thấy: các thoi trùng đƣợc phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì không lây nhiễm đƣợc cho gà. Các thoi trùng đƣợc phân lập vào ngày thứ 3 thì có khả năng gây nhiễm cho gà.

Morii T. và cs (1986) [39] đã phân lập các thoi trùng từ tuyến nƣớc bọt của Culicoides arakawa và gây bệnh cho gà. Kết quả thấy thoi trùng xuất hiện trong ngoại vi máu gia cầm vào ngày thứ 15 và biến mất vào ngày thứ 26 sau khi gây nhiễm. Kháng nguyên hòa tan đƣợc tìm thấy trong huyết thanh của gà gây nhiễm trong khoảng 10 – 17 ngày và kháng thể tƣơng đồng xuất hiện ở ngày thứ 17 sau gây nhiễm.

Nakamura K. và cs (2001) [41] nghiên cứu ảnh hƣởng của

Leucocytozoon trên gà đẻ nhận thấy: Leucocytozoon ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất trứng của gà, thậm chí có thể ngừng đẻ. Tím thấy một số lƣợng lớn thể phân liệt thế hệ 2 trong buồng trứng và ống dẫn trứng. Gây phù và làm giảm áp lực của các mô lận cận với các mô có đơn bào ký sinh.

Steele E. J và cs (2001) [47] cho biết: sự phát triển của Leucocytozoon smithi có những nét tƣơng đồng với sự phát triển của các loài Plasmodium

Haemoproteus trong ký chủ trung gian.

Bằng phƣơng pháp sử dụng phản ứng chuỗi polimerasa (PCR) giao thức là sự kết hợp của 3 chuỗi PCR riêng biệt của các loài Haemoproteus, PlasmodiumLeucocytozoon, Hellgren O. và cs (2004) [33] đã tìm thấy 22 loài ký sinh trùng khác nhau gồm có 4 loài Haemoproteus, 8 loài Plasmodium

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Shane S. M (2005) [46] cho biết: việc kết hợp Clopidol anticoccidial trong thức ăn chăn nuôi với các hàm lƣợng khác nhau từ 125 – 250 ppm đã ngăn chăn đƣợc Leucocytozoonosis ở gà tây tại Hoa Kỳ.

Omori S. và cs (2008) [43] đã phân tích bộ gen của Leucocytozoon caulleryi. Kết quả đã mô tả đƣợc bộ gen nhiễm sắc thể của L. Caulleryi với chiều dài 5.959 bp.

Tully T. N và cs (2009) [48] cho rằng: việc sử dụng Chloriquine (250 mg/ 120 ml nƣớc uống cho 1 – 2 tuần) hoặc pyrimethamine có thể điều trị đƣợc bệnh do Leucocytozoon gây ra.

Có thể sử dụng kết hợp pyrimethamine (1 ppm) với salfadimethoxin (10 ppm) trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh do L. Caulleryi và và sử

dụng Clopidol (0,0125 – 0,025%) trong thức ăn để phòng bệnh do L. Smithi

gây ra [51].

Hoạt động chăn nuôi vịt tại các bán đảo phía Bắc của Michigan – Seney đã bị ngừng trệ do Leucocytozoon đã làm chết một số lƣợng lớn vịt, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi [53].

Mullen G. R., Durden L. (2009) [40] cho biết: gà đồng cỏ Attwater đang bị đe dọa tấn công bởi một loài ký sinh trùng đƣờng máu thuộc giống

Leucocytozoon, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Omori S. và cs (2010) [44] đã sử phƣơng pháp phân tích đếm tế bào

dòng chảy, tách giao bào Leucocytozoon để xác định sự có mặt của đơn bào

trong máu. Phƣơng pháp này có thể xác định đƣợc những mẫu máu bị nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu mà các phƣơng pháp thông thƣờng khác không tìm thấy đƣợc.

Hill A. G và cs (2010) [32] sử dụng phƣơng pháp PCR để kiểm tra 107 mẫu máu chim cánh cụt mắt vàng từ 4 khu vực riêng biệt trên khu vực phía nam đảo Oamaru. Kết quả kiểm tra thấy 83% số mẫu kiểm tra là dƣơng tính với Leucocytozoon.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Gà nuôi tại 4 huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh đơn bào Leucocytozoon ở gà.

* Địa điểm nghiên cứu

- Đề tài đƣợc thực hiện ở các nông hộ, các trại chăn nuôi gà gia đình và tập thể với các quy mô khác nhau ở 4 huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên (huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai và thị xã Sông Công).

- Địa điểm xét nghiệm mẫu:

Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ƣơng Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng – Thái Nguyên

* Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2011.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

* Vật liệu nghiên cứu

- Dĩn (để xác định loài ký chủ trung gian của đơn bào Leucocytozoon) - Mẫu máu gà (để xét nghiệm đơn bào Leucocytozoon và các chỉ số huyết học)

- Gà chết và gà bị bệnh do đơn bào Leucocytozoon (để mổ khám bệnh tích)

* Dụng cụ và hoá chất

- Kính hiển vi quang học, kính lúp - Bộ kim lấy máu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các ống nghiệm tráng chất chống đông máu (Natri citrat 3,8%)

- Thuốc điều trị bệnh Leucocytozoon ở gà: Monosulfa 200 W.S, RTD –

Coccistop, Marcoc, Marphasol - thảo dƣợc.

STT Thuốc Thành phần thuốc

1 Monosulfa 200 W.S Sulfamonomethoxine

2 RTD - coccistop Sulfadimethoxine

3 Marcoc Sulfamidine & Sulfaguanidine

- Phiến kính và lamen - Thuốc nhuộm giemsa - Dầu Bạch dƣơng, cồn 960

- Hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm khác

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Leucocytozoon ở gà tại 4 huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên

- Thành phần loài và sự phân bố các loài dĩn – KCTG của đơn bào

Leucocytozoon ở các địa phƣơng

- Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại các địa phƣơng - Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo vùng sinh thái - Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo mùa vụ

- Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo phƣơng thức chăn nuôi - Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo giống gà

- Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà - Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon theo tính biệt gà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Nghiên cứu bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra ở gà tại 4 huyện thị của tỉnh Thái Nguyên thị của tỉnh Thái Nguyên

- Thành phần loài Leucocytozoon ký sinh ở gà tại Thái Nguyên - Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh Leucocytozoon ở gà

- Một số chỉ số máu của gà mắc bệnh Leucocytozoon so với gà khỏe - Bệnh tích bệnh Leucocytozoon ở gà (biến đổi đại thể)

2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh

- Xác định hiệu lực của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà - Độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon đối với gà

2.4. Bố trí thí nghiệm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.4.1.1. Phương pháp bố trí thu thập dĩn

Chúng tôi đã thu thập đƣợc 80 cá thể dĩn tại 4 huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể nhƣ sau:

Địa phƣơng (huyện, thị) Số lƣợng dĩn (con) Dụng cụ bắt dĩn

H. Phổ Yên 20

Vợt làm bằng túi nilon trong suốt

TX. Sông Công 20

H. Đồng Hỷ 20

H. Võ Nhai 20

2.4.1.2. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon của gà ở các địa phương

Chúng tôi đã thu thập đƣợc 1002 mẫu máu tại 4 huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên theo phƣơng pháp chùm nhiều bậc.

Cụ thể nhƣ sau:

- Huyện Phổ Yên: 257 mẫu máu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Huyện Đồng Hỷ: 249 mẫu máu

- Huyện Võ Nhai: 234 mẫu máu

2.4.1.3. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon theo địa hình

Căn cứ vào bản đồ địa lý của tỉnh Thái Nguyên để phân các địa phƣơng nghiên cứu thành 3 loại địa hình.

Số lƣợng mẫu thu thập mẫu cụ thể nhƣ sau:

- Vùng núi cao: 391 mẫu

- Vùng trung du: 343 mẫu

- Vùng đồng bằng: 268 mẫu

2.4.1.4. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm theo mùa vụ

Chung tôi đã thu thập mẫu máu gà ở 4 mùa trong năm tại 4 huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:

- Vụ Xuân (từ tháng 2 - tháng 4): 244 mẫu

- Vụ Hè (từ tháng 5 - tháng 7): 263 mẫu

- Vụ Thu (từ tháng 8 - tháng 10): 237 mẫu

- Vụ Đông (từ tháng 11 - tháng 1 năm sau): 258 mẫu

2.4.1.5. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi

Chúng tôi đã thu thập máu của gà đƣợc nuôi theo 3 phƣơng thức sau:

- Chăn thả hoàn toàn: 274 mẫu

- Bán chăn thả : 387 mẫu

- Nuôi nhốt: 341 mẫu

2.4.1.6. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo loại gà

Chúng tôi đã thu thập máu gà theo 3 loại gà: Gà địa phƣơng, gà lai và gà ngoại. Số lƣợng mẫu thu thập cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Gà lai: 345 mẫu

- Gà ngoại: 340 mẫu

2.4.1.7. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tuổi gà

Chúng tôi đã thu thập mẫu máu của gà ở 5 lứa tuổi. Số lƣợng mẫu thu thập cụ thể nhƣ sau: ≤ 1 tháng tuổi: 125 mẫu > 1 – 2 tháng tuổi: 228 mẫu > 2 – 4 tháng tuổi: 231 mẫu > 4 – 6 tháng tuổi: 185 mẫu > 6 tháng tuổi: 206 mẫu

2.4.1.8. Phương pháp bố trí theo dõi 4 tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tính biệt gà

Kết quả thu thập cụ thể nhƣ sau:

- Gà trống: 478 mẫu

- Gà mái: 524 mẫu

2.4.1.9. Phương pháp bố trí theo dõi tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tình trạng vệ sinh thú y

Chúng tôi thu thập mẫu máu gà tại các địa phƣơng theo các tình trạng VSTY trong chăn nuôi gà.

Tình trạng VSTY đƣợc phân ra ba mức nhƣ sau:

- VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thƣờng xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân và chất độn chuồng để ủ, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

- VSTY trung bình: không thƣờng xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, chuồng nuôi không đƣợc làm khô ráo, còn có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

những vũng nƣớc đọng; không thƣờng xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ; không thƣờng xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.

- VSTY kém: chuồng gà làm ở chỗ đất trũng, trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng rất ẩm thấp, có nhiều vũng nƣớc đọng, có nhiều cỏ cây lúp xúp, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.

Bố trí thu thập mẫu máu gà nhƣ sau:

- Tình trạng VSTY tốt : 317 mẫu

- Tình trạng VSTY trung bình : 351 mẫu

- Tình trạng VSTY kém : 334 mẫu

2.4.1.10. Phương pháp bố trí theo dõi xác định loài Leucocytozoon ký sinh ở gà tại thái Nguyên

Các tiêu bản máu sau khi xét nghiệm thấy có đơn bào đƣờng máu ký sinh, chúng tôi tiến hành phân loại theo căn cứ vào hình thái, kích thƣớc, của các loại đơn bào đã phát hiện đƣợc theo khóa định loại của Levine N. D. (1985) [35].

2.4.1.11. Phương pháp bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Leucocytozoon ở gà

Chúng tôi đã bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng của 197 gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon (197 gà này có kết quả xét nghiệm máu phát hiện thấy Leucocytozoon trong hồng cầu).

2.4.1.12. Phương pháp bố trí theo dõi chỉ số máu của gà bị bệnh và gà khỏe

Gà sau khi đƣợc xác định là nhiễm đơn bào Leucocytozoon với cƣờng độ nặng, chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu, xét nghiệm để xác định sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học so với gà khỏe. Tiến hành 2 đợt thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm, mỗi đợt gồm 16 mẫu, trong đó có 8 mẫu máu của gà bị bệnh

Leucocytozoon và 8 mẫu máu của gà khỏe.

Đợt thí nghiệm Số mẫu máu gà khỏe Số mẫu máu gà bệnh Chỉ số máu xác định I 8 8 - Số lƣợng hồng cầu - Số lƣợng bạch cầu - Số lƣợng tiểu cầu - Hàm lƣợng huyết sắc tố - Công thức bạch cầu II 8 8

2.4.1.13. Phương pháp bố trí theo dõi bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh Leucocytozoon và tỷ lệ các cơ quan có đơn bào ký sinh

Chúng tôi tiến hành mổ khám 37 gà nhiễm Leucocytozoon ở cƣờng độ

trung bình và nặng, quan sát bệnh tích đại thể ở các cơ quan, tổ chức gà bệnh. Chụp ảnh vùng bệnh tích điển hình.

Lấy các cơ quan có bệnh tích điển hình, cắt lát, áp phiến kính, soi dƣới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon.

2.4.1.14. Phương pháp bố trí theo dõi hiệu quả và độ an toàn của 3 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đơn bào leucocytozoon ở gà tại một số địa phương của tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 31 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)