Bệnh tích của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đơn bào leucocytozoon ở gà tại một số địa phương của tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 79 - 82)

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

3.2.4. Bệnh tích của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon

Mổ khám đại thể là phƣơng pháp chủ yếu và thƣờng xuyên của giải phẫu bệnh thú y. Qua mổ khám xác chết hoặc con vật sống nghi bệnh, phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện ra những biến đổi bất thƣờng ở các cơ quan, phủ tạng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Dựa vào quan điểm trên, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 37 gà bị bệnh

Leucocytozoon ở các lứa tuổi khác nhau tại Thái Nguyên, để xác định những bệnh tích đại thể chủ yếu của gà do đơn bào Leucocytozoon gây ra.

Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14: Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đơn bào Leucocytozoon

Số gà mổ khám (con) Số gà có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%)

Kết quả theo dõi Bệnh tích đại thể chủ yếu Số gà (con)

Tỷ lệ (%)

37 23 62,16

- Xuất huyết gan 16 69,57

- Xuất huyết lách 12 52,17

- Xuất huyết thận 13 56,52

- Xuất huyết cơ 19 82,81

- Xuất huyết phổi 9 39,13

- Thận sƣng 14 60,87

- Gan sƣng 12 52,17

- Lách sƣng 9 39,13

- Xuất huyết da chân 6 26,07

Bảng 3.14 cho thấy:

Mổ khám 37 gà bị bệnh Leucocytozoon, có 23 gà có bệnh tích, chiếm 62,16%. Bệnh tích chủ yếu là xuất huyết ở gan, thận, lách, phổi, cơ, da chân; thận, gan và lách sƣng. Cụ thể:

Trong 23 gà có bệnh tích nói trên, bệnh tích phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất là xuất huyết cơ (82,81%), tiếp theo là bệnh tích xuất huyết ở gan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

(69,57%), xuất huyết thận (56,52%), có 52,17 % gà có bệnh tích xuất huyết lách; 39,13% xuất huyết phổi và ít gặp nhất là xuất huyết da chân ( 26,07%).

Ngoài xuất huyết thì gà bị bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra

còn thấy có bệnh tích thận sƣng (60,87%), gan sƣng (52,17%), lách sƣng (39,13%). Lý giải về vấn đề này, Lê Văn Năm (2011) [19] cho rằng: khi các đơn bào ký sinh trong tế bào nội mô của các cơ quan này, chúng sinh trƣởng, lớn lên và sinh sản theo phƣơng thức tự nhân đôi, làm vỡ nát tế bào của cơ quan nội tạng ký chủ. Để bù lại các tế bào bị phá hủy, cơ thể huy động khả năng phục hồi bằng sự kích thích quá trình tăng sinh, làm cho hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm đều trở nên phì đại, ròn xốp và dễ dập vỡ.

Ngoài ký sinh trong máu, đơn bào Leucocytozoon còn ký sinh trong các cơ quan nội tạng của gà. Kết quả khảo sát trên 6 loại cơ quan nội tạng và cơ của gà bị bệnh Leucocytozoon. Kết quả đƣợc chúng tôi trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15: Tỷ lệ cơ quan nội tạng và cơ có đơn bào Leucocytozoon ký sinh Địa phƣơng (huyện, thị) Số gà có bệnh tích (con)

Cơ quan có Leucocytozoon

Tim Lách Gan Thận Phổi

n % n % n % n % n % n % H. Phổ Yên 5 1 20,00 2 40,00 3 60,00 4 80,00 2 40,00 3 60,00 TX. Sông Công 4 0 0,00 1 25,00 2 50,00 2 50,00 3 75,00 3 75,00 H. Đồng Hỷ 6 1 16,67 4 66,67 4 66,67 3 50,00 4 66,67 5 83,33 H. Võ Nhai 8 2 25,00 6 75,00 6 75,00 5 62,50 3 37,50 7 87,50 Tính chung 23 4 17,39 13 56,52 15 65,22 14 60,87 12 52,17 18 78,26

Kiểm tra thấy Leucocytozoon ký sinh chủ yếu ở các cơ quan: lách, gan, thận, phổi và cơ (tỷ lệ từ 52,17% - 78,26%). Ở tim, tỷ lệ Leucocytozoon

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

ký sinh thấp (17,39%). Cùng một gà có thể thấy Leucocytozoon trên nhiều

cơ quan.

Khi mổ khám 150 gà tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Thạch (2004) [22] cho biết: ở các cơ quan (tim, gan, lách, thận, phổi, não) nếu nhiễm

Leucocytozoon nhẹ thì bên ngoài chƣa thấy biến đổi gì, nhƣng nếu nhiễm vừa và nặng thì xuất hiện sự thoái hóa, biến màu, thậm chí hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh, làm giảm chức năng hoạt động hoặc bị phá hủy, rõ nhất là ở gan và lách.

Nguyên nhân, theo chúng tôi có thể là do các cơ quan này có số lƣợng mạch quản nhiều nên Leucocytozoon theo máu đến các cơ quan này nhiều hơn. Do vậy, số lƣợng đơn bào ký sinh ở các cơ quan này nhiều, làm cho bệnh thể hiện nặng và rõ. Lâm Thị Thu Hƣơng và cs (2005) [7] cũng có những nhận xét nhƣ trên khi mổ khám 53 gà tại một số tỉnh ở miền Đông và miền tây Nam Bộ.

Từ kết quả ở bảng 3.14 và 3.15 cho thấy: gà bị bệnh do đơn bào

Leucocytozoon gây ra có các triệu chứng là xuất huyết các cơ quan nội tạng chủ yếu là ở gan, lách, thận, phổi và cả ở cơ, đây cũng là những cơ quan có tỷ lệ đơn bào ký sinh cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đơn bào leucocytozoon ở gà tại một số địa phương của tỉnh thái nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)