2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Thành phần loài Leucocytozoon gây bện hở gà tại Thái Nguyên
Các tiêu bản máu nhiễm Leucocytozoon đƣợc chúng tôi giữ lại và tiến
hành định loài đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở gà tại Thái Nguyên. Kết quả định loài đƣợc trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Thành phần loài Leucocytozoon gây bệnh ở gà tại Thái Nguyên Loài
đơn bào Leucocytozoon caulleryi Leucocytozoon sabrazesi Phân bố H. Phổ Yên TX. Sông Công H. Đồng Hỷ H. Võ Nhai H. Phổ Yên TX. Sông Công H. Đồng Hỷ H. Võ Nhai + + + + - - + + Tần xuất xuất hiện 100% 50% Ảnh minh họa
Kết quả trình bày ở bảng 3.10 cho thấy:
Đã phát hiện và xác định đƣợc hai loài đơn bào giống Leucocytozoon
gây bệnh cho gà tại Thái Nguyên là Leucocytozoon caulleryi và
Leucocytozoon sabrazesi. Loài Leucocytozoon caulleryi phân bố rộng rãi và phổ biến hơn so với loài Leucocytozoon sabrazesi. Loài Leucocytozoon caulleryi xuất hiện ở 100% số địa phƣơng nghiên cứu, loài Leucocytozoon sabrazesi xuất hiện ở 50% số địa phƣơng nghiên cứu.
Loài Leucocytozoon caulleryi là những đơn bào có dạng hơi tròn, đƣờng kính từ 15 – 15,5 µm. Khi ký sinh trong tế bào vật chủ, đơn bào này làm cho tế bào vật chủ có hình tròn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Loài Leucocytozoon sabrazesi: đơn bào có hình thuôn dài, khi đơn bào này ký sinh trong tế bào vật chủ làm cho tế bào vật chủ có hình thuôn dài.
Mô tả trên là hoàn toàn phù hợp với mô tả của Levine N. D. (1985) [37]. Sự phân bố hai loài đơn bào trên hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu về loài dĩn và sự phân bố của chúng mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 4.1. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [11] cho biết: ký chủ trung gian truyền đơn bào Leucocytozoon caulleryi và Leucocytozoon sabrazesi cho gà là các loài dĩn thuộc giống Culicoides và Simulium
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [13]: ở Việt Nam có 2 loài
Leucocytozoon ký sinh và gây bệnh chủ yếu cho đàn gà là Leucocytozoon caulleryi và Leucocytozoon sabrazesi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở đàn gà của Thái Nguyên cũng thấy xuất hiện hai loài trên.
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh Leucocytozoon
Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi, sức đề kháng của cơ thể vật chủ, số lƣợng đơn bào
Leucocytozoon ký sinh, điều kiện vệ sinh thú y, điều kiện thời tiết khí hậu…
Chúng tôi đã theo dõi 197 gà nhiễm Leucocytozoon để xác định các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh. Kết quả theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 3.11
Bảng 3.11: Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh Leucocytozoon
Số gà nhiễm (con) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%)
Kết quả theo dõi
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu Số gà (con)
Tỷ lệ (%)
197 62 31,47
Thiếu máu (mào, tích tái nhợt) 54 87,10
Ỉa chảy, phân mầu xanh lá cây 41 66,13
Gày yếu 43 69,35
Ăn kém 48 77,42
Ủ rũ, vận động chậm chạp 52 83,87
Khó thở 4 6,45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả bảng 3.11 cho thấy: trong 197 gà theo dõi có 62 gà xuất hiện triệu chứng, chiếm 31,47%. Các triệu chứng chủ yếu thƣờng thấy ở gà mắc bệnh do đơn bào Leucocytozoon gây ra là: thiếu máu, ủ rũ, ăn kém, gầy yếu, ỉa chảy phân màu xanh lá cây. Cụ thể:
69,35% số gà có triệu chứng gày yếu; 87,10% có triệu chứng thiếu máu, mào tích nhợt nhạt; 66,13% gà có triệu chứng ỉa chảy, phân xanh mầu lá cây. Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên theo chúng tôi là do đơn bào
Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu, đến thời kỳ trƣởng thành chúng phá vỡ hồng cầu hàng loạt gây hiện tƣợng thiếu máu. Hồng cầu bị phá vỡ dẫn đến một lƣợng lớn Bilirubin đƣợc giải phóng, chúng theo máu vào ruột và dẫn đến hiện tƣợng gà ỉa chảy phân có màu xanh lá cây. Đây cũng đƣợc coi là một trong những triệu chứng lâm sàng quan trọng giúp ta có thể chẩn đoán đƣợc bệnh có phải do đơn bào Leucocytozoon gây ra hay không.
Gà mắc bệnh có triệu chứng kém ăn chiếm 77,42%. Biểu hiện ủ rũ, vận động chậm chạp chiếm 83,87% số gà có triệu chứng. Ngoài ra, còn thấy một số lƣợng nhỏ gà có triệu chứng khó thở và có dấu hiệu thần kinh, tƣơng ứng
6,45% và 4,84%. Triệu chứng khó thở của gà là do đơn bào Leucocytozoon ký
sinh ở phổi và các phê quản phổi, dẫn đến làm tắc các phế quản phổi, làm cho gà khó thở.
Đơn bào Leucocytozoon ký sinh ở não dẫn đến gà mắc bệnh có các triệu chứng thần kinh.
Theo dõi 730 gà tại 3 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Lê Đức Quyết và cs (2009) [21] cho biết, một số triệu chứng chủ yếu của gà nhiễm
Leucocytozoon là thiếu máu, ỉa chảy, gầy còm, kém ăn. Xét trên những gà bị bệnh Leucocytozoon ở Thái Nguyên, ngoài triệu chứng trên, chúng tôi còn thấy phân gà bệnh có màu xanh lá cây, gà có thể có triệu chứng hô hấp và triệu chứng thần kinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn