Các hình thức thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36)

2.1 Pháp luật thực định về thu thập chứng cứ

2.1.2 Các hình thức thu thập chứng cứ

27

Trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc pháp chế, hoạt động thu thập chứng cứ khi tiến hành đều phải dựa trên các hình thức thủ tục mà BLTTHS quy định tại Điều 65 BLTTHS 2003: “Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tồ án có

quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Những người TGTT, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án”.

Như vậy, các hình thức thu thập luật định bao gồm:

- Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe trình bày: lấy lời khai bị can, bị cáo; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và một số người TGTT có quyền và nghĩa vụ liên quan khác.

- Tiến hành trưng cầu giám định; khám xét; khám nghiệm; và một số hoạt động điều tra khác (thực nghiệm, đối chất, nhận dạng…).

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những những chi tiết làm sáng tỏ vụ án.

- Những người TGTT, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan.

Cụ thể:

Triệu tập những ngƣời biết về vụ án để hỏi và nghe trình bày

- Lấy lời khai bị can, bị cáo (Điều 72, 131 BLTTHS 2003)

Bị can, bị cáo đều là những người biết rõ hơn ai hết và nắm được lượng thông tin tương đối lớn về vụ án từ quá trình chuẩn bị đến khâu thực hiện. Tuy nhiên họ thường có xu hướng trốn tránh và phủ nhận hành vi phạm tội, thậm chí dùng nhiều thủ đoạn tinh vi khiến vụ án trở nên phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan THTT. Do vậy, bản chất của việc lấy lời khai bị can, bị cáo là cuộc đấu trí đối với chủ thể THTT. Điều

28

tra viên, Kiểm sát viên cũng như Hội thẩm và Thẩm phán muốn có được lời khai đúng sự thật phải thận trọng khách quan lập kế hoạch hỏi cung, thẩm vấn. Trong đó cần dự kiến những vấn đề cần hỏi, áp dụng mọi biện pháp, chiến thuật mà pháp luật cho phép cũng như lựa chọn địa điểm, thời gian thích hợp để tiến hành thu thập thơng tin làm rõ nội dung vụ án. Hoạt động phải quán triệt nguyên tắc khách quan, nghiêm cấm việc bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can, bị cáo nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 198, 199 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009.

- Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và một số người TGTT có quyền

và nghĩa vụ liên quan khác (Điều 135, 136, 137 BLTTHS 2003)

Người làm chứng, người bị hại và một số người TGTT khác có liên quan đều có thể khai thác ở họ một số nguồn thơng tin nhất định có giá trị đối với việc xác định sự thật vụ án hình sự. Trong đó lời khai người làm chứng và người bị hại có giá trị tương đối cao khi so sánh, đối chiếu tính xác thực với lời khai bị can, bị cáo.

Quá trình nhận thức của những người TGTT này trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tri giác về sự việc phạm tội và giai đoạn khai báo trước cơ quan THTT.

Trong giai đoạn trị giác về việc phạm tội, người TGTT có trạng thái tâm lý như thế nào (bình tĩnh hay tức giận), khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết ra sao, độ dài thời gian tri giác, khoảng cách và đặc điểm thời tiết… tất cả cần phải được xem xét hết. Chính những yếu tố kể trên đều ảnh hưởng tới nhận thức và sự hiểu biết của người TGTT về sự kiện phạm tội. Từ đó hình thành nên lời khai trước cơ quan THTT.

Tiếp đến là giai đoạn khai báo, đây là việc nhớ lại kết quả từ quá trình tri giác ban đầu về sự kiện phạm tội của người TGTT. Giai đoạn này đạt hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực trí nhớ, trạng thái tâm sinh lý, khả năng trình bày và động cơ khai báo. Trong đó, tác giả chú trọng nhiều tới động cơ khai báo. Nếu người TGTT xuất phát từ ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, thực sự muốn bảo vệ trật tự an ninh xã hội thì đây là động cơ tích cực. Ngược lại, nếu người TGTT sợ bị trả thù, sợ phiền phức, mất thời gian thì lời khai của những người này thường khó

29

khai thác và ít giá trị. Chưa kể một số trường hợp người khai báo cố tình tung những thơng tin giả mạo, gây nhiễu loạn, khó khăn cho cơ quan THTT.

Tiến hành trƣng cầu giám định; khám xét; khám nghiệm; và một số hoạt động điều tra khác

- Trưng cầu giám định (Điều 155 BLTTHS 2003)

Theo giáo trình Khoa học điều tra hình sự trường đại học Luật Hà Nội: Trưng cầu giám định trong điều tra hình sự là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định tư pháp để kết luận về các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tran, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lý vụ án hình sự [19-tr.210].

Các thông tin khai thác được từ quá trình giám định đều được ghi nhận vào biên bản kết luận giám định và được sử dụng vào hoạt động của cơ quan THTT nếu có mối liên quan trực tiếp hay gián tiếp với các tài liệu, chứng cứ đã có. Kết luận giám định được xem là nguồn chứng cứ có tính chất chun mơn khoa học, có giá trị ngang nhau, khơng phân biệt cấp bậc của giám định viên. Cơ quan THTT phải sử dụng bản kết luận này một cách đầy đủ, khơng được trích đoạn sử dụng tùy tiện gây sai lệch nội dung.

- Khám xét (Điều 140 BLTTHS 2003)

Để thực hiện hành vi phạm tội, chủ thể phạm tội thường sử dụng công cụ, đồ vật hổ trợ thực hiện hành vi nhưng sau đó lại dùng nhiều thủ đoạn để che giấu, tiêu hủy các phương tiện trên. Vì vậy, khám xét là biện pháp được đặt ra để lục sốt, tìm kiếm trong người, trong chỗ ở, địa điểm nơi làm việc, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có.

Hoạt động khám xét phải đảm bảo yêu cầu về mặt nghiệp vụ là tính bí mật và bất ngờ. Đây là yêu cầu cơ bản để hoạt động đạt được mục đích, thủ phạm sẽ khơng có điều kiện che giấu, phi tang chứng cứ hoặc chạy trốn. Tuy nhiên, hoạt động khám xét

30

lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do và quyền bất khả xâm của con người ghi nhận trong Hiến pháp nên chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định rằng ở những nơi định khám xét đang cất giấu các vật chứng, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc ở đó có đối tượng bị truy nã lẩn trốn, người bị bắt cóc… và có lệnh khám xét đúng thẩm quyền quy định tại Điều 141 BLTTHS 2003 (trừ trường hợp khoản 3 Điều 142 BLTTHS 2003: “Có thể tiến hành khám người mà khơng cần có lệnh trong trường hợp

bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ”).

- Khám nghiệm (Điều 150, 151 BLTTHS 2003)

Pháp luật TTHS quy định hai hình thức khám nghiệm gồm: khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi.

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tìm kiếm, phát hiện, ghi nhận và thu thập dấu vết, vật chứng tại hiện trường do những cơ quan có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS thực hiện. Trong đó, hiện trường là nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm hoặc các vụ việc mang tính hình sự. Sau khi quan sát hiện trường, nếu Điều tra viên và Kiểm sát viên có sự thống nhất với nhau về phương pháp sẽ tiến hành khám nghiệm, các dấu vết sẽ tiến hành ghi nhận thì sẽ tạo sự đồng thuận cao trong giải quyết vụ án và xây dựng được hồ sơ kiểm sát đầy đủ, hệ thống chứng cứ chắc chắn [25-tr.12].

Khám nghiệm tử thi là biện pháp điều tra nhằm xác định nguyên nhân cái chết dựa trên dấu vết để lại trên tử thi. Hoạt động này được thực hiện cả với mục đích pháp lý lẫn y tế nhằm đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật, di chứng hay do hung thủ thực hiện. Khám nghiệm tử thi bao gồm khám ngoài và giải phẩu tử thi. Việc khám ngoài phải ghi nhận rõ tình trạng cơ thể nạn nhân, mức độ biến đổi tử thi, đặc biệt chú ý khám kỹ vùng đầu, cổ, gáy, ngực, các lỗ tự nhiên… nhằm tìm kiếm các dấu vết, vật chứng, làm rõ các thương tích trên cơ thể. Đối với giải phẩu tử thi phải do bác sỹ pháp y thực hiện để xác định nguyên nhân cái chết, phương tiện gây thương tích thơng qua đặc điểm bờ mép, thành, đáy, rãnh xuyên… của bộ phận cơ thể bị tổn thương.

31

- Một số hoạt động điều tra khác:

Nhận dạng (Điều 139 BLTTHS 2003)

Nhận dạng được xem là một trong những biện pháp điều tra nhằm tổ chức cho người làm chứng, người bị hại, bị can, bị cáo quan sát, so sánh đối tượng hiện tại với đối tượng mà họ đã tri giác trước đây để xác nhận sự tương đồng hay khác biệt giữa các đối tượng đó nhằm đưa ra kết luận phù hợp. Có hai loại nhận dạng chính: là nhận dạng trực tiếp và nhận dạng gián tiếp. Nhận dạng trực tiếp như nhận dạng người, tử thi, đồ vật, tài liệu, địa điểm… Nhận dạng gián tiếp như nhận dạng qua ảnh, qua phim, video, nhận dạng giọng nói qua băng ghi âm…

Thực nghiệm (Điều 153 BLTTHS 2003)

Thực nghiệm là hoạt động của CQĐT như dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc các tình tiết khác của một sự việc nhất định nhằm xác định mức độ tin cậy của những tình tiết phản ánh trong lời khai của người TGTT, những chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra vụ án hoặc kiểm tra các giả thuyết, phán đốn mà phía CQĐT đặt ra xem một hành vi, sự việc, hiện tượng nào đó có khả năng diễn ra hay khơng [25-tr.18].

Đối chất (Điều 138 BLTTHS 2003)

Hoạt động đối chất được tiến hành trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa những người TGTT như giữa bị can với người bị hại, người làm chứng...để xác định sự thật vụ án. Đối chất chỉ được tiến hành sau khi đã hỏi cung hoặc lấy lời khai vì sau những hoạt động này mới phát hiện được mâu thuẫn trong lời khai của họ. Trong quá trình đối chất, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết cần làm sáng tỏ, tiến hành hỏi theo từng người hoặc để những người tham gia đối chất tự hỏi lẫn nhau.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những những chi tiết làm sáng tỏ vụ án

32

Những đồ vật, tài liệu và lời trình bày được các CQTHTT yêu cầu cung cấp thường chứa đựng những tình tiết liên quan đến vụ án như lý lịch bị can, biên bản xử lý vi phạm hành chính, trích lục tiền án, tiền sự,… Đây có thể đều là những nguồn chứng cứ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu thập chứng cứ bởi một đồ vật, tài liệu, tình tiết khi ở trạng thái đơn lẻ có thể chưa phát hiện được giá trị chứng minh, nhưng khi xem xét một cách hệ thống trong mối quan hệ tương tác với một nhóm tổng thể lại phát hiện ra vấn đề và chọn lọc để sử dụng làm chứng cứ chứng minh.

Như vậy, việc vận dụng hình thức thu thập này phụ thuộc vào khả năng, trình độ và kinh nghiệm khác nhau cũng những người THTT khác nhau, phụ thuộc vào từng đối tượng và các tình huống diễn biến thực tế.

Những ngƣời TGTT, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đƣa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan

Bên cạnh những hình thức thu thập chứng cứ mà các CQTHTT thường chủ động tiến hành, khoản 2 Điều 65 BLTTHS 2003 còn ghi nhận một hình thức thu thập khác cho phép những người TGTT, những cơ quan, tổ chức hoặc bất kỳ cá nhân nào nếu có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án đều có thể hồn tồn tự chủ động giao nộp cho CQTHTT. Song những tài liệu, đồ vật này có được xem là nguồn chứng cứ và chuyển hóa thành chứng cứ hay khơng cịn phụ thuộc vào sự đánh giá của CQTHTT. Ngày nay, so với các loại tội phạm truyền thống, những tội phạm về công nghệ thông tin và viễn thông xuất hiện ngày càng phổ biến và tinh vi phức tạp. Nhiều dấu hiệu tội phạm chỉ được phát hiện và tìm thấy dưới dạng mã hóa các phương tiện điện tử, mạng máy tính, các thiết bị ghi âm, ghi hình... Tuy nhiên, khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 lại chưa ghi nhận các dữ liệu điện tử nói trên thuộc phạm vi nguồn chứng cứ. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức dù đã chủ động đưa ra các tài liệu chứng minh dưới dạng dữ liệu điện tử nhưng CQTHTT lại từ chối vì cho rằng khơng đảm bảo tính hợp pháp. Do đó, trong phần kiến nghị tại chương 3 của khóa luận, tác giả sẽ có những ý kiến sửa đổi bổ sung về vấn đề này để hoàn thiện chế định nguồn

33

chứng cứ trong pháp luật TTHS Việt Nam nhằm đối phó hiệu quả trước tình hình tội phạm hiện tại.

Với những hình thức thu thập chứng cứ luật định nêu trên, người THTT cần kết hợp, vận dụng thêm những kinh nghiệm thực tế; những chiến thuật mưu trí, sáng tạo và linh hoạt trong Khoa học điều tra hình sự để q trình thu thập chứng cứ được nhanh chóng và hiệu quả.

2.1.3 Các phƣơng pháp thu thập chứng cứ

Phương pháp được hiểu là toàn thể những bước đi mà tư duy tiến hành theo trình tự hợp lý luận, nhằm tìm ra chân lý trong khoa học, phát hiện những điều chưa biết, chứng minh những điều đã biết [22-tr.664]. Phương pháp trong hoạt động thu

thập chứng cứ chính vì thế là những phương pháp mà các chủ thể THTT phải tuân theo và vận dụng phù hợp khi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản các chứng cứ liên quan đến vụ án.

Hoạt động thu thập chứng cứ bản chất là một quá trình nhận thức chân lý, một quá trình phản ánh biện chứng các sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất vào trong ý thức con người trên cơ sở thực tiễn. Vì thế có thể khẳng định phương pháp chung quán triệt cho toàn bộ hoạt động thu thập chứng cứ chính là phương pháp duy vật biện chứng Mác xít. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích và đặc điểm đặc biệt của hoạt động này, nên thu thập chứng cứ bên cạnh đó cịn có những phương pháp đặc thù riêng biệt để vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo chứng cứ có đầy đủ giá trị chứng minh. Lý luận khoa học pháp luật Hình sự đã thừa nhận những phương pháp được áp dụng khi thu thập chứng cứ cụ thể như sau:

Phương pháp quan sát

Quan sát trong thu thập chứng cứ là phương pháp địi hỏi tính tri giác và tính tư duy tích cực do Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán chủ yếu thực hiện để xem xét và ghi nhận một cách chính xác, đầy đủ các đối tượng quan sát liên quan đến sự kiện phạm tội. Các đối tượng quan sát chủ yếu trong thực tiễn thu thập chứng cứ bao

34

gồm hiện trường vụ án và diễn biến hành vi, thái độ của những người liên quan đến vụ

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)