Những hạn chế trong hoạt động thu thập chứng cứ và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu thập chứng cứ

2.2.2 Những hạn chế trong hoạt động thu thập chứng cứ và nguyên nhân

2.2.2.1 Những hạn chế

Bên cạnh những thành tích đạt được, các cơ quan THTT cũng khơng thể tránh khỏi những hạn chế sai sót cần khắc phục, sửa đổi. Đặc biệt trong thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ còn cho thấy nhiều lỗ hổng bất cập, là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ án oan sai, án tại hồ sơ gây thiệt hại rất lớn cho bản thân và gia đình chủ thể bị oan, ảnh hưởng xấu đến dư luận quần chúng.

Những hạn chế nổi cộm phải kể đển như:

43

Trong một số vụ án, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan như thời gian điều tra hạn chế, tình tiết vụ án phức tạp nên các Điều tra viên đã không thực hiện đầy đủ các hoạt động điều tra dẫn đến bỏ sót nhiều chứng cứ mà thông thường là những chứng cứ gỡ tội. Thay vào đó, họ chỉ chú trọng thu thập chứng cứ trực tiếp, chứng cứ buộc tội và những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điều này xuất phát từ ý thức thiếu trách nhiệm, thái độ định kiến, bảo thủ, muốn chứng minh việc khởi tố của mình là đúng nên các lực lượng điều tra thường mang tâm lý giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo, đùn đẩy trách nhiệm “gỡ tội” cho người bào chữa. Từ đó mang lại cách nhìn phiến diện cho hoạt động truy tố, xét xử về sau. Đến các Thẩm phán phụ trách xét xử tại phiên tòa khi đọc hồ sơ vụ án tỏ ra rất kỹ nhưng chưa chú trọng vấn đề phân tích, tổng hợp nên khơng nắm được các tình tiết của vụ án, khơng thể hiện tính khách quan mà chỉ chú tâm nghiên cứu các tài liệu chứng cứ buộc tội, sẵn sàng bỏ qua, phớt lờ các tài liệu là chứng cứ gỡ tội cho bị cáo.

Điển hình là vụ án oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn. Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người theo Điều 93 BLHS. Căn cứ tài liệu ban đầu điều tra ngày 28/9/2003, CQĐT đã ra lệnh tạm giữ với ông Nguyễn Thanh Chấn. Ngày 3/12/2003, CQĐT đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ đề nghị VKS truy tố Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Cả hai phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân. Trong quá trình ở trại giam, ơng Nguyễn Thanh Chấn đã nhiều lần kêu oan. Đặc biệt bà Nguyễn Thị Chiến, vợ của phạm nhận, cũng liên tục tìm cách đưa đơn kêu oan cho chồng. Với trách nhiệm là luật sư bào chữa của ơng Chấn khi đó, ơng Bùi Văn Thấm, Trưởng văn phịng luật sư Thủy Nguyên đã đưa ra rất nhiều chứng cứ gỡ tội và chỉ rõ những điểm có vấn đề trong bản kết luận điều tra của vụ án.

Thứ nhất, thời gian chị Hoan bị giết và việc sử dụng thời gian của bị cáo từ 19

44

tuổi ở thơn Me có giấy xác nhận, 7h20 tối hơm đó bà ra quán anh Chấn mua kẹo thì gặp anh Thực vào gọi điện ở quán anh Chấn, anh Chấn là người bấm máy cho anh Thực gọi. Bảng kê điện tử tự động thanh toán tiền điện thoại của bưu điện gọi từ số máy của nhà ông Chấn th bao có cuộc gọi của ơng Thực nêu trên là ngày 15/8/2003, gọi từ 19 giờ 19 phút 51 giây đến 19 giờ 20 phút 31 giây. Với những tình tiết nêu trên, thời gian chị Hoan bị giết nếu là từ 19 giờ 5 phút đến 19 giờ 25 phút thì tại thời điểm này ơng Chấn đã ở tại quán bán hàng của nhà mình chứ khơng ở khu vực xin nước nhà chị Hoan.

Thứ hai, biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án có rất nhiều dấu vết như: Dấu

chân dưới nền nhà, dấu tay có trên vết máu trên cửa và vân tay trên chiếc gối đậy mặt chị Hoan. Nhưng tất cả đều không được đánh giá và kết luận.

Thứ ba, về giám định pháp y, con dao thu ở hiện trường bị cáo nhận dạng là

hung khí gây án nhưng dấu vết trên dao đâm nạn nhân không được xác định là của ai? …

[44-truy cập ngày 25/5/2015, 11:15AM].

Tuy nhiên, những chứng cứ gỡ tội của luật sư và các đơn từ kêu oan của ông Chấn và bà Nguyễn Thị Chiến đều không được xem xét thấu đáo. Các cơ quan và người THTT ngay từ đầu đã định kiến ông Chấn phạm tội nên quá trình điều tra, truy tố và xét xử chỉ tập trung dùng các tài liệu để buộc tội, xem nhẹ nguyên tắc suy đốn vơ tội. Mặc dù trong các tài liệu hồ sơ đều ghi nhận bị cáo tự khai nhận hành vi phạm tội nhưng tại phiên tịa sơ thẩm và phúc thẩm, ơng Chấn đều kêu oan, phủ nhận hành vi giết chị Hoan. Qua đó có căn cứ cho rằng trong q trình điều tra, các các bộ điều tra đã có hành vi bức cung, mớm cung, định kiến hỏi cung theo hướng bắt ông Chấn phải nhận tội giết người. Trong khi, Điều 72 BLTTHS 2003 quy định: “Lời nhận tội của bị

can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời khai nhận của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”. Tuy nhiên, cả HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm lẫn Kiểm sát viên đều kiên quyết

45

không yêu cầu điều tra làm rõ mà vẫn kết tội cho ông Chấn. Mãi 10 năm sau, ngày 25/10/2013, nghi phạm Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. VKSND tối cao mới ra kháng nghị đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục tái thẩm hủy các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm đối với ông Chấn để điều tra lại vụ án. Cùng này 4/11/2013, ơng Chấn được tạm đình chỉ thi hành án, được thả tự do về nhà.

Cũng trong một vụ án khác xảy ra gần đây tại địa bàng Tỉnh Daklak, vụ “Áp

giải học sinh lớp 12 tại sân trường” do Công an Tp.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khởi tố

em Đỗ Quang Thiện vào tháng 3/2013 về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với ông Lê Phước Thọ (67 tuổi). Vụ án đến nay vẫn đang gây bức xúc rất lớn cho dư luận khi Tòa án cả 2 cấp đều cố ý “bỏ quên chứng cứ gỡ tội quan trọng”. Khơng ít ý kiến nghi ngờ tính nghiêm minh của phiên tịa vì đã khơng hề căn cứ, tranh luận gì về nội dung cơng văn phúc đáp số 696 (CV 696) khẳng định khi nhập viện ơng Lê Phước Thọ chỉ bị đột quỵ vì bệnh nội khoa chứ không hề chấn thương do tai nạn giao thông, mà Bệnh viện Đa khoa Tỉnh đã gửi VKSND TP. Buôn Ma Thuột trước khi cả 2 cấp tịa đưa vụ án ra xét xử. Trong khi đó, Tịa án chỉ dựa vào bản kết luận pháp y thương tích, với kết luận ơng Thọ bị “chấn thương sọ não, liệt 1/2 người trái, 50% tạm thời 3 tháng” do Giám đốc - Giám định viên, bác sĩ Từ Cơng Hiển ký tên đóng dấu ngày 8/10/2012. Tháng 8/2014, Tịa phúc thẩm phạt Thiện 9 tháng tù giam, buộc cha mẹ Thiện phải bồi thường cho ơng Thọ các khoản chi phí, viện phí hơn 56 triệu đồng. Vụ án càng gây bức xúc dư luận, khi cơ quan Thi hành án hình sự ngày 2/4/2015 đưa cả xe đặc chủng đến trường THPT Buôn Ma Thuột để áp giải em Thiện ngay giữa buổi học lên xe tù trước hàng nghìn ánh mắt hoảng sợ của thầy trò nhà trường [45-truy cập ngày 25/5/2015, 2:00PM].

Lẽ ra, ngay sau khi có Cơng văn số 696 của giám đốc bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, dù chưa được xem là chứng cứ theo quy định tại Điều 64 BLTTHS 2003 nhưng có nội dung mâu thuẫn với bản kết luận của bác sĩ giám định pháp y: biên bản kết luận giám

46

định là dựa trên cơ sở hồ sơ tài liệu từ bệnh án của bệnh viện mà toàn bộ chứng thực của tất cả các bác sĩ điều trị ghi trong bệnh án đều xác định ông Thọ bị đột quỵ, trong khi Giám định viên pháp y Hiển không trực tiếp điều trị hay thăm khám trên bệnh nhân mà lại kết luận ông Thọ bị chấn thương sọ não. Trường hợp này, thay vì các cơ quan THTT phải bàn bạc, mời giám đốc Trung tâm giám định pháp y, giám đốc bệnh viện Tỉnh Daklak, bác sỹ trực tiếp điều trị cho nạn nhân để trao đổi xác định nạn nhân nhập viện là vì bệnh lý đột quỵ hay bị tai nạn giao thơng, Tịa án các cấp đã vội vàng căn cứ vào chứng cứ buộc tội là bản Kết luận giám định pháp y mà đưa ra phán quyết phạt tù 9 tháng đối với em Thiện.

Tình trạng ép cung, mớm cung, nhục hình

Thực tế xảy ra nhiều trường hợp các Điều tra viên vì vấn đề thành tích, muốn giải quyết dứt điểm và kết thúc nhanh vụ án nên sẵn sàng thực hiện hành vi mớm cung, dụ cung, ép cung xâm phạm quyền và lợi ích của bị can, hay thậm chí dùng nhục hình buộc bị can phải nhận tội. Từ đó hình thành nên ý thức thiếu trách nhiệm trong hoạt động thu thập chứng cứ, quá “trọng cung” mà khơng đánh giá tồn bộ chứng cứ, coi lời khai bị can là bằng chứng duy nhất để buộc tội mà không tiến hành thu thập điều tra thêm để xác minh, so sánh với các nguồn chứng cứ. Trường hợp gây hậu quả nặng nề cho bị can từ hành vi ép cung, nhục hình, các cán bộ điều tra cịn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Đơn cử ngày 26/9/2014 vừa qua, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Đức Hồn, ngun Phó trưởng cơng an TP.Tuy Hịa (tỉnh Phú Yên) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hành vi của ơng Hồn có liên quan đến vụ án dùng nhục hình xảy ra tại tại Cơng an TP.Tuy Hịa gây ra cái chết cho anh Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, trú tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) vào ngày 13-5-2012. Thời điểm xảy ra sự việc, ơng Lê Đức Hồn với trách nhiệm là Phó trưởng Cơng an TP.Tuy Hịa, trưởng ban chun án đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, để cấp dưới bắt nghi phạm khi chưa có lệnh bắt và

47

dùng nhục hình khiến nghi phạm tử vong. Được biết, từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều 13-5-2012, 5 cán bộ điều tra đã dùng dùi cui cao su đánh vào người anh Kiều khi xét hỏi, không cho nghi phạm ăn uống. Khi được đưa đến Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Phú Yên vào lúc 14 giờ cùng ngày, anh Kiều mệt mỏi và biểu hiện sức khỏe rất yếu nên được chuyển đến Bệnh xá Cơng an Phú n để chăm sóc. Chiều tối cùng ngày thì chuyển đến Bệnh viện đa khoa Phú Yên cấp cứu nhưng anh Kiều đã tử vong ngoại viện [46-truy cập ngày 25/5/2015, 3:15PM].

Pháp luật tố tụng Việt nam luôn nghiêm cấm việc dùng các thủ đoạn trái pháp luật hoặc dùng nhục hình buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật hay thậm chí khai nhận hành vi mà mình khơng làm sau đó ngụy tạo chứng cứ gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Bị can, bị cáo muốn chứng minh việc này là có thật phải có chứng cứ trước Tịa án. Trong khi pháp luật khơng cho phép ghi hình việc lấy lời khai nên ngồi việc chứng minh qua vết tích do nhục hình thì lời khai đơn thuần của họ ít nhiều thiếu cơ sở tin cậy. Nếu các buổi hỏi cung đều được ghi hình thì sẽ khơng có chuyện bị cáo phản cung tại tòa cho rằng bị Điều tra viên ép cung hay dùng nhục hình. Lực lượng điều tra vì thế buộc phải chấn chỉnh nghiêm túc hoạt động hỏi cung khi biết mình cũng đang bị giám sát. Đồng thời ngăn ngừa khả năng nghi can bịa đặt, dùng kẻ hở phản cung này của pháp luật để vu cáo lực lượng điều tra.

Thu thập chứng cứ vẫn còn nhiều vi phạm về thủ tục tố tụng

- Đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường:

Một số trường hợp CQĐT thực hiện biện pháp khám nghiệm khơng có người chứng kiến dẫn đến thiếu tính khách quan và có nhiều sai sót, vi phạm khoản 2 Điều 150 BLTTHS 2003; thu giữ dấu vết vật chứng mơ tả sơ sài, thậm chí khơng lập biên bản, khơng niêm phong đúng quy định; sơ đồ hiện trường không phản ánh đúng thực tế, không ghi nhận đầy đủ các thông tin về đồ vật, tài liệu. Trong nhiều vụ án, cán bộ làm nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường còn tỏ ra thiếu chuyên nghiệp trong công việc

48

bảo quản vật chứng, dấu vết hay thậm chí cẩu thả, tùy tiện xử lý các vấn đề phát sinh dẫn dến nhiều thiếu xót trong q trình khám nghiệm và thu thập chứng cứ nói chung.

Điển hình là vụ nghi án Hồ Duy Hải với hành vi giết hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi (Long An) xảy ra vào tối 13.1.2008. Dư luận và báo chí đến nay vẫn đang liên tục phản ánh vụ án có nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng và oan sai. Nhiều đồ vật liên quan được cơ quan THTT kết luận là hung khí gây án lại khơng được CQĐT thu thập ngay tại thời điểm khám nghiệm (thớt, ghế và con dao).

Bản án sơ, phúc thẩm, cáo trạng và kết luận điều tra quy kết Hải dùng con dao Thái Lan dài 28cm, ngang 3cm có tại bưu điện Cầu Voi sát hại 2 nạn nhân. Nhưng công tác khám nghiệm hiện trường dù đầy đủ thành phần, đông người chứng kiến lại xác nhận không hề có con dao nào. Hơm sau khi dọn dẹp hiện trường, nhóm dân phịng địa phương đã tìm thấy 1 con dao mới tại bưu điện. Con dao này chỉ được nhóm dân phịng nhìn thấy; cho rằng khơng liên quan đến vụ án nên họ đã lỡ đem đốt con dao cùng với những đồ vật khác tại hiện trường. Sau đó khá lâu CQĐT yêu cầu ông Nguyễn Văn Thu (hành nghề xe ôm, là tổ trưởng tổ dân phòng ấp 7, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) ra chợ Thủ Thừa mua một con dao có đặc điểm giống với con dao mà ơng và một số người đã đốt. Con dao này được ông Thu giao nộp cho Điều tra viên công an tỉnh Long An và cơ quan này “mặc nhiên” xem đây là hung khí mà Hồ Duy Hải đã dùng để sát hại 2 nạn nhân.

Về cái thớt, một biên bản xác nhận của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu (bạn thân của hai nạn nhân) thừa nhận rằng chị đã thực hiện theo yêu cầu cầu của CQĐT tỉnh Long An ra chợ mua một cái thớt, sau hơn 5 tháng xảy ra vụ án, để bổ sung vào danh sách "tang vật", minh họa cho hung khí mà Hải đã dùng để giết người trước đó [28- tr.12].

Đây là cách làm đối phó hết sức cẩu thả và vơ trách nhiệm của lực lượng điều tra trong vụ nghi án Hồ Duy Hải. Nếu những thông tin về việc ngụy tạo "mua chứng cứ ngồi chợ" này là có thật, vụ án có vi phạm về mặt tố tụng nên cần thiết phải huỷ án

49

theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và hành vi của cán bộ điều tra phụ trách có thể sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Đối với hoạt động giám định:

Thực tiễn có nhiều vụ án bị can, bị cáo hay phía người bị hại do nghi ngờ về tính chính xác của kết luận giám định nên đã khiếu nại nhiều lần yêu cầu giám định lại. Đáng nói là qua mỗi lần giám định lại mang về nhiều kết luận khác nhau làm ảnh

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)