Nhu cầu nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 67)

Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong điều kiện thực hiện đường lối đổi mới phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra đối với các CQTHTT. Trong đó, xuất phát từ rất nhiều nhu cầu mà việc nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ được cho là hết sức cần thiết:

Thứ nhất, vấn đề bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân luôn là mục

tiêu phát triển lâu dài của lịch sử, là một trong những giá trị quý báu của nền văn minh nhân loại. Nhà nước Việt Nam những năm qua đã cố gắng ưu tiên đẩy mạnh việc kiện tồn hệ thống pháp luật gần hơn so với thơng lệ quốc tế, xây dựng các chính sách đảm bảo quyền con người, đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng đầy đủ hơn các quyền và tự do cơ bản của công dân. Việc thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhận thức và sự quan tâm đối với cơng tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Những quy định này không chỉ là cơ sở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử mà còn giúp xác định các quyền của bị can, bị cáo được bình đẳng trước tịa án; xác định các nguyên tắc áp dụng có lợi cho bị can, bị cáo; quyền được bào chữa, được xét xử công khai bởi một tịa án án có đủ thẩm quyền, độc lập và vơ tư… Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số quy định về quyền con người trong hoạt động tư pháp vẫn bị xâm phạm. Một số nơi lực lượng cảnh sát điều tra vẫn tiếp tục lạm dụng quyền lực bắt giữ người nghi là tội phạm. Buông lỏng cơ chế giám sát trong việc bảo vệ người bị tạm giam, tạm giữ để điều tra dẫn đến tình trạng ép cung, tra tấn, nhục hình. Những khó khăn, trở ngại của người bào chữa trong việc tiếp cận hồ sơ truy tố, tiếp cận người đang bị tạm giam, tạm giữ cũng như gặp nhiều hạn chế trong việc thu thập chứng cứ gỡ tội.

56

Do đó, nhu cầu cải cách tư pháp vẫn cần được tiếp tục đẩy mạnh để ngày càng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, sự ra đời của BLTTHS Việt Nam 2003 như tạo một hành lang pháp lý

vững chắc giúp hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ được tiến hành nhanh chóng thuận lợi, góp phần quan trọng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử nhằm giữ vững trật tự an ninh xã hội. Song, trước sự phát triển của giai đoạn thực hiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, một số các quy định tố tụng hiện hành trong đó có chế định về nguồn chứng cứ và hoạt động thu thập chứng cứ đang đứng trước yêu cầu phải sửa đổi do bộc lộ nhiều bất cập vướng mắc, thiếu tính thời sự dẫn đến chưa đối phó hiệu quả tình hình tội phạm trong tình hình kinh tế xã hội đổi mới. Đơn cử là sự khiếm khuyết trong các quy định về những hình thức thu thập chứng cứ; quy định về các chủ thể có thẩm quyền thu chập chứng cứ chưa phù hợp và đầy đủ; chưa tôn trọng và đảm bảo đúng mức quyền hạn của người bào chữa; nhiều quy định chưa thấy rõ sự ràng buộc phối hợp hoạt động giữa các CQTHTT… Đây đều là những tồn tại làm mất đi tính hiệu quả và khách quan của hoạt động thu thập chứng cứ mà trong tiến trình sửa đổi BLTTHS sắp tới ta phải chú trọng xem xét.

Thứ ba, ngoài những hạn chế bất cập trong nội dung các quy định pháp luật tố

tụng hiện hành, thực tiễn áp dụng và thi hành hoạt động thu thập chứng cứ cho thấy còn tồn tại khá nhiều sai phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau: sự hạn chế về trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ, tư tưởng ngại khó ngại khổ bng lỏng trách nhiệm, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, sa sút phẩm chất đạo đức, quan liêu mưu cầu vụ lợi… Vì vậy, địi hỏi cần có những giải pháp và sự can thiệp kịp thời của các Bộ và cơ quan hữu quan để vừa đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ vừa nhất quán chấn chỉnh xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm hoạt động tố tụng.

Thứ tư, trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới đang diễn ra sôi động, hợp

57

tranh, đối phó trước tình hình tội phạm trong tình hình kinh tế xã hội đổi mới, góp phần bảo vệ và phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia không chỉ trên lĩnh vực pháp luật mà cịn trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao. Việt Nam thời gian qua đã ký kết khá nhiều cơng ước quốc tế trong đó phải kể đến Cơng ước chống tra tấn năm 1984 của Liên Hợp Quốc. Công ước được Việt Nam ký kết vào đầu tháng 11 năm 2013 và phê chuẩn mới đây ngày 5/2/2015. Công ước là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả trong việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể là quyền khơng bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người sao cho phù hợp hơn với quy chuẩn chung của pháp luật quốc tế. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế từ các quốc gia thành viên khác trong quá trình tiến hành thủ tục TTHS đối với tội phạm có liên quan đến hành vi tra tấn… Vì vậy, sau thời gian phê chuẩn, chúng ta có nghĩa vụ phải nội luật hóa một cách phù hợp các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam.

Xuất phát từ những nhu cầu nói trên, việc đề ra các kiến nghị sửa đổi, các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ là điều hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)