Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 75 - 86)

3.2 Các giải pháp cụ thể

3.2.2 Các giải pháp khác

Để nâng cao toàn diện hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ, ngoài đổi mới hệ thống pháp luật tố tụng, các cơ quan và người THTT cần quán triệt thực hiện tốt một số nhóm giải pháp đề xuất hồn thiện sau đây:

66

- Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường. Các kết quả

của công tác khám nghiệm hiện trường phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, khả năng thụ cảm và tư duy của cán bộ kỹ thuật khám nghiệm hình sự. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lực lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo cịn ít, dẫn đến việc điều động người không đúng chuyên môn để bù đắp thiếu hụt về số lượng. Khắc phục tình trạng này cần tăng số lượng học viên chuyên ngành kỹ thuật khám nghiệm hình sự tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Sau khi tốt nghiệp và công tác vẫn cần được tiếp tục tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn để theo kịp sự phát triển của công nghệ và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn của bọn tội phạm. Xây dựng ý thức phối hợp để tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ phận liên quan như phịng hậu cần, Viện Khoa học hình sự… trong vấn đề về kinh phí trang bị phương tiễn kỹ thuật cần thiết. Ngoài ra, nhằm chủ động cho kế hoạch khám nghiệm hiện trường cần có sự trao đổi thông tin cần thiết giữa kỹ thuật viên khám nghiệm và người chủ trì cuộc khám nghiệm là Điều tra viên. Kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khám nghiệm.

- Thứ hai, cần chuẩn bị kế hoạch hỏi cung chu đáo và vận dụng linh hoạt các

chiến thuật hỏi cung. Trước khi hỏi cung, Điều tra viên cần nắm rõ nhân thân lai lịch bị can, đặc điểm tâm lý và những hoạt động cơ bản phạm tội thông qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do lực lượng trinh sát, tổ chức xã hội cung cấp, tài liệu lưu trữ ở bộ phận quản lý hồ sơ của lực lượng An ninh… Đặc biệt đối với những đối tượng có trình độ cao trên một số lĩnh vực nhất định thì việc nghiên cứu những vấn đề trên có ý nghĩa quan trọng giúp định hướng phương pháp và chiến thuật hỏi cung phù hợp. Tùy vào thời điểm và từng loại đối tượng mà chiến thuật và phương pháp hỏi cung được vận dụng khác nhau. Đối với bị can là những đối tượng chủ mưu cầm đầu, thường khai báo ngoan cố, có kinh nghiệm đối phó với CQĐT nên cần củng cố chặt chẽ chứng cứ theo quy tắc tăng dần giá trị chứng minh, nhạy bén phát hiện mâu thuẫn trong lời khai để vạch trần hành vi phạm tội. Trường hợp điều kiện về chứng cứ vụ án cịn thiếu thì

67

phương pháp hỏi dò tỏ ra khá hữu hiệu khi muốn làm rõ thủ đoạn thực hiện tội phạm, mở rộng vụ án phát hiện đối tượng mới…

Tuy nhiên, suy cho cùng đối với bất kỳ trường hợp nào, phương pháp giáo dục và thuyết phục luôn cần được coi trọng để cảm hóa, giải thích cho đối tượng hiểu rõ hành vi của mình là đi ngược lại với đạo đức xã hội, trái với pháp luật nhà nước; đồng thời giải thích sự khoan hồng của pháp luật dành cho những người ăn năn thành khẩn khai báo.

- Thứ ba, chủ động tổ chức khám xét một cách khoa học. Trước khi tiến hành

khám xét, lực lượng điều tra phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá những tài liệu có liên quan đến cuộc khám xét và có kế hoạch khám xét khoa học. Trong thực tế việc khám xét chỗ ở của những đối tượng phạm tội, nhất là đối tượng buôn bán lẻ trái phép chất ma túy, khám xét những địa điểm rộng như các vùng miền núi, biên giới... thì việc lục sốt và tìm ra vật chứng là rất khó khăn, thường ít thu được kết quả. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là sự tinh vi xảo quyệt của từng loại tội phạm, chúng ta cũng cần thấy khâu chuẩn bị khám xét cịn nhiều thiếu sót.

Do đó, trước khi khám xét phải nghiên cứu tỷ mỷ hồ sơ vụ án và phổ biến cho lực lượng khám xét để xác định cần tập trung phát hiện và thu giữ những tài liệu, đồ vật gì. Lập kế hoạch khám xét phải đảm bảo nội dung xác định đối tượng khám xét, cấu trúc địa điểm và vị trí tiến hành khám xét. Dựa vào quy luật sinh hoạt của đối tượng và gia đình để lựa chọn thời điểm khám xét thích hợp. Đảm bảo mỗi lực lượng tham gia khám xét đều được phân công nhiệm vụ riêng biệt. Dự kiến hình thức đột nhập áp đảo và những phương tiện kỹ thuật vụ khí, phương tiện giao thơng cần thiết. Niêm phong những vật dụng bị tình nghi có khả năng lưu giữ thơng tin tội phạm như máy tính, ổ đĩa, điện thoại để tránh bị tẩu tán. Đồng thời có biện pháp bảo vệ cuộc khám xét và những biện pháp đề phịng đối tượng bị khám xét thơng tin cho đối tượng khác có liên quan nhằm cất giấu, tiêu hủy tài liệu vật chứng của vụ án.

68

- Thứ tư, tìm cách xử lý giải quyết các kết luận giám định trong trường hợp có

nội dung xung đột nhau. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng giám định pháp y là ngành khoa học đặc thù nên kết luận khác nhau là dễ chấp nhận, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (thời gian, mẫu vật…). Tuy nhiên vấn đề cân nhắc lựa chọn và sử dụng kết luận nào như một chứng cứ chứng minh thật sự là bài tốn khó đối với CQTHTT.

Để khắc phục tình trạng có hai kết quả giám định mâu thuẫn, trước hết phải trưng cầu giám định lại lần thứ ba ở cơ quan giám định cấp trên trực tiếp để kiểm tra hai kết quả giám định trước. Tuy vậy có trường hợp giám định nhiều lần vẫn cho nhiều kết quả khác nhau. Vì thế, để đánh giá tính chính xác, ta phải tiến hành trưng cầu ý kiến các chuyên gia để xem xét tính khoa học của từng q trình giám định và kết luận giám định. Thậm chí phải triệu tập giám định viên trực tiếp giải trình về trình tự giám định, phương pháp giám định và kết quả giám định. Nếu cần thiết, có thể triệu tập cả hai giám định viên có kết luận khác nhau để họ cùng trình bày và tranh luận khoa học để có cơ sở đánh giá đúng đắn, khách quan.

- Thứ năm, CQĐT, VKS và Tòa án cần tiếp tục chỉ đạo đối với Điều tra viên,

Kiểm sát viên và Thẩm phán thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp liên ngành trong quá trình giải quyết vụ án và tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, khắc phục tình trạng “quyền anh, quyền tôi”. Đây không chỉ đơn thuần là giải pháp mà cần xem đó là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành. Việc phối hợp phải là chủ động và cách xây dựng mối quan hệ phải hết sức thiện chí thì chất lượng hoạt động tố tụng mới được phát huy.

Cụ thể, cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm về kỹ năng phối hợp liên ngành trong giải quyết các vụ án hình sự. Định kỳ 6 tháng, CQĐT, VKS, Toà án và Thủ trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra phải tổ chức họp, trao đổi để cùng nhau rút kinh nghiệm cho quá trình giải quyết vụ án, khắc phục kịp thời những hạn chế đã nêu. Tiếp tục rà soát các quy định tại quy chế phối hợp

69

để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hồn thiện các quy định góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng phối hợp.

- Thứ sáu, tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của người

THTT đối với công việc, ý thức chấp hành các quy chế nghiệp vụ, các quy định TTHS; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ nhằm đáp ứng những yêu cầu chung của cải cách tư pháp. Bản thân các CQTHTT cần thường xuyên tiến hành rà soát lại số lượng cán bộ để có sự bổ sung, phân cơng nhân lực thích hợp đảm đương cơng việc, tránh tình trạng q tải làm giảm sút hiệu quả hoạt động. Đồng thời nên tổ chức đánh giá cán bộ theo định kỳ, ai không đủ tiêu chuẩn, không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị thanh loại. Những người THTT vì vậy cũng cần thường xuyên trau dồi lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, nâng cao kiến thức trình độ ngoại ngữ, tin học, sẵn sàng đúc rút kinh nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, qua sự hướng dẫn của đồng nghiệp đi trước để tự khắc phục sửa đổi và hoàn thiện nhận thức đấu tranh phịng chống tội phạm của mình.

- Thứ bảy, cần có chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lương tương xứng với cơng

việc mà người THTT thực hiện. Hiện nay, nếu như các Điều tra viên hưởng chế độ của ngành lực lượng vũ trang thì đội ngũ ngành Kiểm sát và Tịa án hưởng theo chế độ của cán bộ cơng chức Nhà nước. Mức lương thực sự rất chênh lệch khi người mới bắt đầu vào ngành Cơng an đã có thu nhập bằng hoặc cao hơn đối với cán bộ làm ngành Kiểm sát 10 năm. Bậc lương tột khung của Thẩm phán cấp Huyện chỉ mới gần bằng hệ số lương của Thượng Úy Cơng an. Quy định chênh lệch về chính sách đãi ngộ như vậy thực sự bất hợp lý, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy đội ngũ ngành Kiểm sát và Tòa án làm việc, chưa tương xứng với tính chất cơng việc và trách nhiệm nghề nghiệp. Thu nhập quá thấp khiến đời sống của họ thực sự khó khăn, là nguyên nhân khiến một bộ phận không nhỏ các cán bộ chưa an tâm cơng tác, chưa nhiệt tình tận tâm cho cơng tác chun môn, không tập trung và đầu tư đúng mức cho công việc cũng như việc học

70

tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Vì vậy, cần kiến nghị VKSNDTC và TANDTC xây dựng đề án biên chế, đề án phân bổ ngân sách Nhà nước, chế độ chính sách đặc thù của ngành thật khoa học và hợp lý để trình lên Quốc Hội, đảm bảo hoạt động kiểm sát, xét xử được vững mạnh và hiện đại.

- Thứ tám, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại về

phương tiện kỹ thuật nhằm phục vụ công tác phát hiện và thu giữ chứng cứ. Kho bảo quản chứng cứ cũng cần được xây dựng phù hợp với nhu cầu bảo quản, đảm bảo các thông số kỹ thuật nhất định để chứng cứ giữ nguyên giá trị chứng minh. Cần chú trọng trang bị đồng đều số lượng thiết bị và xây dựng nâng cấp điều kiện cở sở vật chất ở từng cơ quan trên mọi vùng miền thành phố, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ các cán bộ để họ sử dụng và vận hành thành thạo các thiết bị, máy móc.

Tóm lại, bên cạnh những vấn đề cịn bất cập trong quy định của BLTTHS 2003 về chế định chứng cứ và hoạt động thu thập chứng cứ thì cách thức áp dụng pháp luật và nhận thức nghề nghiệp của các cơ quan, người THTT còn tùy tiện, hạn chế và chưa thực sự thống nhất. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả đã phân tích một số vấn đề có tính sai phạm phổ biến về thực trạng áp dụng các quy định của BLTTHS về hoạt động thu thập chứng cứ. Từ đó đề xuất những kiến nghị sửa đổi về mặt pháp luật lẫn một số giải pháp hoàn thiện khác nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ, nâng cao thái độ nhận thức của các chủ thể thu thập chứng cứ để giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự tội phạm.

KẾT LUẬN

Những nổ lực hoạt động của nhà nước Việt Nam trong suốt thời gian qua thực sự rất đáng được ghi nhận khi đem đến bước đầu nhiều thành cơng cho q trình cải cách ngành tư pháp. Với mục tiêu xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, việc quản lý và đấu tranh phòng chống tội phạm phải thực sự đạt hiệu quả để giữ vững kĩ cương và củng cố niềm tin nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật. Nội dung khóa luận của tác giả hy vọng cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ hữu ích trong mục tiêu chung đó. Xin được rút ra một số kết luận khái quát như sau:

Thứ nhất, lý luận và nhận thức đầy đủ khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ là

chuỗi tổng hợp các hoạt động: phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ cũng như các sự kiện chứng minh do các cơ quan và chủ thể có thẩm quyền tố tụng tiến hành bằng biện pháp luật định. Các hoạt động này có mối liên hệ biện chứng với nhau, diễn ra xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, vừa đảm bảo tuân thủ các phương pháp, nguyên tắc đặc thù vừa quán triệt các yêu cầu về đặc tính khách quan, kịp thời và toàn diện.

Thứ hai, với bề dày lịch sử hình thành các quy định tố tụng về hoạt động thu

thập chứng cứ từ chế độ xã hội phong kiến, BLTTHS Việt Nam 1988 và BLTTHS Việt Nam 2003 ra đời như đánh dấu mốc tiến bộ về mặt kỹ thuật lập pháp khi đã pháp điển hóa và quy định khá chi tiết các trình tự, thủ tục và chủ thể có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập và sai phạm xuất phát từ bản thân những thiếu xót của một số quy định pháp luật thực định về thu thập chứng cứ. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong q trình thu thập chứng cứ chưa thực sự được chú trọng như những gì đã cam kết trước các điều ước quốc tế.

Thứ ba, qua việc đi sâu phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động thu thập chứng

cứ, tác giả đề ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm hạn chế và đi đến ngăn chặn những sai phạm nổi cộm trong việc áp dụng pháp luật. Đồng thời bổ sung hoàn thiện

một số quy định trong BLTTHS hiện hành để phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội mới. Đó đều là những cơ sở mang tính định hướng để hoạt động thu thập chứng cứ ngày càng đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cải cách tư pháp, bảo vệ thành cơng quyền và lợi ích hợp pháp con người, công dân.

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu khóa luận “Thu thập chứng cứ trong

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả. Với khn khổ giới hạn là đề tài tốt

nghiệp cử nhân, khóa luận chắc hẳn khó tránh khỏi những hạn chế thiếu xót về mặt kiến thức lẫn kinh nghiệm, dẫn đến chưa thể giải quyết triệt để toàn bộ mọi vấn đề liên quan. Tuy nhiên, với thái độ đầu tư nghiêm túc, tác giả mong rằng việc nghiên cứu của mình sẽ đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho việc đổi mới nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ trong TTHS Việt Nam. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành từ Quý thầy cô và các bạn sinh viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013. 2. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. 3. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003.

4. Luật tương trợ tư pháp 2007.

5. Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự 2009.

6. Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)