Các giải pháp về mặt pháp luật

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 67 - 75)

3.2 Các giải pháp cụ thể

3.2.1 Các giải pháp về mặt pháp luật

Đổi mới và hoàn thiện chế định về nguồn chứng cứ

Về phạm vi nguồn chứng cứ, khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 quy định: “Chứng

cứ được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.

58

Với những đối tượng được liệt kê trên, phạm vi nguồn chứng cứ mà BLTTHS Việt Nam 2003 đưa ra thật sự chưa đầy đủ và bao quát. Hiện nay, so với các tội phạm truyền thống, những tội phạm về công nghệ thông tin và viễn thông xuất hiện ngày càng phổ biến và tinh vi phức tạp hơn sau khi có sự ra đời và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới. Nếu chỉ với những phương pháp điều tra và giám sát thông thường, các CQTHTT khó lịng phát hiện và xử lý tội phạm kịp thời. Việt Nam những năm trở lại đây thực sự đáng lo ngại khi phải đối mặt với rất nhiều tội phạm về công nghệ thông tin và tiễn thơng. Điều đó phải kể đến Chuyên án M88 - mạng cờ bạc xuyên quốc gia với giao dịch gần 590 tỷ đồng xảy ra vào đầu năm 2013.

M88.com là trang web đánh bạc có máy chủ đặt ở nước ngồi do một cơng dân Phillipines là quản trị. Đến khoảng đầu năm 2011, trang web này được đưa vào Việt Nam thông qua Internet với các “chân rết” làm đại lý trung gian chuyển tiền là người Việt. Tại trang web này, có phần mềm hướng dẫn các thao tác để người truy cập có thể tự lập tài khoản đánh bạc. Website này cũng diễn ra cá độ các giải bóng đá lớn của thế giới, những giải đua ngựa, đua chó, đấu bị…cùng nhiều hình thức đánh bạc khác. Trong một thời gian ngắn hoạt động, trang web đã có hàng trăm con bạc ở khắp ba miền đất nước tham gia với giá trị giao dịch gần 590 tỷ đồng. Trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vào tháng 6/2014 về vụ việc trên, đã có đến 59 bị can bị truy tố vì những hành vi phạm pháp của mình [49-truy cập ngày 28/5/2015, 10:25AM].

Để đối phó hiệu quả với loại tội phạm này, buộc lịng các CQTHTT phải ngày càng hiện đại hóa về mọi mặt, ứng dụng rỗng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ công tác điều tra xử lý tội phạm. Một số các tổ chức chuyên trách đã được thành lập như C50 (Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ thông tin và viễn thông), VNISA (Hiệp hội an tồn thơng tin Việt Nam), VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam), cùng một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thơng… đã góp phần khơng nhỏ trong việc phát hiện và trấn áp hành vi phạm tội, đồng thời bảo vệ an tồn hệ thống thơng tin dữ liệu. Cách BLTTHS Việt Nam 2003 quy định phạm vi nguồn chứng cứ

59

theo kiểu văn bản, biên bản… như hiện nay thật sự rất truyền thống và tỏ ra lạc hậu so với tình hình tội phạm thực tế. Ở thời đại công nghệ thông tin, với những loại tội phạm về công nghệ thông tin, nhiều dấu hiệu tội phạm chỉ được phát hiện và tìm thấy dưới dạng mã hóa các phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng, các thiết bị ghi âm, ghi hình… Như vậy, cần kiến nghị mở rộng phạm vi đối tượng nguồn chứng cứ tại khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 theo hướng bổ sung cho phép CQTHTT, người THTT chứng minh tội phạm bằng “Dữ liệu điện tử”.

Đồng thời, bổ sung định nghĩa “Dữ liệu điện tử” tại một điều luật độc lập như sau: Dữ liệu điện tử là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn khác. Dữ liệu điện tử chỉ được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của dữ liệu đó.

Ngồi ra, đi đôi với sự phát triển của khoa học công nghệ là vấn đề hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Đáng nói nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO – Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế xã hội nước nhà, chúng ta đồng thời sẽ phải đứng trước những thử thách mới đối với cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm có tính chất quốc tế xuất hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống như: các phi vụ đường dây buôn bán trẻ em phụ nữ từ Việt Nam sang các nước trong khu vực hay thậm chí là Châu Âu, Châu Phi; các băng nhóm người nước ngồi thực hiện hoạt động phạm tội như cướp tài sản, mại dâm tại Việt Nam; các vụ buôn lậu ma túy xuyên biên giới, hay gần đây nhất là vụ việc ông Tamio Kakinuma – Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC Nhật Bản đã khai nhận hành vi đưa hối lộ 80 triệu yên (hơn 16 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) để đổi lấy gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yên.

Như vậy, đối với cơng dân nước ngồi khi thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam (nếu không thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự) thì việc xử lý tội phạm ngồi căn cứ vào BLTTHS 2003, ta cần chú ý đến các

60

quy định về Ủy thác tư pháp hình sự được quy định tại Luật tương trợ tư pháp 2007.

Theo Điều 6 Luật tương trợ tư pháp 2007: “Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản

của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Nguyên

nhân xuất phát từ việc muốn giải quyết một vụ án hình sự có yếu tố nước ngồi, ta phải bắt tay tiến hành thu thập chứng cứ ở nước ngoài. Song, các CQTHTT Việt Nam không được quyền trực tiếp thu thập chứng cứ tại nước ngoài mà phải gửi hồ sơ ủy thác tư pháp yêu cầu tương trợ về thu thập và cung cấp chứng cứ tới các cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi. Tại đây, cơ quan nước ngoài sẽ xem xét và thực hiện các yêu cầu tương trợ này giúp cho CQTHTT Việt Nam. Các hoạt động tương trợ tư pháp được liệt kê tại Điều 20 Luật tương trợ tư pháp 2007 như sau : “Cơ quan THTT có

thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể u cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu; Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu; Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam; Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch...”.

Vì vậy, kết quả của việc thực hiện ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cung cấp có giá trị rất lớn, đóng vai trị là nguồn chứng cứ quan trọng mà CQTHTT Việt Nam không thể trực tiếp thực hiện được để căn cứ vào đó phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội tại Việt Nam. Qua đó, tác giả kiến nghị bổ sung“Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp” cũng được xem là nguồn chứng cứ.

61

Đồng thời ghi nhận một điều luật mới: Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp do cơ

quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá, để phạm vi nguồn chứng cứ được mở rộng thích ứng với thực tiễn tình hình tội phạm hiện nay. Tác giả xin kiến nghị bổ sung hoàn thiện Khoản 2 Điều 64 BLTTHS 2003 như sau:

Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luận giám định;

d) Dữ liệu điện tử

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp;

f) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Hoàn thiện quy định về hỏi cung bị can

- Thứ nhất, Điều 131 BLTTHS 2003 quy định khá mờ nhạt vai trò của Kiểm sát

viên trong hoạt động hỏi cung bị can. Nếu các Điều tra viên được phép tiến hành tra hỏi ngay từ khi có quyết định khởi tố bị can thì luật chỉ quy định Kiểm sát viên được quyền hỏi cung bị can “khi thấy cần thiết”. Do đó phải thay thế khoản 3 Điều 131 BLTTHS 2003 theo hướng cụ thể hóa nội dung “khi thấy cần thiết” như sau:

Viện kiểm sát hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ cho rằng Điều tra viên vi phạm pháp luật hoặc trong các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết

- Thứ hai, trường hợp khi hỏi cung, lấy lời khai bị can, người bị tạm giữ là

người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người chưa thành niên có nhược điểm về thể chất tâm thần quy định tại khoản 2 Điều 306 BLTTHS 2003 thì sự có mặt của đại diện

62

gia đình là khơng bắt buộc nếu bên gia đình cố ý vắng mặt khơng lý do chính đáng. CQTHTT lúc này được quyền hỏi cung và lấy lời khai bình thường. Trong khi tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người TGTT là người chưa thành niên quy định: “Trường hợp đại diện gia đình của người bị tạm giữ, bị can

không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can vẫn được thực hiện nhưng CQTHTT phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc Luật sư tham gia lấy lời khai, hỏi cung”. Như

vậy, khác với quy định của BLTTHS 2003, nếu trường hợp bên đại diện gia đình vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì TTLT số 01/2011 bắt buộc CQTHTT phải mời cán bộ thuộc các cơ quan, tổ chức hữu quan nói trên tham gia vào việc lấy lời khai, hỏi cung. Từ đó, để thống nhất áp dụng pháp luật, tránh trường hợp mẫu thuẫn, cần bổ sung sửa đổi khoản 2 Điều 306 BLTTHS 2003 như sau:

Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải có sự tham dự của người bào chữa, người đại diện theo pháp luật hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp người bào chữa, người đại diện theo pháp luật hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khơng có mặt, CQTHTT phải mời đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung.

- Thứ ba, quy định rõ hơn tại Điều 131 LBTTHS 2003: “Khi hỏi cung phải ghi

âm ghi hình”. Vấn đề này nhận được sự đồng tình và ủng hộ của nhiều đại biểu Quốc

Hội trong đó có Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 17-6-2015 của Quốc Hội về BLTTHS sửa đổi. Quy định này giúp đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, ghi nhận khách quan hoạt động nghiệp vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên và người bào chữa. Là bằng chứng bảo vệ Điều tra viên nếu bị nghi can vu cáo bức cung, nhục hình hoặc ngược lại bảo vệ nghi can nếu việc bức

63

cung, nhục hình là có thật, bảo vệ người bào chữa nếu bị nghi ngờ cố tình xúi bị can chối tội.

Tăng cường tính giám sát các hoạt động thu thập chứng cứ

Nếu như các hoạt động Khám xét; Khám nghiệm; Lấy lời khai bị can, bị cáo; Lấy lời khai người TGTT đều quy định vai trò tham gia giám sát của Kiểm sát viên thì những hoạt động cịn lại như Thực nghiệm điều tra, Nhận dạng, Đối chất đều chưa ghi nhận vấn đề này. Để tất cả các hình thức thu thập chứng cứ được giám sát thực hiện nghiêm túc khách quan, cần sửa đổi bổ sung các Điều 153 138,139 BLTTHS 2003 theo hướng tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên như sau:

Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, nhận dạng, đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra, nhận dạng, đối chất.

Bổ sung chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ

- Thứ nhất, để tạo sự nhất quán trong quy định TTHS, cần bổ sung thêm các cơ

quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu được liệt kê tại Điều 111 BLTTHS 2003 bao gồm: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân vào Khoản 1 Điều 65 BLTTHS 2003 để họ cũng có tư cách là chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ.

- Thứ hai, cần bổ sung thẩm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

Trong mọi quan hệ tố tụng, chức năng gỡ tội và chức năng buộc tội luôn tồn tại độc lập và đối trọng với nhau như một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, BLTTHS Việt Nam 2003 lại quy định thẩm quyền thu thập chứng cứ hoàn toàn thuộc về CQTHTT, người THTT và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trong khi tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003, người bào chữa chỉ được quyền “thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa...”. Quy định này khiến người bào chữa bị mất lợi thế đáng kể trong tiến trình chứng minh vụ án theo hướng gỡ

64

tội cho bị can, bị cáo. Họ không được quyền thu thập đầy đủ tất cả các loại chứng cứ như các chủ thể THTT mà chỉ được thu thập tài liệu, đồ vật và các tình tiết liên quan. Khơng những thế, khi thực hiện trách nhiệm của mình, người bào chữa còn phải đối mặt với rất nhiều bất lợi trong việc thu thập như: việc gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra rất khó khăn; chỉ được hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; việc đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa chỉ được chấp thuận sau khi kết thúc điều tra, chưa kể tùy theo tính chất của từng tài liệu mà người bào chữa bị hạn chế quyền này; nhiều hoạt động điều tra khác như đối chất, nhận dạng, khám xét, thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường... hầu như người bào chữa không được tham gia. Hay thậm chí theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 BLTTHS 2003: “Tùy

theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án,

thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho CQĐT, VKS, Tòa án”. Điều đó đồng

nghĩa, người bào chữa sau khi đã thu thập xong các tài liệu, đồ vật, họ cũng không được quyền tự quyết sử dụng những chứng cứ đó để phục vụ hoạt động bào chữa của

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)