2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.2. Về phát triển kinh tế-xã hội
* Về kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh tình hình phát triển của nền kinh tế. Để có thêm căn cứ nhìn nhận một cách chính xác về sự phát triển kinh tế của huyện cần đánh giá việc thực hiện kế hoạch từ năm 2005 - 2010.
Trong gian đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất GTSX (giá SS) đạt 14,28%; cụ thể:
+ Ngành nông, lâm, thuỷ sản; 17,35%/năm + Ngành công nghiệp - xây dựng: 14,7% + Ngành thương mại - dịch vụ; 7,38%
Như vậy, trong năm 2010 nông lâm thuỷ sản là ngành có đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng GDP, sau đó đến công nghiệp và xây dựng và cuối cùng là thương mại và dịch vụ.
Xét trong cả giai đoạn 2005 - 2010, nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực và có đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (9,07% trong tăng trưởng chung là 14,28%).
- Cơ cấu và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực tế trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đã tiến triển theo chiều hướng tăng tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng thương mại dịch vụ.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa phù hợp với xu thế chung của tỉnh và khu vực Đông Bắc, nông lâm thuỷ sản đến năm 2010 vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn và vẫn tăng trong 5 năm vừa qua.
+ Xuất phát điểm của nên kinh tế huyện Ba Bể rất thấp GDP bình quân đầu người năm 2005 chỉ đạt 2.268% triệu đồng/năm (giá hiện hành); chỉ bằng 65,2% chỉ tiêu bình quân của toàn tỉnh Bắc Kạn và bằng 22,5% so với mức bình quân toàn quốc.
+ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010 đạt 52,16 tỷ đồng, tăng bình quân 7,12% trong 5 năm 2005 - 2010, trong đó, thu ngân sách do hỗ trợ từ Trung ương tăng 7,6%; thu ngân sách trên địa bàn chỉ tăng 4,83%/năm.
Sản lượng lương thực năm 2010 đạt gần 28 ngàn tấn, giá trị sản xuất/ha đất canh tác năm 2010 đạt 19,12 triệu đồng. Một số cách đồng đạt 30-50 triệu đồng/ha; phong trào xây dựng cách đồng 30 - 50 triệu đồng đang được phát triển rộng khắp trong huyện.
* Về lĩnh vực văn hoá - xã hội
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội như, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình đã được chú ý củng cố, xây dựng, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng.
- Giáo dục - đào tạo
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về giáo dục đào tạo, thực hiện đề án năm giáo dục của tỉnh và đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá giáo dục, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện không ngừng phát triển cả về số
Đến nay huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh có đầy đủ các cấp học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, công tác khuyến học được chú ý rộng khắp huyện. Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có đủ năng lực giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Phát triển y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
+ Huyện có một trung tâm y tế nằm tại trung tâm huyện với tổng số 60 giường bệnh và 30 cán bộ y tế trong đó có 11 bác sỹ và 2 dược sỹ đại học, 10 y sĩ, 4 dược sĩ trung học còn lại là lực lượng kỹ thuật viên và y tá, trung học và 2 phòng khám đa khoa khu vực với 10 giường bệnh. Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị không ngừng được hoàn thiện như phòng khám đa khoa, sản khoa, thực hiện một số phẫu thuật dạng tiểu phẫu như ngoại sản, ruột thừa, tiêu hoá… Hiện nay, tại ví trí trung tâm y tế huyện đang xây dựng bệnh viện huyện với năng lực 100 giường bệnh với nhiều trang thiết bị phục vụ người bệnh. Trung tâm y tế đã có máy chụp X - quang và nhiều thiết bị hiện đại khác, trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ kỹ thuật không ngừng được nâng cao.
+ Trong huyện các xã, thị trấn có trạm xá đã xây dựng kiên cố, mỗi trạm xá có từ 2 đến 3 giường nằm chủ yếu phục vụ cho việc sinh đẻ, dân số kế hoạch hoá gia đình và chữa sơ cứu trước khi bệnh nhân chuyển tuyến trên và phục vụ các bệnh nhân điều trị ngoại trú từ bệnh viện. Lực lượng cán bộ trạm có 76 người, trong đó có 2 bác sĩ, 12 y sĩ còn lại là y tá và nữ hộ sinh.
- Về mức sống và các chính sách xã hội.
Đời sống người dân trong huyện đã được cải thiệu đáng kể. Mức sống dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu về thụ hưởng các dịch vụ. Trong những năm qua các chỉ tiêu về tỷ lệ dùng điện, dùng nước sạch, nghe nhìn các phương tiện thông tin đại chúng đều tăng rất nhanh. Bằng nhiều biện pháp, Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông nông thôn đã khá hoàn thiện đến tận các xã, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế và văn hoá.
Công tác xoá đói giảm nghèo có nhiều cố gắng. Số hộ thoát nghèo năm nào cũng đạt chỉ tiêu đề ra. Năm 2005 sau khi điều tra số hộ nghèo là 6629 hộ, năm 2006 còn 6115 hộ và năm 2010 còn 4952 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo là 69,44%, năm 2006 là 62,3% thì đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 46,54% (theo chuẩn mới). Các hộ chính sách cũng được hỗ trợ tu sửa nhà, việc khám chữa bệnh cho người nghèo được mở rộng. Nhiều hộ đã được vay tiền để phát triển kinh tế trong chương trình xoá đói giảm nghèo. Các hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ... đều có biện pháp tham gia tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo hàng năm. Thực hiện chế độ thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm nhân thọ luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo.
- Kết quả hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao.
+ Huyện có đài phát sóng đặt ở trung tâm huyện để đưa thông tin của đài phát thanh Bắc Kạn và phát tin của huyện, đài đã phủ sóng trên phạm vi toàn huyện. Có 1 đội thông tin lưu thông trên địa bàn 16 xã, thị trấn và các xã đều có hệ thống truyền thanh xã hoạt động hàng ngày để tiếp sóng đài của tỉnh, của huyện và phục vụ công tác lãnh lạo, chỉ đạo của Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, từ huyện đến cơ sở nhanh nhạy, kịp thời. Ngoài ra, các hộ gia đình nhân dân trong huyện đều có các phương tiện đài hoặc vô tuyến để thưởng
có quy mô lớn đã được tổ chức, phong trào thi đua đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng tiếp tục phát triển sâu rộng, tính xã hội hoá về văn hoá thông tin ngày càng được mở rộng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển văn hoá bền vững trong huyện. Việc quản lý, khai thác di tích danh thắng và hoạt động của nhiều lễ hội được tổ chức chu đáo, đảm bảo trật tự an ninh và giữ gìn cảnh quan môi trường.
+ Về hoạt động thể dục thể thao (TDTT), phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh, có nhiều người tham gia luyện tập thường xuyên... Hàng năm đều tham gia các giải của tỉnh tổ chức và đạt các thứ hạng cao. Hàng năm đã tổ chức giải giao hữu bóng chuyền, cầu lông, bóng đá phục vụ các ngày lễ lớn và ngày tết cổ truyền dân tộc[7].
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Người mua dịch vụ môi trường. - Người bán dịch vụ môi trường. - Bên trung gian, bên liên đới.
2.2. Địa điểm, phạm vi và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Ba Bể và chọn 3 xã thuộc huyện Ba Bể để điều tra các số liệu về nông hộ. Ba xã này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và khả năng phát triển dịch vụ môi trường.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
- Thời gian tiến hành: 6/2010- 6/2011
2.3. Nội dung
- Điều tra các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của người dân tại Ba Bể
- Phân tích cảnh quan, tình hình sử dụng đất liên quan đến dịch vụ môi trường tại Ba Bể
- Nghiên cứu các hình thức quản lý và sử dụng rừng tại Ba Bể
- Xác định người cung cấp dịch vụ môi trường rừng, người mua dịch vụ môi trường và bên trung gian
- Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tiếp cận
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Các số liệu thứ cấp và sơ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được điều tra thu thập trong quá trình thực thi đề tài.
2.4.2.1. Thu thập các thông tin thứ cấp:
Các thông tin được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau: Thư viện, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Kạn, các trường thuộc Đại học Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hạt kiểm lâm, chi cục Thống kê huyện Ba Bể.
2.4.2.2. Thu thập các thông tin sơ cấp:
Để đảm bảo độ tin cậy chắc chắn và tính khả thi cao đề tài sẽ áp dụng các phương pháp điều tra như phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)- phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn theo bảng câu hỏi và thảo luận nhóm (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1998).; Phương pháp Pala- phân tích cảnh quan có sự tham gia.
a. Phương pháp PRA:
Công cụ PRA là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt các cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
Phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện công cụ PRA. Phương pháp này được sử dụng với cá nhân nông dân, với các thông tin viên chính từ thôn bản, với các nhóm cán bộ cấp huyện, xã, nhóm nông dân… Kỹ năng của phóng vấn linh hoạt là đặt người dân vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ với người dân. Sử dụng 7 dạng câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào, và bao nhiêu.
Nội dung phỏng vấn:
- Các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của người dân liên quan đến cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Các hình thức quản lý và sử dụng rừng
- Các hệ thống cung cấp, sử dụng dịch vụ môi trường rừng, và các bên trung gian
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng
b. Phương pháp Pala:
Pala được thiết kế thông qua đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), các công cụ/phương pháp để nắm bắt kiến thức địa phương ở quy mô thời gian và không gian để nghiên cứu nhận thức của nông dân trên các dòng chảy và chức năng lọc nội bộ trong cảnh quan, cũng như để hiểu các lựa chọn quản lý của nông dân và các lựa chọn thực tế thực hiện.
* Thảo luận nhóm tập trung
Ở cấp huyện: Một cuộc họp được tổ chức tại huyện Ba Bể. Những người tham dự cuộc họp là Lãnh đạo UBND cấp huyện, cán bộ địa chính, cán bộ nông nghiệp, khí tượng thủy văn và các quan chức, người đứng đầu ủy ban của 3 xã (Quảng Khê, Đồng Phúc và Nam Mẫu), cán bộ địa chính và cán bộ nông nghiệp xã.
cảnh quan khác nhau; (ii) có kinh nghiệm trong trồng trọt; (iii) đại diện cho tuổi: 5 người trên 50 tuổi và 5 người dưới 50 tuổi; (iv) đại diện về giới: 5 nam và 5 nữ; (v) đại diện cho mức sống: 3 hộ giàu, 4 hộ trung bình và 3 hộ nghèo. * Công cụ thảo luận nhóm tập trung
- Lịch sử thôn
+ Mục tiêu: để có được cái nhìn tổng quan của làng liên quan đến sử dụng đất và thay đổi sử dụng nước theo thời gian.
+ Dự kiến kết quả: Các giai đoạn có sự thay đổi về sử dụng đất và nước. + Cách làm:
Hỏi về các sự kiện từ khi thành lập làng hoặc hỏi về các sự kiện gần nhất vào đầu năm nay mà những người tham gia nhớ. Hỏi về các sự kiện quan về sự thay đổi trong sử dụng đất và nước có ảnh hưởng đến sinh kế người dân địa phương và môi trường của làng.
.- Dòng thời gian cho các điểm nóng
+ Mục tiêu: để tìm hiểu thời gian từ quá khứ đến hiện tại mà đã có những thay đổi về nguồn nước và thay đổi về diện tích rừng trong làng.
+ Mục đích: Phát hiện được thay đổi trong sử dụng nước và che phủ rừng từ quá khứ đến hiện tại, và dự đoán những thay đổi trong tương lai và những nguyên nhân.
+ Sử dụng phương pháp phóng vấn bán cấu trúc với các danh mục câu hỏi cần hỏi như sau:
• Để phát hiện những thay đổi về nguồn nước Hiện nay: tình hình hiện tại? Thiếu hay đủ?
Trong những năm qua (hỏi về các giai đoạn dân làng có thể nhớ), tình hình của các nước tại thời điểm đó đã được những gì? Có bất kỳ lý do để giải thích cho những tình huống này?
Có những dự đoán cho những năm tiếp theo? • Để phát hiện những thay đổi trong độ che phủ rừng
Diện tích rừng thay đổi theo thời gian như thế nào? Những năm có sự suy giảm lớn nhất? Tại sao? (Yêu cầu cho giai đoạn năm năm hoặc khi dân làng có thể nhớ)
Tình hình rừng hiện nay như thế nào? Sự thay đổi trong những năm qua? Có bao nhiêu nó đã thay đổi?
Dự đoán những năm tiếp theo?
+ Tìm “ điểm nóng ” bằng cách hỏi những câu hỏi sau đây:
Những khu vực địa phương là thiếu nước? Khi nào và tại sao? Ai sở hữu các cánh đồng phải đối mặt với vấn đề thiếu nước? Những khu vực có xói mòn nhiều nhất? Như thế nào và tại sao?
Ai sở hữu các lĩnh vực mà phải đối mặt với vấn đề xói mòn ở các lưu vực sông?
+ Đi lát cắt những điểm nóng - Giải pháp cho các điểm nóng
+ Căn cứ vào đó 2 vấn đề được lựa chọn lớn và sâu phân tích những vấn đề này, mỗi cây vấn đề sẽ bắt đầu bằng cách khoanh tròn một vấn đề ở trung tâm của tờ giấy, sau đó liệt kê tất cả các nguyên nhân trên phần trên của tờ giấy, những ảnh hưởng và giải pháp cho từng hiệu ứng được viết ở phần bên dưới. Sự hiểu biết sâu các khía cạnh quan tâm được liệt kê trong sơ đồ cây.
+ Danh mục câu hỏi:
Vấn đề chính liên quan đến các chủ đề quan tâm (như nước, sử dụng đất) là gì?
Ảnh hưởng của mỗi vấn đề để sinh kế địa phương là gì? (Hoặc