Về nghiên cứ u triển khai:

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.2.2.Về nghiên cứ u triển khai:

Cho đến nay, một số nghiên cứu về giá trị rừng, lượng giá kinh tế các hệ sinh thái, v.v... đã và đang được đề xuất thực hiện. Một số dự án nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thí điểm các mô hình PES ở Việt Nam bước đầu được đề xuất thực hiện đối với 4 loại dịch vụ: bảo vệ đầu nguồn; bảo tồn đa dạng sinh học; du lịch sinh thái; và hấp thụ cácbon.

- Bảo vệ đầu nguồn: một số dự án chính đã và đang triển khai: (i) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn Hồ Trị An; (ii) Thanh toán cho nước sông Đồng Nai (2 dự án trên do Quỹ Bảo tồn Hoang dã thế giới - WWF - đề xuất và tổ chức thực hiện); (iii) Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học khu vực châu Á, đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình thí điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Winrock International tổ chức thực hiện từ năm 2006-2009; và (iv) Chương trình môi trường trọng

Nam và Quảng Trị.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: một số dự án chính: (i) Thúc đẩy trồng ca cao trong bóng râm tại tỉnh Lâm Đồng; (ii) MSC- Trai Bến Tre và nước mắm Phú Quốc; (iii) VFTN - Thúc đẩy kinh doanh gỗ bền vững (3 dự án trên đều doWWF đề xuất và tổ chức thực hiện); và (iv) Dự án chi trả dịch vụ môi trường - ứng dụng tại khu vực ven biển, do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức thực hiện. Các dịch vụ cung cấp, bao gồm: bảo vệ rừng ngập mặn; bảo vệ rạn san hô - nuôi trồng; bảo tồn đa dạng sinh học; và bảo vệ nguồn giống.

- Vẻ đẹp cảnh quan: (i) Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan Vườn quốc gia Bạch Mã; (ii) Lập quỹ phát triển cho khu bảo tồn biển ở Côn Đảo. Các dự án này đều doWWF đề xuất và tổ chức thực hiện.

- Hấp thụ cácbon: Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cácbon trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án thí điểm trồng 350 ha rừng keo với 300 hộ tham gia. Nguồn tài chính bền vững của dự án sẽ gồm nguồn thu bán lâm sản và thương mại tín chỉ cácbon cho thị trường quốc tế. Dự án này do Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng (RCFEE) - Viện Khoa học Lâm nghiệp tổ chức thực hiện.

Hiện tại, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nước ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế PES phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

1.2.2.2.1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng và cải thiện sinh kế người nghèo: Thí điểm chính sách trong điều kiện địa phương tại lưu vực sông Đồng Nai

- Bối cảnh và vấn đề

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang của tỉnh Lâm Đồng (thuộc phía nam dãy Trường Sơn). Sau khi sông Đa Nhim và sông Đà Rằng hợp lại, sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai nơi sát nhập với sông La Ngà để đổ vào hồ chứa Trị An của nhà máy thuỷ điện Trị An. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh gồm cả thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hoà với diện tích lưu vực là 38.600km2 và chiều dài sông là 437km. Chất lượng nước ở đây đang bị ô nhiễm, đặc biệt là hạ lưu sông do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tình trạng ô nhiễm này cũng do nguyên nhân từ các trang trại nuôi cá và là hậu quả của quá trình phá rừng gây nên hiện tượng lắng đọng, trầm tích. Diện tích và các tài nguyên bị ô nhiễm của hạ lưu sông Đồng Nai và hồ chứa Trị An được trình bày trong bản đồ dưới đây.

Hình 1.1: Bản đồ diện tích và các tài nguyên bị ô nhiễm của hạ lƣu sông Đồng Nai và hồ chứa nƣớc Trị An

đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường và khối tư nhân. Hạ lưu sông Đồng Nai chính là nguồn cung cấp nước sạch cho 3 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (xem bản đồ về địa điểm của các nhà máy cung cấp nước sạch). Với việc hạ lưu sông Đồng Nai bị ô nhiễm thì chi phí để xử lý nước ở đây sẽ tăng. Chi phí này do các công ty cung cấp nước sạch phải gánh chịu để có được nước sạch cung cấp cho người dân nơi đây.

- Làm thế nào để đảm bảo được nguồn tài chính hỗ trợ?

Dự án sẽ nỗ lực xây dựng cơ chế chi trả giữa các công ty cung cấp nước sạch và nhóm đối tượng gây ô nhiễm thượng nguồn. Cơ chế chi trả dự kiến sẽ được xây dựng trong năm 2008 và 2009. Bước đầu tiên là tiến hành phân tích thuỷ văn và tình trạng ô nhiễm chung. Bước này nhằm xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và chi phí của các nhà máy cung cấp nước sạch. Khi đã xác định được các mối liên kết này dự án sẽ phối hợp với các đối tượng gây ô nhiễm để cải thiện hoạt động sản xuất tại các đơn vị này đồng thời xây dựng cơ chế chi trả và quỹ đóng góp từ người hưởng lợi.

- Sử dụng quỹ như thế nào?

Tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu, quỹ sẽ được sử dụng để hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng địa phương thay đổi phương thức canh tác (ví dụ phương thức canh tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) một cách bền vững hơn để cải thiện chất lượng nước. Một phần của quỹ cũng có thể được chuyển cho khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu và ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú để duy trì và hổ trợ các hoạt động phục hồi, bảo vệ rừng quanh khu vực hồ chứa Trị An.

- Giám sát kế hoạch chi trả như thế nào?

Thành lập Ban quản lý để quản lý tiền phí thu được. Các thành viên của Ban gồm đại diện của Sở Nông nghiệp và PTNT, khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, cộng đồng địa phương và các công ty cung cấp nước sạch. Chất lượng nước sẽ được bên thứ 3 giám sát thường xuyên tại nhiều điểm khác nhau dọc theo khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, ví dụ như một viện nghiên cứu nào đó. Ban quản lý sẽ chịu trách nhiệm thành lập một nhóm kỹ thuật chuyên giám sát hoạt động duy trì dịch vụ phòng hộ đầu nguồn.

- Các khuyến nghị và nghiên cứu bổ sung

Nghiên cứu thuỷ văn và ô nhiễm liên quan mối liên hệ và chi phí giữa việc sử dụng đất thượng nguồn và chất lượng nước hạ nguồn sẽ được hoàn tất trong vòng 6 tháng đầu năm 2008. Nghiên cứu này cũng sẽ đưa ra nhận định chung về các phương pháp canh tác khác nhau của cộng đồng khu vực thượng nguồn và đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động canh tác này. Phương thức canh tác bền vững sẽ được áp dụng cho cộng đồng địa phương và các ban quản lý rừng trong năm 2009. Đồng thời, tiến hành ký hợp đồng và nhận hỗ trợ về mặt pháp lý từ chính quyền địa phương để việc chi trả phí được thực thi tốt hơn.

Hình 1.3: Sơ đồ đề xuất kế hoạch PES tại sông Đồng Nai.

- Thông điệp từ nghiên cứu điểm này:

+ Nghiên cứu điển hình này cho thấy các chi phí và lợi ích của việc bảo vệ đầu nguồn nước là những yêu cầu chính để thuyết phục người mua tham gia;

+ Việc thực hiện của Chính phủ là cần thiết cùng đồng thời với sự tham gia tự nguyện của người mua và người bán;

+ Nguồn tài chính hỗ trợ là cần thiết cho những thay đổi ban đầu trong các phương thức sử dụng đất;

+ Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường (PES) có khả năng thành công nếu các lợi ích của người mua là rõ ràng;

+ Các hoạt động thỏa thuận giữa người mua và người bán là cơ sở quan trọng cho việc chi trả[14].

1.2.2.2.2. Thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La

Theo Quyết định số 380QĐ/-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2008 về thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại vùng núi phía Bắc và Đông Nam Việt Nam, Chính phủ đã đề nghị Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật CHLB Đức (GTZ) tư vấn, hỗ trợ thực hiện thí điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La. GTZ đã phối hợp chặt chẽ với Cục Lâm nghiệp, Vụ Pháp chế,Viện Khoa học Lâm nghiệp và Trường Đại học Lâm để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp tỉnh Sơn La xây dựng các đề án thực hiện PES đồng thời hỗ trợ tổ chức đối thoại giữa các bên liên quan để đạt được đồng thuận cao về đối tượng cung cấp dịch vụ, sử dụng dịch vụ thí điểm cũng như cơ chế quản lý và nguyên tắc hoạt động.

Nằm trên địa bàn vùng Tây Bắc Việt Nam, Sơn La là một tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 66% (934.039ha) tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (1.412.500ha) và 97% tổng diện tích tự nhiên thuộc 2 lưu vực sông chính (sông Đà và sông Mã). Sơn La có nhiều điều kiện tiên quyết tối ưu để phát triển thủy điện. Theo quy hoạch, Sơn La sẽ có 96 nhà máy thủy điện nhỏ và 2 nhà máy thủy điện quy mô lớn với tổng công suất là 3.400MW. Hiện nay, một công trình thủy điện lớn với tổng công suất 2.400Mw đang được xây dựng. Ngoài ra, Sơn La có khoảng 5.000 hồ chứa cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

Tại Sơn La, 2 huyện Mộc Châu và Phù Yên được lựa chọn triển khai các hoạt động trong thời gian đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.4: Vị trí tỉnh Sơn La và 2 huyện Mộc Châu, Phù Yên

Đề án PES bao gồm 4 hợp phần chính:

(i). xác định diện tích rừng và dịch vụ môi trường rừng phục vụ mục đích cung cấp nước và bảo vệ đất; (ii) xác định bên cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; (iii) xây dựng cơ chế chi trả; (iv) thiết lập cơ cấu tổ chức để thực hiện. Các hợp phần này liên kết chặt chẽ với nhau và luôn luôn có những nội dung xuyên suốt khác như nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực đối thoại chính sách và tham vấn giám sát có sự tham gia.

Dịch vụ môi trƣờng rừng

Dựa trên các dịch vụ đã được xác định trong Quyết Định số 380/QĐ-TTg của Chính hủ và điều kiện cụ thể ở địa phương, 2 dịch vụ môi

trường rừng được xác đinh để áp dụng thí điểm là bảo vệ đất và điều tiết nguồn nước.

Bên sử dụng dịch vụ và mức chi trả

Theo quy định của Chính phủ, 4 công ty trả đối với vùng hạ lưu sông Đà được lựa chọn là bên sử dụng dịch vụ (nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Suối Sập, Công ty Cấp nước Phù Yên và Mộc Châu) mức chi trả của từng công ty được tính toán trên cơ sở tổng sản lượng điện/nước kinh doanh hàng năm. Mức là 20 đồng hoặc 0,125 cent Mỹ và 1m3

nước là 30 đồng hoặc 0,25 cent Mỹ. Mức chi trả bình quân/ha là 100.432 đồng tương đương với 6,28 đôla Mỹ.

Xác định bên cung cấp dịch vụ

Kết quả điều tra rừng và số liệu thống kê diện tích rừng thuộc lưu vực sông Đà trên toàn tỉnh cho thấy tổng số 12.227 lô rừng đã được giao cho 7.585 chủ rừng trên địa bàn 2 huyện thí điểm.Ở cả 2 huyện, hộ gia đình là nhóm chủ rừng lớn nhất (70,55% của huyện Phù Yên và 82,58% của huyện Mộc Châu), sau đó là đến nhóm hộ, lần lượt chiếm 13,02% 8,23% trên toàn tỉnh

Cơ chế chi trả

Thông qua các buổi thảo luận nhóm và hội thảo tham vấn có sự tham gia, các bên liên quan đã thống nhất phương án chi trả như sau: Nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ chuyển tiền cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp trung ương trong khi 3 đối tượng sử dụng dịch vụ còn lại sẽ chuyển tiền tới Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh 2 lần trong một năm vào tháng 7 và tháng 1 năm sau. Cũng theo quy định của Chính phủ, 90% tiền thu được sẽ trả cho chủ rừng để đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng và 10% còn lại sẽ được sử dụng cho các chi phí quản lý vận hành ở cấp tỉnh, huyện và xã, bao gồm cả các hoạt động khác như đạo tạo khuyến nông, nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến và giám sát.

Về các quy định pháp lý: Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, thành phần của các ban quản lý, cũng như quy trình thẩm định và thực hiện.

Về tổ chức thực hiện: Ban quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng được thiết lập ở cấp tỉnh, huyện và xã để hướng dẫn thực hiện, quản lý cơ chế vận hành, giám sát, đánh giá và báo cáo. Để đảm bảo tính minh bạch, Ngân hàng Chính sách và Xã hội ở địa phương thực hiện vai trò như một tổ chức trung gian để chuyển tiền tới các bên cung cấp dịch vụ sau khi đã nhận được ý kiến thẩm định và phê duyệt của ban quản lý. Thành viên ban quản lý là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và đại diện người dân địa phương.

Cho đến nay, nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai. Phần mềm chuyên dụng cũng đã được thiết kế và đưa vào áp dụng. Đây thực sự là một công cụ hữu ích để cập nhật số liệu và giám sát thực hiện. Tờ rơi và phim phóng sự về chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đã được xây dựng để tuyên truyền, phổ biến trên toàn quốc. Có thể nói Sơn La đã tạo ra một mô hình trình diễn thực tế về chi trả dịch vụ môi trường rừng đồng thời đóng góp thông tin, kinh nghiệm vào quá trình xây dựng Nghị định chi trả dịch vụ môi trường rừng của quốc gia. Hơn nữa, Sơn La cũng tạo ra một địa bàn nghiên cứu giá trị cho nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế như Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới (ICRAF), Viện Phát triển Bền vững và quan hệ quốc tế (IDDRI), Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực

Châu Á, Thái Bình Dương (UNESCAP) và chương trình Liên Hợp Quốc về giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (UNREDD),…

Hình 1.5: Thảo luận các bên cung cấp dịch vụ Pes và diện tích quản lý ở cấp huyện

Mặc dù sáng kiến thực hiện thí điểm PES do Chính phủ khởi xướng và định hướng, vị trí địa lý, điều kiện đặc thù của rừng cũng như các dặc tính về kinh tế-xã hội và chính trị của tỉnh đã cung cấp nền móng hết sức cụ thể để xây dựng và thực hiện PES. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và thực hiện thí điểm PES tại Sơn La cũng tồn tại một số hạn chế sau:

- Dịch vụ môi trường do rừng cung cấp không chỉ giới hạn ở dịch vụ điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất. Cần tiếp tục nghiên cứu về giá trị của từng loại dịch vụ cũng như các hình thức dịch vụ khác để cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình xây dựng Nghị định dự kiến sẽ được ban hành và thực hiện trên toàn quốc vào năm 2010.

nhận của bên sử dụng dịch vụ-xét về các khía cạch khác nhau-dường như chưa phù hợp với một cơ chế PES. GTZ sẽ triển khai nghiên cứu toàn diện để có thể xác định mức chi trả trên cơ sở khoa học, mang tính thị trường và có

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 28)