Nguyên tắc xác định hệ số K

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 99)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.6.1.Nguyên tắc xác định hệ số K

Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu của chính sách chi trả DVMTR tổ công tác đã xác định một số nguyên tắc xây dựng hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng K như sau:

- Hệ số K phải thay đổi theo giá trị môi trường mà rừng đã tạo ra. Loại rừng nào tạo ra giá trị dịch vụ môi trường càng cao phải được chi trả càng nhiều, hệ số K phải càng lớn. Điều này không chỉ đảm bảo tính khoa học và tính công bằng trong chính sách chi trả mà còn nhằm định hướng những hành động nhằm tạo ra những khu rừng có giá trị dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn.

- Hệ số K phải dễ xác định trong thực tiễn. Nó không chỉ làm cho quá trình thực hiện và giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR được thuận lợi mà còn làm tăng tính minh bạch, giảm bớt những mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách.

- Hệ số K phải thúc đẩy việc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển những giá trị dịch vụ môi trường rừng ngày càng tốt hơn.

Có thể nhận thấy giá trị dịch vụ môi trường của các khu rừng khác nhau do 2 nguyên nhân: (1)- do cố gắng của người làm rừng và (2)- do cố gắng của

người sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Nếu hệ số K thay đổi theo theo cố gắng của người làm rừng thì nó khuyến khích hợp tác trong bảo vệ và phát triển rừng, nhưng nếu nó thay đổi theo cố gắng của người sử dụng dịch vụ môi trường rừng thì có thể dẫn đến mất bình đẳng và gây chia rẽ trong bảo vệ và phát triển rừng. Như vậy, hệ số K của các lô rừng trong cùng một đơn vị hành chính sẽ thay đổi chủ yếu theo loại rừng, tình trạng rừng và nguồn gốc rừng mà ít thay đổi theo công nghệ và số lượng của các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 99)