.Phân tích doanh số thu nợ theo địa bàn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay nuôi cá tra, cá ba sa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thốt nốt thành phốcần thơ (Trang 31)

Mặc dù cĩ nhiều biến động trên thị trường nhưng tình thu nợ theo địa bàn

trong ba năm qua cũng rất khả quan. Tuy nhiên vẫn cịn một số xã doanh số thu nợ giảm so với cùng kì năm trước, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ:

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2003 - 2005 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU So sánh 04/03 So sánh 05/04 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Thị Trấn 503 1.013 1.742 510 101,4 729 72,0 Tân Lộc 4.150 9.712 15.061 5.562 134,0 5.349 55,1 Thới Thuận 5.098 10.064 24.706 4.966 97,4 14.642 145,5 Thuận Hưng 1.159 3.250 3.451 2.091 180,4 201 6,2 Trung Kiên 2.605 5.412 5.092 2.807 107,8 -320 -5,9 Trung Nhứt 513 1.652 2.120 1.139 222,0 468 28,3 Trung An 656 2.013 2.507 1.357 206,9 494 24,5 Trung Thạnh - 1.257 1.564 1.257 307 24,4 Và một số xã khác 690 0 0 -690 -100,0 0 TỔNG 15.374 34.373 56.243 18.999 123,6 21.870 63,6

(Nguồn: phịng kinh doanh – tín dụng Ngân hàng NN & PTNT Thốt Nốt)

- Thị trấn: doanh số thu nợ của thị trấn trong ba năm luơn tăng với tốc độ nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù đây là địa bàn doanh số cho vay thấp nhất nhưng ý thức trả nợ của người dân nơi đây là rất cao. Ví dụ, doanh số thu nợ năm 2003 là 503 triệu đồng, sang năm 2004 là 1.013 triệu đồng, tăng 510 triệu đồng tức tăng 101,4% so với cùng kì năm trước. Năm 2005 đạt 1.742 triệu đồng,

tăng 729 triệu đồng hay tăng 72% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ cơng tác thu nợ trên địa bàn này là rất tốt.

- Tân Lộc: Tân Lộc là một xã cĩ doanh số thu nợ tương đối tốt, doanh số thu nợ năm sau luơn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, năm 2005 với những biến

động bất lợi trên thị trường xuất khẩu nên số tương đối năm này gia tăng với tốc độ khơng bằng năm 2004. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ là 9.712 triệu đồng,

tăng 5.562 triệu đồng, tức tăng 134% so với năm 2003. Đây là con số thu nợ rất ấn tượng của Ngân hàng trên địa bàn này. Sang năm 2005 doanh số thu nợ cũng

tăng, đạt 15.061 triệu đồng, nhưng số tương đối chỉ tăng 55,1% so với cùng kì

năm trước. Trước những khĩ khăn do điều kiện khách quan mang lại, đạt được

doanh số thu nợ như trên là sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng.

GVHD: Th.S Trần Quốc Dũng SVTH: Kiều Thu Hà - Thới Thuận: Đây là xã cĩ doanh số cho vay lớn nhất Huyện nên địa bàn

này cĩ sự giám sát rất chặt chẽ của cán bộ tín dụng nhằm thu nợ hiệu quả nhất. Chính vì vậy ba năm qua tốc độ thu nợ của xã khơng ngừng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 doanh số thu nợ là 5.098 triệu đồng, sang năm

2004 là 10.064 triệu đồng, tăng 4.966 triệu đồng hay tăng 97,4% so với cùng kì năm trước. Tiếp tục phát huy cơng tác thu nợ hiệu quả, năm 2005 thu nợ đạt

24.706 triệu đồng, tăng 14.642 triệu đồng tức tăng 145,5% so với năm 2004. Sở dĩ thu nợ đạt kết quả như trên ngồi nguyên nhân làm tốt cơng tác tín dụng của Ngân hàng, cịn cĩ một nguyên nhân khác đĩ là uy tín, ý thức trả nợ của người

dân nơi đây rất cao.

- Thuận Hưng: Qua bảng số liệu ta nhận thấy tình hình thu nợ tại xã này trong ba năm qua liên tục tăng. Năm 2003 doanh số thu nợ là 1.159 triệu đồng,

đến năm 2004 là 3.250 triệu đồng, tăng 2.091 triệu đồng, tức tăng 180,4% so với

cùng kì năm trước. Sang năm 2005 doanh số thu nợ đạt 3.451 triệu đồng, tăng

201 triệu đồng, tăng 6,2% so với năm 2004. Doanh số thu nợ tăng là do khách

hàng ở đây đa phần là khách hàng truyền thống, cĩ uy tín trong nhiều năm qua

nên cơng tác thu nợ gặp rất nhiều thuận lợi. Tuy nhiên tốc độ thu nợ của năm

2005 tăng khơng nhiều bằng năm 2004 là do doanh số cho vay của Ngân hàng trong năm trên địa bàn cũng khơng tăng đáng kể.

- Trung Kiên: đây là xã duy nhất trong huyện tình hình thu nợ biến đổi

khơng theo một chiều nhất định. Doanh số thu nợ năm 2003 là 2.605 triệu đồng, sang năm 2004 đạt 5.412 triệu đồng, tăng 2.807 triệu đồng tức là tăng 107,8% so với năm 2003. Đến năm 2005 doanh số thu nợ của xã cĩ chiều hướng giảm, tuy

nhiên cũng khơng đáng kể, cịn 5.092 triệu đồng, giảm 320 triệu đồng, hay đã

giảm 5,9%. Nguyên nhân của sự gia giảm trên là do trong năm 2004 khi giá cá tra lên cao, mang lại lợi nhuận nhiều, đã cĩ nhiều hộ nuơi tự phát, đào ao khơng

theo qui hoạch, khơng nắm vững kỹ thuật nên khi thị trường biến động bất lợi

gây nhiều khĩ khăn cho việc trả nợ của khách hàng cũng như cơng tác thu nợ của Ngân hàng.

- Xã Trung Nhứt, Trung An, Trung Thạnh: ba xã này cĩ đặc điểm chung

giống nhau là tình hình thu nợ tăng đều trong thời gian qua và thu nợ năm 2005 tăng với tỷ trọng ít hơn năm 2004. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ở ba xã

này vào năm 2005 cũng tăng nhưng tốc độ tăng ít hơn so với năm trước dẫn đến tốc độ thu nợ cũng biến động theo chiều hướng tương tự. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ cụ thể từng xã là:

+ Trung Nhứt: doanh số thu nợ 2003 là 513 triệu đồng, năm 2004 là 1.652 triệu đồng, tăng 1.139 triệu đồng tức là tăng đến 222% so với năm trước. Đến

năm 2005 doanh số tiếp tục tăng nhưng với tốc độ ít hơn năm 2004, chỉ tăng

28,3% về số tương đối, tức tăng 468 triệu đồng số tuyệt đối.

+ Trung An: cũng tương tự như xã Trung Nhứt doanh số thu nợ năm 2004 là 2.013 triệu đồng, tăng 1.357 triệu đồng tức là tăng đến 206,9% so với năm

2003. Năm 2005 thu nợ vẫn tăng, đạt 2.507 triệu đồng, về số tuyệt đối tăng 494 triệu đồng hay tăng 24,5% so với cùng kì năm trước.

+ Trung Thạnh: doanh số thu nợ của xã năm 2004 là 1.257, sang năm 2005 là 1.564 chỉ tăng 307 triệu đồng tức tăng 24,4% so với năm trước.

Tĩm lại:

Tuy cĩ thể khác nhau về điều kiện địa lí, về nhĩm khách hàng nhưng nhìn chung tình hình thu nợ tại các xã trong ba năm qua vẫn ổn định và tăng đều qua nhiều năm (ngoại trừ xã Trung Kiên). Những khĩ khăn trong cơng tác thu nợ khi giá cá vào giữa năm 2004, đầu 2005 xuống thấp là điều khơng thể tránh khỏi.

Trước tình hình đĩ dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, cùng sự nỗ lực cố gắng

của tập thể cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng, Ngân hàng đã cĩ được kết quả thu nợ khả quan như trên

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ NUƠI CÁ TRA, BA SA

Dư nợ là kết quả cĩ được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nĩ thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng khơng thu hồi được tại thời điểm

báo cáo. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mơ hoạt động tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kì. Trong những năm qua Ngân hàng đã đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác nhau, gĩp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh tế địa

phương. Dư nợ cho vay tại Ngân hàng trong thời gian qua phản ánh được hiệu

quả cũng như qui mơ hoạt động của Ngân hàng.

1. Tình hình dư nợ theo thời hạn

Ba năm qua với diện tích nuơi cá gia tăng liên tục đã làm cho dư nợ nuơi cá khơng ngừng gia tăng. Dư nợ cá tăng càng chứng tỏ hơn nữa qui mơ tăng trưởng

GVHD: Th.S Trần Quốc Dũng SVTH: Kiều Thu Hà tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của

nghề này tại địa phương và nhu cầu vốn vay nuơi cá là thực sự rất bức thiết, điều này đã ảnh hưởng đến dư nợ của Ngân hàng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 7: DƯ NỢ QUA BA NĂM 2003, 2004, 2005

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 04/03 So sánh 05/04 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 20.867 44.525 51.583 23.658 113,4 7.058 15,9 Trung hạn 0 0 17.975 0 17.975 Tổng 20.867 44.525 69.558 23.658 113,4 25.033 56,2

(Nguồn: phịng kinh doanh – tín dụng Ngân hàng NN & PTNT Thốt Nốt)

Qua số liệu dư nợ của cá chúng ta dễ dàng nhận thấy dư nợ nuơi cá trong ba năm qua liên tục tăng với số lượng rất lớn. Trong tình hình dư nợ chung của Ngân hàng sụt giảm, sự gia tăng trên chứng tỏ Ngân hàng rất chú trọng vào đối tượng cho vay này và càng khẳng định hơn nữa qui mơ phát triển nghề này tại Huyện nhà đang rộng khắp. Với một sự gia tăng ấn tượng, dư nợ nuơi cá đã tăng từ 20.867 triệu đồng năm 2003 lên đến 44.525 triệu đồng vào năm 2004, tăng

23.658 triệu đồng tức tăng 113,4% chỉ trong vịng một năm. Vẫn với tốc độ gia tăng ấy, năm 2005 dư nợ đạt 69.558 triệu đồng tăng 25.033 triệu đồng hay tăng 56,2% so với năm 2004. Trong suốt ba năm qua duy chỉ cĩ dư nợ cá là tăng với một tốc độ nhanh như vậy, đây được xem là điều rất đặc biệt và ấn tượng của

NHN0 & PTNT huyện Thốt Nốt. Ta nhận thấy dư nợ ngắn hạn luơn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong sự gia tăng của tổng dư nợ chung. Chẳng hạn, dư nợ hai

năm 2003, 2004 cũng chính là dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, chỉ cĩ năm 2005 là cĩ dư nợ trung hạn với dư nợ là 17.975 triệu đồng vì năm này Ngân hàng cĩ cho vay trung hạn. Đặc biệt khi dư nợ tăng chúng ta nên lưu ý tình hình thu nợ như

thế nào để cĩ sự phân tích chính xác.

Tĩm lại:

Sự gia tăng dư nợ một cách mạnh mẽ cũng khá phù hợp với doanh số cho vay của Ngân hàng với đối tượng này. Chắc chắn khi qui mơ mở rộng thì rủi ro

trong lĩnh vực này sẽ tăng lên. Tuy nhiên khống chế được rủi ro ở mức độ an

tồn như thế nào địi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo cũng như tập thể

nhân viên Ngân hàng.

Biểu đồ 5: DƯ NỢ CÁ THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2003 - 2005

20.867 44.525 51.583 0 0 17.975 20.867 44.525 69.558 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2003 2004 2005 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung hạn Tổng

2.Phân tích tình hình dư nợ theo địa bàn

Dư nợ của từng xã là con số nĩi lên tình hình nuơi cá thực tế nhất tại địa

bàn một cách cụ thể. Qua dư nợ sẽ phản ảnh được qui mơ cũng như tốc độ gia tăng nghề cá trong từng xã. Những xã nào cĩ ưu thế về điều kiện địa lí, về khách

hàng luơn là những xã cĩ dư nợ cao nhất. Cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 8: DƯ NỢ CÁ THEO ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2003 - 2004

ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU So sánh 04/03 So sánh 05/04 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Thị Trấn 462 756 1.438 294 63,6 682 90,2 Tân Lộc 5.169 13.611 18.452 8.442 163,3 4.841 35,6 Thới Thuận 6.859 15.207 33.076 8.348 121,7 17.869 117,5 Thuận Hưng 1.837 2.861 3.114 1.024 55,7 253 8,8 Trung Kiên 3.612 7.016 7.245 3.404 94,2 229 3,3 Trung Nhứt 896 1.431 2.004 535 59,7 573 40,0 Trung An 909 2.054 2.350 1.145 126,0 296 14,4 Trung Thạnh 0 1.589 1.879 1.589 290 18,3 Và một số xã khác 1.123 0 0 -1.123 -100,0 0 TỔNG 20.867 44.525 69.558 23.658 113,4 25.033 56,2

(Nguồn: phịng kinh doanh – tín dụng Ngân hàng NN & PTNT Thốt Nốt)

GVHD: Th.S Trần Quốc Dũng SVTH: Kiều Thu Hà - Thị Trấn: Dư nợ cá tại thị trấn trong ba năm qua gia tăng với một tốc độ

tương đối nhanh tuy chỉ chiếm giá trị nhỏ nhất trong tổng dư nợ. Năm 2003 dư nợ là 462 triệu đồng, đến năm 2004 dư nợ đạt 756 triệu đồng, tăng 294 triệu đồng tức tăng 63,6% so với năm trước. Sang năm 2005 là 1.438 triệu đồng, tăng 682

triệu đồng, tức tăng 90,2% so với năm 2004. Sự gia tăng này phù hợp với nhu cầu nuơi cá tại địa phương cũng như qui mơ mở rộng tín dụng của Ngân hàng

cho đối tượng này.

- Tân Lộc: đây là xã cĩ dư nợ đứng thứ hai trong huyện. Từ năm 2003 đến 2004 dư nợ đã tăng lên đến 163,3%, vượt cả sự gia tăng tổng dư nợ trong tồn

huyện là 113,4%, đây cũng chính là xã cĩ tốc độ tăng dư nợ nhanh nhất trong

thời gian này. Sang năm 2005 dư nợ vẫn gia tăng nhưng với tốc độ thấp hơn

nhiều so với năm 2004 là 35,6%. Cĩ sự chuyển biến như vậy là vì Tân Lộc là xã khơng chỉ cĩ thế mạnh về thuỷ sản mà làm vườn, cây ăn trái đều rất phát triển vì thiên nhiên đã ban phú cho mảnh đất này khơng chỉ cĩ dịng sơng Hậu đỏ nặng phù sa mà cịn cả những cánh đồng cị bay thẳng cánh, đất đai màu mỡ phì nhiêu. Vì thế khi mà con cá tra khơng được giá người dân nơi đây dễ dàng chuyển sang nhiều loại hình khác như nuơi những loại cá đồng dễ dàng tiêu thụ trong thị

trường nội địa hoặc trồng những loại lúa chất lượng cao, những loại cây ăn trái cĩ giá trị trên thị trường.

- Thới Thuận: Khác với Tân Lộc, dư nợ của Thới Thuận khơng những gia tăng về giá trị tuyệt đối mà cịn tăng với một tốc độ rất nhanh về số tương đối,

năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, dư nợ năm 2003 là 6.859 triệu đồng, sang năm 2004 lên đến 15.207 triệu đồng, tăng 8.348 triệu đồng tức tăng lên 121,7% so với năm trước. Đến năm 2005 dư nợ vẫn tăng rất nhanh, đạt 33.076 triệu đồng, tăng 17.869 triệu đồng hay là đã tăng 117,5% so với năm 2004. Sở dĩ cĩ sự

gia tăng dư nợ mạnh mẽ như trên là vì nhu cầu của người dân vay tiền nuơi cá là rất lớn, cộng thêm khi thấy những hộ nuơi trước lời to đã khiến cho nhiều hộ

khơng ngại thế chấp tài sản vay tiền Ngân hàng để đào ao thả cá. Chính lối suy

nghĩ như vậy dẫn đến nhiều hậu quả về sau vì vậy rất cần cĩ sự can thiệp, hướng dẫn của các ngành chức năng cĩ thẩm quyền liên quan.

- Thuận Hưng, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung An, Trung Thạnh: tình hình dư nợ của các xã này cũng tiếp tục tăng qua các năm nhưng mỗi xã chỉ

chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ của tồn huyện. Các xã đều cĩ một đặc điểm chung là tốc độ tăng của dư nợ khơng đồng đều giữa các năm. Năm 2004

dư nợ tăng với tốc độ nhanh nhưng sang năm 2005 dư nợ vẫn tăng nhưng với tốc dộ chậm hơn so với năm trước. Điều này là phù hợp với sự gia tăng của tổng dư nợ nuơi cá trong tồn huyện.

Tĩm lại:

Nhìn chung tình hình tăng, giảm dư nợ cá của các xã khơng khác biệt là mấy song do đặc thù kinh tế - xã hội của từng xã mà cĩ sự chênh lệch dư nợ khác

nhau. Trong tình hình đĩ Ngân hàng cần cĩ một biện pháp tín dụng cụ thể đối với mỗi địa bàn khác nhau nhằm quản lí cĩ hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng

IV. PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN CỦA CÁ TRA, CÁ BA SA

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị

trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động của kinh tế - xã hội đều

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay nuôi cá tra, cá ba sa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thốt nốt thành phốcần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)