Cơ cấu dư nợ theo thời hạn giai đoạn 2007 – 2009

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt ninh kiều (Trang 76 - 79)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong 3 năm qua tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60%, chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ định của Trung Ương về cơ cấu tín dụng tại ngân hàng: tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn không được chiếm quá 40% tổng dư nợ. Mặt khác, tỷ trọng này cũng phù hợp với tỷ trọng huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì nếu dư nợ cho vay trung và dài hạn nhiều mà nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng là do người dân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền nhanh vừa hạn chế được rủi ro đồng thời cũng giảm bớt chi phí trả lãi cho ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng yên tâm hơn khi cho vay các khoản vay này vì rủi ro ít. Một ngun nhân nữa làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao hơn so với trung-dài hạn là vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng của chi nhánh chiếm xấp xỉ 45% và có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên điểm này làm cho ngân hàng mất đi khoản chênh lệch lãi suất thu về nhưng mặt khác giúp ngân hàng quay vịng vốn một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro.

Dư nợ sáu tháng đầu năm 2010 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, đạt 630.639 triệu đồng, tăng 122.007 triệu đồng tốc độ tăng gần ¼ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng trên hoàn toàn do sự gia tăng của dư nợ ngắn hạn. Số liệu từ bảng 16 sẽ cho biết rõ thêm tình hình trên: Bảng 16: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 - 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

2009 6 tháng đầu năm 2010 So sánh Số tiền % Ngắn hạn 302.756 436.317 133.561 44,1 Trung&dài hạn 205.876 194.322 (11.554) (5,6) Tổng cộng 508.632 630.639 122.007 24,0

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Thật vậy, qua bảng ta thấy so với cùng kỳ, dư nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh, đạt 436.317 triệu đồng, tăng 133.561 triệu đồng tốc độ tăng lên tới 44,1%. Nguyên nhân là do ngân hàng tiếp tục tăng tỷ trọng cho vay phục vụ cho phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn theo định hướng kế hoạch kinh doanh mà NHNo&PTNT Việt Nam đã đề ra. Tuy nhiên, đối với dư nợ trung-dài hạn thì ngược lại, chỉ đạt 194.322 triệu đồng, giảm đi 11.554 triệu đồng, tương ứng giảm 5,6% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm nay, doanh số cho vay trung-dài hạn giảm mạnh cộng thêm doanh số thu nợ trung-dài hạn thì tăng lên so với cùng kỳ. Mặt khác tính đến 30/06/2010, ngân hàng chỉ hỗ trợ lãi suất vay vốn trung hạn với một doanh nghiệp là Cty TNHH MTV Tân Long, còn những khách hàng khác không chứng minh được chứng từ rõ ràng nên ngân hàng không thể cho vay. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định và đánh giá khách hàng của chi nhánh tốt. Vì nếu chạy theo doanh thu mà lơ là công tác thẩm định, sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn lấy an tồn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung

nguồn lực của mình để đầu tư vào cơng tác tín dụng, kết quả dư nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua 3 năm như sau:

Bảng 17: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 – 2007 2009 -2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 137.902 160.002 237.320 22.100 16,0 77.318 48,3 Hộ sản xuất và cá nhân 232.177 279.783 356.787 47.606 20,5 77.004 27,5 Tổng cộng 370.079 439.785 594.107 69.706 18,8 154.322 35,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

• Dư nợ đối với doanh nghiệp:

Qua số liệu của bảng 17, ta thấy đáng chú ý nhất là dư nợ đối với doanh nghiệp, có tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Cụ thể: năm 2008 đạt 160.002 triệu đồng, tăng 22.100 triệu đồng, tương đương tăng 16% so với năm 2007; nhưng sang năm 2009, dư nợ đối với doanh nghiệp tăng đột phá, đạt 237.320 triệu đồng, tăng 77.318 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 48,3%. Do các doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên thương trường nên nhu cầu vay vốn của thành phần này trên địa bàn cũng tăng lên dẫn đến đối tượng khách hàng vay vốn cũng nhiều hơn. Cộng thêm sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều đã hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cơ cấu lại tình hình tài chính và tiếp tục sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó là do doanh nghiệp thường vay những món vay lớn nên ngân hàng dễ quản lý và dễ thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ngân hàng chỉ xét cho vay những doanh nghiệp tốt, có uy tín, có phương án kinh doanh hiệu quả, có khả năng trả nợ.

• Dư nợ đối với doanh nghiệp:

Còn đối với hộ sản xuất và cá nhân, dư nợ cũng tăng đều đặn trong 3 năm qua: năm 2007 đạt 232.177 triệu đồng, năm 2008 dư nợ đạt 279.783 triệu đồng tăng 47.606 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 20,5%; còn dư nợ đến cuối 2009 là 356.787 triệu đồng tăng 77.004 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 27,5%. Trong những năm này chi nhánh đã mạnh dạn cho vay chăm sóc vườn và chăn ni, phát triển kinh tế gia đình ở các phường nội và ngoại ô TP.Cần Thơ như phường An Thới, phường Bùi Hữu Nghĩa, phường An Bình, phường Mỹ Khánh, phường Hưng Thạnh,…tạo điều kiện cho người dân có vốn đầu tư để mua thức ăn, con giống, mở rộng quy mô.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt ninh kiều (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)