Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007 – 2009

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt ninh kiều (Trang 62)

GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 226.005 253.696 396.937 27.691 12,3 143.241 56,5 Hộ sản xuất và cá nhân 458.851 471.461 637.235 12.610 2,8 165.774 35,2 Tổng cộng 684.856 725.157 1.034.172 40.301 5,9 309.015 42,6

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế khơng có gì thay đổi so với cho vay theo thời hạn tín dụng nhưng xét về nhân tố ảnh hưởng thì sự tác động của nó lại khác so với cho vay theo thời hạn tín dụng.

Qua bảng số liệu thì ta cũng thấy doanh số cho vay của từng loại hình kinh tế đều tăng qua các năm, sở dĩ như thế là do chi nhánh khơng ngừng tìm kiếm khách hàng, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có nhu cầu mở rộng nơi sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, phát triển năng lực sản xuất… đến giao dịch với ngân hàng. Đồng thời cũng do đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên, do vậy ngày càng có nhiều cơng ty, xí nghiệp cần vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Để thấy rõ hơn về sự tăng trưởng đó, ta đi vào phân tích doanh số cho vay từng loại hình kinh tế như sau:

• Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp:

Đối với doanh nghiệp, doanh số cho vay năm 2007 là 226.005 triệu đồng, năm 2008 tăng thêm 27.691 triệu đồng, tương ứng tăng 12,3% so với năm 2007. Đáng chú ý là năm 2009, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tăng trưởng một cách mạnh mẽ, đạt 396.937 triệu đồng, tăng 143.241 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 56,5%. Nguyên nhân trong năm 2009 ngân hàng đã thiết lập quan hệ tín dụng và bảo lãnh mới với thêm 14 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh lên 37 doanh nghiệp, chiếm 5,5% trong tổng số 671 doanh nghiêp đóng trên địa bàn thành phố. Tuy số lượng khách hàng doanh nghiệp ít hơn nhiều so với hộ sản xuất và cá nhân nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng, năm 2007 chỉ chiếm 33% tổng soanh số cho vay, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên hơn 38,4%. Đặc điểm của thành phần này là nhu cầu về vốn thường lớn, có phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản đảm bảo có giá trị lớn. Mặt khác, với cùng mức dư nợ, ta thấy việc quản lý một món vay lớn (từ doanh nghiệp) sẽ dễ dàng hơn nhiều so với quản lý nhiều món vay nhỏ lẻ (của nhiều hộ sản xuất

và cá nhân). Do đó, ngân hàng nên chú trọng hơn nữa đến tín dụng doanh nghiệp.

• Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân:

Cũng như doanh nghiệp, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân cũng tăng qua từng năm. Năm 2008 đạt 471.461 triệu đồng tăng 12.610 triệu đồng so với năm 2007. Đến năm 2009, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân lại tăng vọt lên 637.235 triệu đồng, tăng 165.774 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 35,2% so với năm 2008. Có được sự tăng trưởng trên là do chi nhánh thực hiện hỗ trợ lãi suất cho nơng dân vay để mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu nhà ở khu vực nông thôn theo quyết định số 497/QĐ-TTg, ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế nơng thơn, giúp người dân có vốn an tâm sản xuất, mở rộng ngành nghề.

Hình 6: TỶ TRỌNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG DOANH SỐ CHO VAY QUA BA NĂM

Tuy quy mô của hộ sản xuất và cá nhân nhỏ, vốn tự có thấp nhưng số lượng rất lớn. Do đó tỷ trọng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân tại chi nhánh trong thời gian qua luôn cao, trên 60%. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, cụ thể như sau: năm 2007 chiếm khoảng 67% trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh; sang năm 2008 giảm xướng còn 65%; năm 2009 tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 61,6%. Do hiệu quả sản xuất kinh doanh của thành phần này thường kém, mức độ rủi ro mất vốn cao hơn, tài sản đảm bảo có giá trị thấp nên ngân hàng có chủ trương rút dần dư nợ đối với thành phần này và chắt lọc lại khách hàng có uy tín, có khả năng trả nợ để cho vay.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, chi nhánh đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn, kết quả đạt được về doanh số cho vay như sau:

Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 So sánh

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Doanh nghiệp 166.327 34,7 252.204 38,5 85.877 51,6 Hộ sản xuất và cá nhân 313.192 65,3 403.220 61,5 90.028 28,8 Tổng cộng 479.519 100,0 655.424 100,0 175.905 36,7

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Sáu tháng đầu năm 2010, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lẫn hộ sản xuất và cá nhân tăng trưởng ổn định, theo đúng xu hướng trên. Trong đó doanh số cho vay doanh nghiệp tăng mạnh, tăng 85.877 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng đạt 51,6%. Nguyên nhân chính là do đa số khách hàng doanh nghiệp là khách hàng uy tín, ln trả nợ và lãi đúng hạn, hiệu quả kinh doanh tốt nên chi nhánh đã mở rộng thêm hạn mức cho vay đối với thành phần này.

Còn doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2010 của hộ sản xuất và cá nhân đạt 403.220 triệu đồng, tăng 90.028 triệu đồng với tốc độ tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do đầu năm 2010 ngân hàng tập trung vốn cho nông dân ở các cồn Sông Hậu vay để mua lương thực và nuôi cá tra, cá basa. Mặt khác, cuối năm 2009, thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nhiệt trở lại. Làm cho nhu cầu vay vốn để mua đất đầu tư hoặc để ở đầu năm 2010 tăng lên.

Từ việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua 3 năm và qua 6 tháng đầu năm 2009 – 2010, ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp và của hộ sản xuất và cá nhân đang có xu hướng xích lại gần

nhau hơn. Điều này sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro. Do đó ngân hàng nên tiếp tục duy trì cơ cấu tín dụng theo hướng cân bằng hơn giữa các thành phần. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phải duy trì các khách hàng truyền thống, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi và dư nợ lớn, an tồn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn huy động của mình một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác tín dụng trong từng thời kỳ.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và là dấu hiệu tốt cho sự an tồn của nguồn vốn tín dụng.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Số liệu về doanh số thu nợ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong 3 năm qua như sau:

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 -2008

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 496.360 598.382 761.971 102.022 20,1 163.589 27,3 Trung&Dài hạn 47.133 57.069 117.879 9.936 2,0 60.810 106,6

Tổng cộng 543.493 655.451 879.850 111.958 22,6 224.399 34,2

(Nguồn: Phịng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Nhìn chung tình hình thu nợ của ngân hàng khá tốt, tổng doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 655.451 triệu đồng, tăng 111.958 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 22,6%. Còn năm 2009 đạt 879.850 triệu đồng, tăng 224.399 triệu đồng, tốc độ tăng 34,2% so với năm 2008. Đó là tín hiệu đáng mừng và hồn tồn phù hợp với doanh số cho vay ba năm qua.

Hình 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

• Doanh số thu nợ ngắn hạn:

Tháng 7 năm 2007, NHNo&PTNT Ninh Kiều được được tách ra từ NHNo&PTNT TP.Cần Thơ nên sang năm 2008 khách hàng vay của ngân hàng chưa nhiều. Nhưng qua năm 2009, hoạt động của chi nhánh ổn định dần, khách hàng đến ngân hàng vay vốn liên tục tăng lên nên doanh số cho vay tăng lên. Vay ngắn hạn là những khoản vay dưới 12 tháng, đa số hộ vay dùng vốn vay để trang trải cho các chi phí sản xuất, vụ mùa và khi hết vụ, sau khi thu hoạch, hộ vay đến ngân hàng trả nợ nên doanh số thu nợ ngắn hạn sẽ tăng theo doanh số cho vay ngắn hạn. Do đó tốc độ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 598.382 triệu đồng, tăng 102.022 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 20,1%. Qua năm 2009, tăng thêm 163.589 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng

27,3%. Để được kết quả trên cũng phải kể đến sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua đã chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Đây cũng là phương thức làm việc hợp lý của ngân hàng vì việc giám sát chặt chẽ q trình sử dụng vốn vay cũng góp phần giúp các đơn vị vay vốn làm ăn có hiệu quả hơn, gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị. Bên cạnh đó cịn làm giảm mức độ rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.

• Doanh số thu nợ trung và dài hạn:

Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, doanh số thu nợ trung và dài hạn qua ba năm tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2008, đạt 57.069 triệu đồng, chỉ tăng 2% so với năm 2007. Nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn của chi nhánh năm 2009 lên tới 117.879 triệu đồng, tăng 224.399 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 106,6%. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do giữa năm 2009, Ban Giám đốc chi nhánh nhận thấy tình trạng mất vốn bên lĩnh vực nơng nghiệp nơng thôn cao nên đã hạn chế cho vay bên lĩnh vực đó và có chính sách thắt chặt cơng tác thu nợ, đặc biệt là đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Chính sự khác nhau trong tốc độ tăng nêu trên làm cho tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn cũng có sự biến động qua 3 năm nhưng xu hướng chung vẫn là doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn.

Như vậy có thể thấy trong 3 năm, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2007 và 2008 đều chiếm tỷ trọng 91,3%, sang năm 2009 tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 86,6% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Điều này cũng dễ hiểu vì cho vay ngắn hạn thường có thời gian dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng khơng ngừng tăng theo. Bên cạnh đó, do đội ngũ cán bộ nhiệt tình năng nổ trong thời gian qua, khơng chỉ mở rộng tìm kiếm thị trường

để tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi luôn được cán bộ tín dụng thực hiện triệt để.

Tình hình thu nợ theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2010 diễn ra tốt đẹp. Sự tăng trưởng này được sự đóng góp tương đối cân bằng của cả hai nhân tố là doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ trung-dài hạn. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 12: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 So sánh

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 369.054 89,9 553.315 89,6 184.261 49,9 Trung&dài hạn 41.619 10,1 64.298 10,4 22.679 54,5

Tổng cộng 410.673 100,0 617.613 100,0 206.940 50,4

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm nay đạt 616.613 triệu đồng, tăng 206.940 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng lên đến 50,4%. Có được kết quả đó là nhờ doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 184.261 triệu đồng, tương ứng tăng 49,9% và cũng nhờ tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung-dài hạn đạt 54,5%. Chứng tỏ, ngân hàng luôn tập trung công tác thu hồi nợ trung và dài hạn để hạn chế rủi ro mất vốn cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng không lơ là đối với các khoản vay ngắn hạn. Mặt khác, Ban lãnh đạo dự báo năm 2010, lạm phát có khả năng sẽ trở lại, nên có chủ trương hạn chế cho vay, đặc biệt là lĩnh vực trung và dài hạn, đồng thời tích cực thu hồi nợ cũ, xử lý nợ tồn đọng. Thêm vào đó, do NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng quản lý

nguồn vốn và hạn mức dư nợ đi kèm với nhau. Tức là khi nguồn vốn huy động giảm thì dư nợ phải giảm tương ứng. Có một thời gian nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng giảm một cách đáng kể, làm cho ngân hàng không thể cho vay ra. Một trong những cách tăng tính thanh khoản và tạo lợi nhuận tối đa cho ngân hàng là tập trung thu hồi nợ cũ, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Số liệu về doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong 3 năm qua như sau:

Bảng 13: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 -2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 218.540 232.133 319.082 13.593 6,2 86.949 37,5 Hộ sản xuất và cá nhân 324.953 423.318 560.768 98.365 30,3 137.450 32,5 Tổng cộng 543.493 655.451 879.850 111.958 22,6 224.399 34,2

(Nguồn: Phịng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

• Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp:

Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh tăng

mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2008 đạt 232.133 triệu đồng, tăng 13.593 triệu đồng, tương đương 6,2% so với năm 2007. Qua năm 2009, doanh số thu nợ của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, tăng 86.949 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng đạt 37,5%. Nguyên nhân năm 2007, chi nhánh hạch tốn

cịn phụ thuộc vào NHNo&PTNT Cần Thơ, sang năm 2008, vì

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt ninh kiều (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)