Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007 – 2009

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt ninh kiều (Trang 79)

GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Phù hợp với định hướng chung của ngân hàng, 6 tháng đầu năm nay dư nợ doanh nghiệp tiếp tục tăng cao và tỷ trọng dần cân bằng với dư nợ của hộ sản xuất và cá nhân. Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 18: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Doanh nghiệp 190.867 37,5 270.575 42,9 79.708 41,8 Hộ sản xuất và cá nhân 317.765 62,5 360.064 57,1 42.299 13,3 Tổng cộng 508.632 100,0 630.639 100,0 122.007 24,0

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Dư nợ đối với doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2010 đạt 270.575 triệu đồng, tăng 79.708 triệu đồng, tốc độ tăng lên đến 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do ngân hàng cho vay thêm đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản. Mặt khác, ngân hàng cũng mở rộng thêm hạn mức cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn như: cầu, đường,… phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Một nguyên nhân nữa, bắt đầu từ tháng 01/2010, ngân hàng đã mở thêm nhiều sản phẩm vay mới như cho vay tài sản hình thành trong tương lai. Đây là những món vay hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời tạo cho ngân hàng một chỗ đứng ngày càng vững chắc trong lòng khách hàng. Còn với hộ sản xuất và cá nhân thì tốc độ tăng trưởng dường như chững lại, 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 360.964 triệu đồng, tăng 42.299 triệu đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Do Ban lãnh đạo nhận thấy tình trạng mất vốn đối với thành phần này tương đối lớn và việc quản lý tương đối phức tạp (do hầu hết các hộ sản xuất và cá nhân đều vay những món vay nhỏ lẻ) nên hạn chế phần nào xét duyệt cho vay đối với thành phần này.

Tuy tốc độ tăng của hộ sản xuất và cá nhân không tăng nhanh bằng của doanh nghiệp nhưng về số tuyệt đối thì vẫn lớn hơn. Chứng tỏ, tỷ trọng dư nợ của hộ sản xuất và cá thể trong tổng dư nợ cao hơn của doanh nghiệp. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2009, tỷ trọng dư nợ đối với hộ sản xuất và cá nhân chiếm 62,5%, của doanh nghiêp chiếm 37,5%; sang 6 tháng năm 2010, tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp tăng lên, chiếm 42,9% và dần cân bằng với hộ sản xuất và cá thể.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngồi sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng phịng, phó phịng, phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong cơng tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng

rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.

4.2.4 Nợ xấu

Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mơ tín dụng. Nợ xấu làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Để thấy được tình hình nợ xấu theo thời hạn tại NHNo&PTNTT chi nhánh Ninh Kiều, ta xem qua bảng số liệu sau:

Bảng 19: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 -2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.465 4.388 7.684 2.923 199,5 3.296 75,1 Trung&Dài hạn 160 2.581 4.034 2.421 1.513,1 1.453 56,3 Tổng cộng 1.625 6.969 11.718 5.344 328,9 4.749 68,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu là 1.625 triệu đồng, sang năm 2008 là 6.969 triệu đồng, tăng 5.344 triệu đồng tốc độ tăng là 328,9% so với năm 2007. Đến cuối

năm 2009 nợ xấu là 11.718 triệu đồng, tăng 4.749 triệu đồng, tốc độ tăng 68,1% so với đầu năm. Trong thực tế, hoạt động tín dụng ngân hàng ở bất kỳ cơ chế và thời điểm nào đều phát sinh nợ xấu và đây là vấn đề hết sức bình thường. Mọi hoạt động của ngân hàng ln chứa đựng rủi ro, yếu tố rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận, vấn đề là hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro chủ quan có thể xảy ra. Tuy nhiên, nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua tăng đột biến như vậy là điều rất đáng để lưu tâm, địi hỏi phải có sự theo dõi chặt chẽ và phải tìm ra nguyên nhân – từ đó có những biện pháp khắc phục, nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của chi nhánh tăng mạnh chủ yếu là nguyên nhân khách quan: trước đây, ngân hàng sử dụng phần mềm Foxro để quản lý các món vay nhưng bắt đầu từ tháng 05/2008, theo sự chỉ đạo của Trung tâm điều hành thì ngân hàng đã chuyển sang dùng chương trình IPCAS để quản lý. Do đặc điểm của chương trình IPCAS là tự chuyển nhóm nợ nếu khách hàng khơng đến trả lãi đúng ngày. Đây là một nhược điểm khá lớn của chương trình này, vì khơng phải lúc nào khách hàng cũng có thể đến trả nợ đúng ngày như đã định. Họ có thể trả sớm, trả chậm hơn một vài ngày nhưng chương trình khơng hiểu. Một ngun nhân nữa là do ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay của mình, doanh số cho vay tăng cao nên dư nợ cũng tăng lên qua từng năm bao gồm cả nợ xấu.

Hình 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Đi sâu vào phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn tại chi nhánh, ta được kết quả như sau:

• Về ngắn hạn: qua 3 năm có sự tăng mạnh như sau: năm 2007 nợ xấu ngắn hạn là 1.465 triệu đồng, sang năm 2008 là 4.388 triệu đồng, tăng 2.923 triệu đồng, tốc độ tăng 199,5% so với năm 2007. Đến cuối năm 2009 tốc độ tăng có phần chững lại, cịn 75,1% nhưng xét về số

tuyệt đối thì vẫn tăng mạnh, tăng 3.296 triệu đồng so với đầu năm. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh như vậy một phần là do nguyên nhân chung của sự gia tăng tổng nợ xấu, đã phân tích ở trên. Một nguyên nhân khác là do mới tách ra từ NHNo&PTNT TP.Cần Thơ chưa được bao lâu nên nhân lực của chi nhánh thiếu trầm trọng mà dư nợ tín dụng tại ngân hàng cao, tăng dần qua các năm dẫn đến sự quá tải về quản lý món vay của mỗi cán bộ tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

• Về trung và dài hạn: cũng như nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung-dài hạn tăng đột biến vào năm 2008 và chững lại khi qua năm 2009. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu trung và dài hạn tại chi nhánh chỉ có 160 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 nợ xấu trung và dài hạn đã tăng lên đáng kể với mức tăng 2.421 triệu đồng, tốc độ tăng 1.513,1% so với năm 2007. Cuối năm 2009 tình hình được cải thiện tốt hơn với tốc độ tăng chỉ còn 56,3%. Năm 2008 nợ xấu trung-dài hạn tăng nhanh hơn ngắn hạn, mặc dù dư nợ trung-dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn ngắn hạn, là do tính chất của món vay này. Nếu tới kỳ hạn mà khách hàng chậm trả nợ và lãi, chương trình IPCAS sẽ tự động chuyển dư nợ còn lại của món vay sang nhóm khác. Sang năm 2009, nợ xấu của các món vay trung và dài hạn có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn so với ngắn hạn do các món vay trung và dài hạn được cán bộ tín dụng làm cơng tác thẩm định, giám sát chặt chẽ hơn, quá trình thu nợ được cán bộ làm tốt hơn do các món vay trung và dài hạn ít hơn, dễ dàng kiểm sốt hơn là cho vay ngắn hạn với số lượng người vay lớn hơn tạo sự khó khăn trong cơng tác thu hồi.

Tình hình nợ xấu theo thời hạn sáu tháng đầu năm 2010 như

sau:

Bảng 20: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 - 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 So sánh

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 5.371 59,7 3.564 36,5 (1.807) (33,6) Trung&dài hạn 3.624 40,3 6.209 63,5 2.585 71,3

Tổng cộng 8.995 100,0 9.773 100,0 778 8,7

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2010 tăng không đáng kể, tăng 778 triệu đồng, tương đương tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngối. Tuy nhiên đó chủ yếu là do nợ xấu trung và dài hạn tăng mạnh, tăng 2.585 triệu đồng, tốc độ tăng là 71,3%. Nguyên nhân chính là do 2008, ngân hàng cho cơng ty Mê Kông vay để xây dựng nghĩa trang cao cấp. Tuy nhiên, đây là giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng nên tình hình mua bán bất động sản của cơng ty gặp nhiều khó khăn, làm cho cơng ty mất khả năng trả nợ. Đến đầu năm 2010 mới thực sự chuyển thành nợ xấu. Còn nợ xấu ngắn hạn lại giảm, 6 tháng đầu năm 2009 là 5.371 triệu đồng, cùng kỳ năm nay còn 6.209 triệu đồng, tức là đã giảm 1.807 triệu đồng, hay đã giảm 33,6%. Để có được kết quả khả quan trên là do hằng ngày chi nhánh lấy sao kê nhóm nợ trên IPCAS và in thơng báo cho cán bộ tín dụng trực tiếp đi đến khách hàng có nợ xấu để nhắc nhở đơn đốc và xử lý nợ.

Tóm lại, tình hình nợ xấu của ngân hàng trong 3 năm qua đã có những biến động khơng ổn định. Các món vay ngắn hạn và các món vay trung hạn đang có dấu hiệu gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng sẽ gặp

nhiều khó khăn trong hoạt động của mình, đặc biệt là mức độ rủi ro ở những khoản đầu tư trung hạn. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải chú ý nhiều hơn nữa các khoản cho vay trung hạn, kiểm sốt chặt chẽ hơn tình hình sử dụng vốn vay, chú trọng thu hồi các khoản vay có nhiều dấu hiệu rủi ro, các cán bộ tín dụng thường xun đơn đốc và thu nợ khi đến hạn cũng như sàng lọc kỹ quá trình cho vay làm giảm nợ xấu, khéo léo xử lý những món nợ xấu, động viên người vay trả nợ cho ngân hàng, phát mãi tài sản nếu nhận thấy món vay khơng thể thu hồi đảm bảo cho hoạt động ngân hàng ngày một ổn định và đem lại hiệu quả tốt. các khoản vay trung hạn thường là những khoản vay lớn, khi mà công tác thẩm định khơng chính xác, hay do khách hàng kinh doanh, sản xuất khơng có hiệu quả thì sẽ gây tổn thất cho ngân hàng rất lớn, cho nên ngân hàng cần chú ý hơn nữa công tác thẩm định trước khi cho vay, và kiểm tra sau khi vay.

4.2.4.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Kinh doanh tín dụng ngân hàng là nghề kinh doanh đặc thù luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều thành phần khách hàng. Nếu ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay, và khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn có mục đích rõ ràng, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì thường nợ q hạn ít, từ đó nợ xấu cũng ít theo. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cũng cần phải năng động và quyết đoán trong việc quyết định cho vay. Vì nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua ba năm như sau:

GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 -2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 200 400 700 200 100,0 300 75,0 Hộ sản xuất và cá nhân 1.425 6.569 11.018 5.144 361,0 4.449 67,7 Tổng cộng 1.625 6.969 11.718 5.344 328,9 4.749 68,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Ninh Kiều)

Qua bảng ta thấy nợ xấu đối với doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng tốc độ có phần chựng lại. Cụ thể, năm 2008 nợ xấu đối với doanh nghiệp là 400 triệu đồng, tăng 200 triệu đồng, tức tăng 100% so với năm 2007. Nguyên nhân là do dư nợ của doanh nghiệp tăng mạnh nên nợ xấu cũng tăng theo. Mặt khác trong năm 2008, NHNN hạn chế cho vay, khi đến hạn trả nợ,

một số doanh nghiệp thường kéo dài, trì hỗn việc trả nợ, chấp nhận nợ xấu. Vì họ sợ khi trả vào sẽ khơng được tiếp tục vay nữa, ảnh hưởng tới việc kinh doanh. Cuối năm 2009, nợ xấu của doanh nghiệp tại chi nhánh

là 700 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng cịn 75%. Tồn bộ nợ xấu này chỉ do công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng – thương mại – dịch vụ Hữu Tín gây ra. Cịn các doanh nghiệp khác đều là doanh nghiệp tốt, có kế hoạch kinh doanh hiệu quả nên luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngồi ra cũng phải kể đến cơng tác thẩm định trước khi cho vay của các cán bộ tín dụng rất kỹ càng.

Hình 12: NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Nợ xấu đối với hộ sản xuất và cá nhân tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, nợ xấu của hộ sản xuất và cá nhân năm 2008 là 6.569 triệu đồng, tăng 5.144 triệu đồng, tốc độ tăng lên tới 361,0%; cuối năm 2009 là 11.018 triệu đồng, tăng 4.499 triệu đồng, tương ứng tăng 67,7% so với đầu năm. Nếu xét về cơ cấu, nợ xấu của hộ sản xuất và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Do lượng khách hàng thuộc thành phần hộ sản xuất và cá nhân đông, mà thường vay những món vay nhỏ lẻ, cán bộ tín dụng phải xử lí quá nhiều hồ sơ nên dẫn đến thiếu sót trong cơng tác thu hồi nợ, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cán bộ tín dụng vẫn khơng thể thu hồi hết nợ. Thêm vào đó, là khả năng sản xuất kinh doanh của thành phần này cịn gặp nhiều khó khăn dẫn đến làm ăn không hiệu quả và kết quả cuối cùng là việc trả nợ chậm cho ngân hàng. Mặt khác, vì là ngân hàng nơng nghiệp nên chi nhánh thường cho vay các lĩnh vực như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Nhưng ngành nông nghiệp trong thời gian qua phải đối mặt với tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu tăng giá cao. Còn đối với ngành thủy sản, người dân nuôi cá tra, cá ba sa đến kỳ thu hoạch nhưng giá thu mua của các nhà máy rất thấp, làm cho người dân khơng có lãi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

Đa số những khoản nợ xấu này đều có tài sản đảm bảo. Nếu khơng thu hồi được nợ thì ngân hàng có thể thu hồi qua việc thanh lý tài sản đảm bảo sẽ bù bắp được thiệt hại của khoản vay. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản để thu hồi nợ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ mất khả năng thanh tốn là rất khó khăn. Hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đều áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản khi cấp tín

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt ninh kiều (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)