Phạt vi phạm hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án (Trang 36 - 46)

Quy định của pháp luật hiện hành về phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng

Hiện nay, những điều khoản phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm thời hạn trả nợ (phạt chậm trả) được quy định trong hầu hết HĐTD. Hình thức phạt chậm trả cũng khá đa dạng. TCTD và khách hàng vay cĩ thể thỏa thuận phạt cả gốc và lãi bên cạnh lãi suất quá hạn, ví dụ: “Trường hợp bên B khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn mà bên A phải yêu cầu Tịa án quyết định thu hồi nợ thì bên B phải chịu thêm khoản tiền phạt là 5% trên số dư nợ gốc và lãi”. Cũng cĩ trường hợp các bên chỉ thỏa thuận phạt thêm lãi trên phần lãi chậm trả, ví dụ: “Phạt chậm trả đối với nợ lãi vốn vay chậm trả; chậm trả từ 1 đến 30 ngày: mức phạt 2% tính trên số lãi

vốn vay chậm trả; chậm trả trên 30 ngày: mức phạt 5% tính trên số lãi vốn vay chậm trả”35.

Như vậy, lãi phạt chậm trả mà các bên thỏa thuận cĩ thể là lãi phạt tính trên nợ gốc và nợ lãi chậm trả hoặc lãi phạt chỉ tính trên nợ lãi chậm trả. Ngồi ra, đối với phạt do chậm trả lãi các TCTD cịn cĩ thể áp dụng hình thức phạt một lần theo tỷ lệ % trên số tiền lãi chậm trả (khơng cần biết thời gian chậm trả là bao lâu) hoặc phạt lãi trên lãi theo mức lãi suất riêng và thời gian chậm trả, và cịn cĩ trường hợp nhập tiền lãi và tiền phạt (hoặc phí cấp tín dụng) vào nợ gốc tại thời điểm đến hạn trả nợ.36

Vấn đề đặt ra là các thỏa thuận phạt nĩi trên của hai bên cĩ được coi là hợp pháp khơng. Pháp luật cĩ cho phép các bên thỏa thuận phạt lần thứ hai, hoặc lãi chồng lãi khơng.

Tuy Luật Các TCTD 2010 khơng đề cập đến việc cho phép các bên thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng nhưng cả BLDS 200537 và Luật Thương mại 200538 đều cĩ quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Vì vậy, về nguyên tắc, cĩ thể áp dụng quy định của luật chung cho phép thỏa thuận phạt vi phạm nếu luật chuyên ngành khơng cĩ quy định. Hơn nữa, tại khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 cĩ quy định cho phép các bên trong HĐTD được thỏa thuận về việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay trên cơ sở quy định của pháp luật, nhưng quy định này khơng hướng dẫn cụ thể thỏa thuận tiền phạt chậm trả như thế nào là phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật cho phép thỏa thuận phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng, bao gồm cả HĐTD. Thế nhưng, điều này cĩ đồng nghĩa với việc pháp luật cho phép thỏa thuận phạt thêm lần nữa và tính lãi chồng lãi hay khơng.

Việc phải dựa trên quy định của BLDS 2005 hoặc Luật Thương mại 2005 và văn bản dưới luật như Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 để giải quyết tranh chấp liên quan đến điều

35 Tưởng Duy Lượng, “Hội thảo chế định hợp đồng trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, http://viac.vn/thu-vien/gop-y-cua-ong-tuong-duy-luong-trong-tai-vien-viac-lien-quan-den-du-thao-bo-luat-da n-su-sua-doi-a324.html, truy cập ngày 09/07/2016.

36 Lương Khải Ân (2013), “Vận dụng đúng quy định của pháp luật về lãi suất, giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng tại Tịa án”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 24 kỳ II tháng 12/2013, tr.14, 15.

37 Khoản 1 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đĩ bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”

38 Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng cĩ thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

khoản phạt vi phạm vì Luật Các TCTD 2010 khơng quy định đã dẫn đến nhiều quan điểm trái chiều và áp dụng pháp luật khơng thống nhất trong ngành Tịa án.

Đối với trường hợp phạt do chậm thanh tốn nợ gốc, cĩ quan điểm cho rằng thỏa thuận này khơng phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì một vi phạm (vi phạm thời hạn trả nợ) chỉ được phạt một lần đĩ là lãi quá hạn, về bản chất đĩ là phạt chậm trả, nên khơng được phạt trên nợ gốc lần nữa. Việc các bên thỏa thuận phạt trên nợ gốc bên cạnh lãi suất quá hạn là trái pháp luật.

Đối với trường hợp phạt do chậm trả lãi, quan điểm thứ nhất cho rằng cĩ thể áp dụng quy định của BLDS đối với hợp đồng dân sự làm cơ sở pháp lý cho thỏa thuận phạt chậm trả trong HĐTD. Theo đĩ, Điều 422 BDLS 2005 cho phép các bên thỏa thuận phạt chậm trả lãi cũng như mức phạt39. Ngồi ra, cĩ thể áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS 2005 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đĩ bên cĩ nghĩa vụ chậm trả tiền sẽ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cơng bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trường hợp cĩ thỏa thuận khác hoặc pháp luật cĩ quy định khác. Tuy nhiên, quy định này chỉ cho phép áp dụng lãi suất đối với số tiền chậm trả chứ khơng quy định rõ cĩ cho phép tính lãi đối với lãi chậm trả hay khơng. Vì vậy, nếu cho rằng bản chất của tiền lãi chậm trả cũng là số tiền chậm trả thì cũng cĩ thể áp dụng quy định của BLDS 2005 làm căn cứ cho việc phạt chậm trả lãi.

Quan điểm thứ hai cho rằng thỏa thuận phạt chậm trả lãi trong HĐTD cĩ thể bị điều chỉnh bởi Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại 2005 trong trường hợp vay vốn với mục đích kinh doanh, bởi vì khách hàng vay và TCTD khi giao kết hợp đồng đều cĩ mục đích sinh lợi40

. Luật Thương mại cũng cĩ thể được áp dụng đối với trường hợp cho vay tiêu dùng nếu khách hàng vay chọn áp dụng. Theo quan điểm này, thỏa thuận phạt chậm trả lãi của các bên trong HĐTD hợp pháp nếu mức phạt các bên thỏa thuận khơng vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Quan điểm thứ ba cho rằng thỏa thuận phạt chậm trả lãi là trái pháp luật bởi vì đây là hành vi tính lãi chồng lãi, thế nhưng quan điểm này lại khơng chỉ ra được thỏa thuận phạt chậm trả lãi vi phạm quy định nào của pháp luật.

Nĩi tĩm lại, điều khoản phạt chậm trả khơng được quy định trong Luật Các TCTD 2010 khiến cho tính hợp pháp của điều khoản này cũng như căn cứ pháp luật

39 Lương Khải Ân (2013), tlđd (36), tr.14, 15.

40

áp dụng trở thành vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt đối với điều khoản phạt do chậm trả lãi. Vậy thì Tịa án cĩ chấp nhận thỏa thuận này hay khơng và căn cứ vào quy định nào để xét xử.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD liên quan đến thỏa thuận phạt vi phạm

Thực tiễn giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, phúc thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về HĐTD cho thấy khoản tiền phạt do bên vay vi phạm thời hạn thanh tốn nợ gốc và nợ lãi thường là vấn đề các bên tranh chấp và trong nhiều trường hợp quan điểm giải quyết của các Thẩm phán và Tịa án các cấp rất khác nhau.

Tranh chấp HĐTD liên quan đến thỏa thuận phạt chậm trả phát sinh khi TCTD yêu cầu bên vay thanh tốn khoản tiền phạt do chậm trả theo thỏa thuận của các bên trong HĐTD. Bên vay cho rằng thỏa thuận phạt chậm trả là khơng phù hợp với quy định của pháp luật nên yêu cầu của nguyên đơn (TCTD) là khơng cĩ căn cứ, bên vay khơng cĩ nghĩa vụ phải thanh tốn khoản tiền này. Dưới đây, tác giả sẽ phân tích một số tranh chấp liên quan đến thỏa thuận phạt do vi phạm thời hạn trả nợ.

Vụ án thứ nhất, “Tranh chấp HĐTD” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Á Châu với bị đơn là bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa41, Ngân hàng Á Châu đã yêu cầu bà Hoa và Cơng ty Hiệp Hịa Phát phải cĩ trách nhiệm liên đới thanh tốn cho Ngân hàng số tiền lãi phạt chậm trả lãi là 16.642.547 đồng.

Tịa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bà Hoa và Cơng ty Hiệp Hịa Phát phải thanh tốn số tiền phạt nĩi trên. Tuy nhiên, tại phiên tịa phúc thẩm, Hội đồng xét xử lại cho rằng vì Luật Các TCTD năm 2010 khơng cĩ quy định về việc phạt chậm trả lãi nên đã áp dụng Điều 4, Điều 300 và Điều 301 của Luật Thương mại năm 2005, theo đĩ, yêu cầu của nguyên đơn là trái với quy định của pháp luật. Tịa án cấp phúc thẩm đã ra phán quyết khơng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn địi số tiền lãi phạt chậm trả lãi là 16.642.547 đồng.

Như vậy, hướng giải quyết của Tịa án trong vụ tranh chấp này là theo quan điểm thứ hai, Tịa án căn cứ vào quy định của Luật Thương mại 2005 để bác yêu cầu thanh tốn tiền phạt chậm trả của nguyên đơn. Dựa trên quan điểm này, thỏa thuận phạt chậm trả lãi trong HĐTD cĩ thể khơng phù hợp với quy định của Luật Thương mại trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, thỏa thuận phạt lãi trên lãi chậm trả khơng phù hợp với Điều 301 Luật Thương mại bởi vì quy định này chỉ cho

41 Bản án số 172/2014 KDTM-PT ngày 22/01/2014 của TAND thành phố Hồ Chí Minh, xem chi tiết nội dung vụ án tại trang 23 của khĩa luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phép tính tiền phạt vi phạm một lần trên giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (số dư nợ lãi) chứ khơng cho phép tính lãi phạt nhiều lần theo thời gian chậm trả. Trường hợp thứ hai, thỏa thuận phạt một lần theo tỷ lệ % trên số tiền lãi chậm trả (khơng tính theo thời gian chậm trả) sẽ vi phạm Điều 301 Luật Thương mại khi mức phạt vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Cĩ thể thỏa thuận phạt chậm trả lãi trong vụ tranh chấp trên rơi vào một trong hai trường hợp này nên khơng được Tịa án chấp nhận.

Vụ án thứ hai, “Tranh chấp HĐTD” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Bản Việt với bị đơn là Cơng ty TNHH Quãng Hiệp42. Nội dung vụ án như sau: Ngày 22/01/2009, Ngân hàng Bản Việt cho Cơng ty Quãng Hiệp vay 22 tỷ đồng theo HĐTD số 0042/TDH-2009, hợp đồng này khơng cĩ thỏa thuận về phạt chậm trả lãi. Ngày 09/11/2011, Ngân hàng cho Cơng ty Quãng Hiệp vay tiếp 14.875.000.000 đồng theo các HĐTD số 236/TD-2011, 237/TD-2011, 238/TD-2011 và 239/TD-2011 cĩ cùng nội dung: Thời hạn vay: 12 tháng (đáo hạn ngày 09/11/2012). Mục đích vay: Bổ sung vốn kinh doanh. Lãi suất trong hạn: 23%/năm. Lãi suất phạt quá hạn: 150% lãi suất trong hạn. Lãi phạt chậm trả lãi: 150% lãi suất trong hạn (tính trên số tiền lãi chậm trả và số ngày chậm trả).

Bên cạnh nợ vốn và nợ lãi, Ngân hàng Bản Việt cịn yêu cầu Cơng ty Quãng Hiệp phải thanh tốn số tiền phạt chậm trả lãi là 9.409.826.830 đồng.

Tịa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng Bản Việt buộc Cơng ty Quãng Hiệp cĩ trách nhiệm thanh tốn nợ lãi và nợ vốn mà khơng chấp nhận yêu cầu thanh tốn tiền phạt chậm trả lãi. Sau đĩ, tại phiên tịa phúc thẩm, nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện địi số tiền phạt chậm trả lãi này. Cĩ thể thấy, Tịa sơ thẩm trong vụ tranh chấp này xét xử theo quan điểm thứ ba, tức là khơng chấp nhận thỏa thuận phạt chậm trả lãi, tuy nhiên Tịa án khơng giải thích vì sao lại khơng chấp nhận u cầu này.

Nhìn chung, hầu như trong mọi tranh chấp về phạt chậm trả lãi, Tịa án đều khơng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn trả số tiền phạt này. Hướng xét xử này hồn tồn phù hợp với quan điểm và hướng xét xử của Tịa án nhân dân tối cao.

Để làm rõ quan điểm xét xử của Tịa án nhân dân tối cao, tác giả sẽ phân tích Quyết định Giám đốc thẩm số 25/2013/KDTM-GĐT ngày 23/7/2013 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao xét xử vụ án “Tranh chấp HĐTD” giữa nguyên

42

đơn là Ngân hàng TMCP Phương Nam và bị đơn là ơng Nguyễn Thế Cường. Nội dụng vụ án như sau: Ngày 05/12/2008 Ngân hàng Phương Nam cho ơng Cường ký vay 300 lượng vàng theo HĐTD số 005/12/08TC-20 để bổ sung vốn kinh doanh và gĩp vốn kinh doanh, lãi suất vay là 1,375%/ tháng, mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo quy định của Ngân hàng Phương Nam trong từng thời kỳ nhưng khơng vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, thời hạn vay là 12 tháng kể từ ngày 06/12/2008 đến ngày 06/12/2009. Ngồi yêu cầu thanh tốn nợ gốc và nợ lãi, Ngân hàng cịn yêu cầu ơng Cường thanh tốn lãi phạt là 4,4769 lượng vàng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định kể từ ngày cĩ đơn xin thi hành án của nguyên đơn nếu bị đơn chưa thi hành xong số tiền lãi nêu trong bản án thì hàng tháng cịn phải chịu lãi do chậm thanh tốn nợ lãi theo mức lãi suất quá hạn trong hợp đồng do hai bên thỏa thuận tương ứng với số tiền và thời gian thi hành án.

Tại phiên tịa phúc thẩm, phần phán quyết nĩi trên của Tịa án cấp sơ thẩm được giữ nguyên. Trong phiên xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao nhận định rằng nội dung nĩi trên mà Tịa án cấp sơ thẩm tuyên là khơng đúng và Tịa án cấp phúc thẩm đã khơng phát hiện ra sai lầm này của Tịa án cấp sơ thẩm. Cĩ thể thấy, Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử theo hướng khơng chấp nhận yêu cầu phạt lãi chậm trả nhưng khơng đưa ra lý do vì sao khơng chấp nhận.

Theo quan điểm của tác giả, phán quyết giám đốc thẩm nĩi trên cũng như hướng xét xử của Tịa án nhân dân tối cao chưa thực sự thuyết phục và mang tính áp đặt bởi vì Tịa án nhân dân tối cao hồn tồn khơng đưa ra được căn cứ cho phán xét của mình. Nếu cho rằng thỏa thuận này là trái pháp luật thì cụ thể và chính xác là trái với quy định nào, khơng phù hợp ở chỗ nào; trong khi trên thực tế thì khơng cĩ quy định nào của pháp luật cấm việc phạt chậm trả lãi.

Thực ra, trong thực tiễn xét xử trước đây, Tịa án đã từng căn cứ vào quy định của Thơng tư 01/1997-TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát và Tịa án nhân dân tối cao ngày 19/6/1997 để bác yêu cầu địi tiền phạt chậm trả lãi của TCTD. Theo Mục III.1 Thơng tư này thì lãi chỉ được tính trên số tiền cịn phải thi hành án, khơng tính lãi của số tiền lãi chưa trả trong quá trình thi hành án. Theo đĩ, việc tính lãi trên lãi sẽ khơng được chấp nhận. Tuy nhiên, quy định này của Thơng tư là khơng phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì, về nguyên tắc, văn bản dưới luật khơng được quy định khác với văn bản luật, trong khi pháp luật trước nay lại khơng cấm thỏa thuận phạt chậm trả lãi, cũng khơng cĩ bất cứ văn bản luật nào quy

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án (Trang 36 - 46)