Xuất, kiến nghị giải pháp liên quan hình thức của giao dịch thế chấp trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án (Trang 30 - 32)

chấp trong hoạt động tín dụng

Nhìn một cách tổng thể, đăng ký biện pháp bảo đảm chính là sự cơng bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của một (hoặc) nhiều chủ thể đối với tài sản bảo đảm. Vì tài sản bảo đảm vốn dĩ thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác, do vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm có ý nghĩa và vai trò như là sự tuyên bố quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm cho công chúng biết và dĩ nhiên, đi cùng với đó chính là sự thông báo gián tiếp về sự hạn chế quyền của chủ sở hữu cũng như của các chủ thể khác đối với tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cũng chỉ ghi nhận: “Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm”, chứ khơng phải đăng ký tồn bộ nội dung của giao dịch bảo đảm, bao gồm cả các nội dung khác ngoài biện pháp bảo đảm.

Xét về bản chất, đăng ký giao dịch bảo đảm là việc nhà nước (hoặc các chủ thể khác do nhà nước ủy quyền) cơng nhận tình trạng một tài sản đã được bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự nhất định. Giá trị pháp lý thực sự của

hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm không phải ở chỗ nhằm chứng minh sự tồn tại trên thực tế cũng như về mặt pháp lý của giao dịch bảo đảm đã đăng ký, mà chính là ở chỗ thừa nhận một tài sản đã được chủ sở hữu đem bảo đảm cho việc thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ dân sự của chính họ hoặc người khác đối với bên có quyền. Hành vi này sẽ là sự kiện pháp lý để làm phát sinh quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký, so với bên nhận bảo đảm khác trong các giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký. Về nguyên tắc, đăng ký biện pháp bảo đảm là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Mọi cam kết, thỏa thuận dân sự, bao gồm cả thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hợp pháp đều có giá trị pháp lý đối với các bên và phải được tất cả các chủ thể khác tôn trọng12, không phụ thuộc vào việc cam kết, thỏa thuận đó được đăng ký hay không được đăng ký. Việc đăng ký trong trường hợp này chỉ có ý nghĩa là phương thức pháp lý cơng bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, để đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có nhiều lợi ích được thiết lập lên một tài sản. Nghĩa là, khi biện pháp bảo đảm được đăng ký thì người thứ ba có lợi ích đối kháng với bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm được đăng ký phải tôn trọng quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, trong đó có hai quyền năng quan trọng là quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền được thanh toán trước13

. Theo Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp có nhiều chủ thể cùng có lợi ích đối kháng nhau trên cùng một tài sản bảo đảm thì đăng ký chính là căn cứ xác định lợi ích của chủ thể nào được ưu tiên bảo vệ trước. Nghĩa là, việc đăng ký chỉ có ý nghĩa trong việc phân định thứ tự ưu tiên bảo vệ lợi ích được bảo đảm trong trường hợp có sự đối kháng về lợi ích, hay nói cách khác có nhiều lợi ích đối kháng cùng xác lập lên một tài sản bảo đảm, chứ không phải là điều kiện để giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với các bên giao dịch hay với bên thứ ba.

Việc quy định bắt buộc thực hiện cả thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với một số giao dịch thế chấp là không phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của nhà nước, gây phiền hà và tăng chi phí tiền bạc, thời gian cho tổ chức, cá nhân liên quan. Quy định cả trường hợp đăng ký thế chấp bắt buộc và đăng ký thế chấp tự nguyện là không đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể khi tham gia giao dịch. Vì vậy, cần tách thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo

12

Khoản 2 Điều 3, Khoản 4 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015.

13

đảm và thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, không cần phải ràng buộc hiệu lực của giao dịch bảo đảm bằng việc bắt buộc đăng ký mà đây phải là quyền của các chủ thể tham gia giao dịch. Nếu các chủ thể muốn đảm bảo lợi ích của mình đối với tài sản đảm bảo thì có thể thực hiện quyền đăng ký và ngược lại, các chủ thể có thể khơng thực hiện quyền này mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch.

Do đó, cần sửa đổi các quy định của pháp luật dân sự cũng như các quy định pháp luật khác liên quan đến thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng không bắt buộc phải công chứng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm hay không là quyền của các bên tham gia giao dịch. Theo đó, việc việc khơng cơng chứng chỉ là vi phạm quy định về hình thức và không đăng ký giao dịch bảo đảm thì càng khơng bị vơ hiệu, mà chỉ không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)