Tranh chấp về việc thực hiện quyền đối với tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án (Trang 40 - 50)

hoạt động tín dụng

3.2.1. Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền đối với tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng

Việc pháp luật quy định đối tượng thế chấp đa dạng đã tạo ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ thế chấp. Khi nhận bảo đảm bằng tài sản thế chấp, đối với mỗi loại tài sản pháp luật lại quy định những quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với các bên trong giao dịch. Trong đó, động sản vừa là đối tượng của giao dịch cầm cố, vừa là đối tượng của giao dịch thế chấp. Việc chọn động sản làm tài sản thế chấp đã thể hiện những ưu thế, đó là khả năng khai thác sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ động sản thế chấp trong thời hạn thế chấp. Trong thực

tế có một số loại tài sản nếu không được đưa vào vận hành, sử dụng liên tục sẽ bị giảm sút giá trị nhanh chóng như xe cộ, tàu bay, tàu biển, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; hoặc sẽ mất quyền như nhãn hiệu. Hơn nữa, bản thân những tài sản trên lại là những tư liệu sản xuất, công cụ lao động chủ yếu của bên có nghĩa vụ, tạo ra nguồn thu ổn định để bên có nghĩa vụ có khả năng hồn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Do vậy, biện pháp tỏ ra hiệu quả được áp dụng đối với các loại động sản đó là biện pháp thế chấp. Tuy nhiên, đôi khi, do các quy định khá “thơng thống” của pháp luật về thế chấp tài sản là động sản nên trong thực tế cũng phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng.

Dưới đây là một vài vụ án điển hình về tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm là động sản:

Vụ việc thứ nhất: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Ngân dùng 3.360 tấn cà phê lưu giữ trong kho tại khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đơng Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương để thế chấp tại 7 ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam để đảm bảo cho khoản vay hơn 600 tỷ đồng17. Khi xảy ra tranh chấp, lượng hàng hóa lưu giữ trong kho chỉ cịn lại khoảng 2.800 tấn (tương đương 100 tỉ đồng), trong đó chỉ một phần là cà phê, phần cịn lại là rác.

Vụ việc thứ hai: Ngày 29/11/2008, bà Nguyễn Thị Hương, ông Nguyễn Văn Trung ký kết hợp đồng tín dụng số 9227/HĐ-CVTSBĐ-TN/TCB với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam để vay số tiền 320.000.000 đồng, mục đích để mua xe ơ tơ. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là chiếc xe ô tô hiệu Toyota Innova G-2.0, biển kiểm sốt 61L-3795 hình thành từ vốn vay theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 92227/HĐTC/TCB/TĐ ngày 11/12/2008. Hợp đồng thế chấp tài sản đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật. Trong q trình thực hiện hợp đồng tín dụng, do bà Hường, ơng Trung vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Ngân hàng khởi kiện yêu cầu bà Hường và ơng Trung thanh tốn toàn bộ nợ

17

Bá Sơn – Ánh Hồng, “Một kho cà phê "qua mặt" nhiều ngân hàng”, http://tuoitre.vn/tin/kinh- te/20131205/mot-kho-ca-phe-qua-mat-nhieu-ngan-hang/583698.html, ngày 22/3/2017.

gốc và lãi phát sinh, trường hợp khơng thanh tốn được thì yêu cầu được quyền phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Trong quá trình giải quyết vụ án, bên thế chấp xác định tài sản thế chấp là chiếc xe ơ tơ hiệu Toyota Innova G-2.0, biển kiểm sốt 61L-3795 hiện đã giao cho ông Nguyễn Đức Hải quản lý, sử dụng. Tịa án khơng triệu tập, làm việc được với ông Hải. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp cũng không biết tài sản thế chấp đang ở đâu. Tuy nhiên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 125/2014/DS-ST ngày 19/9/2014, Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam về yêu cầu thanh toán tiền nợ và quyền phát mãi tài sản thế chấp.

Trong trường hợp bảo đảm bằng thế chấp tài sản, do bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp nên việc kiểm soát của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp có phần khó khăn hơn, đặc biệt đối với tài sản thế chấp là động sản. Điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng, bởi lẽ trên thực tế, các tài sản được thế chấp tại tổ chức tín dụng vẫn nằm trong sự quản lý của bên thế chấp hoặc của người thứ ba quản lý tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp. Do đó, rủi ro đối với tài sản thế chấp có thể xảy ra, khi cần xử lý thì tài sản thế chấp có thể khơng cịn hoặc bị giảm sút giá trị, chất lượng, số lượng…

Trong vụ việc thứ nhất, tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dù đã được đăng ký thế chấp nhưng bên thế chấp có thể bán bất kỳ lúc nào mà khơng cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Đồng thời, bên nhận thế chấp cũng không thể quản lý, theo dõi, đánh giá sự biến động liên quan đến số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản thế chấp. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bên thế chấp sử dụng một nguồn hàng hóa để thế chấp trùng lặp tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau dẫn đến tranh chấp giữa các bên nhận thế chấp khi xử lý tài sản đảm bảo.

Trên thực tế, khi giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì giữa các cơ quan thực thi pháp luật cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Thậm chí có Tịa án

xác định việc bên thế chấp bán tài sản là hàng hố ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản18.

Trong vụ việc thứ hai, khi chấp nhận tài sản thế chấp là phương tiện vận tải thì việc bên nhận thế chấp giữ hay khơng giữ giấy chứng nhận đăng ký thì bên thế chấp cũng dễ dàng thực hiện giao dịch một cách hợp pháp hay bất hợp pháp đối với tài sản đã thế chấp mà không cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Hoặc trong trường hợp bên thế chấp sử dụng tài sản đã thế chấp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì tài sản thế chấp là cơng cụ, phương tiện phạm tội, vi phạm hành chính có thể bị tịch thu theo quy định pháp luật. Trong các trường hợp này, khi đến hạn thanh tốn thì tài sản thế chấp khơng cịn, khi đó, bên vay sẽ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn tiền vay theo hợp đồng tín dụng mà hồn tồn khơng có biện pháp bảo đảm nào đối với khoản tiền này. Do đó, trên thực tế, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản thế chấp thì việc giải quyết của Tịa án khơng cịn nhiều ý nghĩa đối với bên nhận thế chấp. Do việc thi hành án đối với tài sản thế chấp gần như khơng thể thực hiện được hoặc có thi hành được thì khi đó giá trị tài sản thu được khơng đảm bảo để thanh tốn tồn bộ nghĩa vụ.

3.2.2. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền đối với tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng

Đối tượng của hợp đồng thế chấp là động sản khá phổ biến trong các giao dịch thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản bảo đảm là động sản còn chung chung, chưa phù hợp với thực tiễn.

Thứ nhất, đối với tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh: Pháp luật cho phép bên thế chấp được quyền bán tài sản thế chấp là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất kinh doanh mà khơng nhất thiết phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp19 cũng như không quy định nghĩa vụ thông báo, nội dung phải thông báo của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp. Mục đích của nhà làm luật là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên thế chấp khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, tránh việc làm lỡ các cơ hội kinh doanh,

18

Bảo Châu, “Bán tài sản thế chấp, bị xử phạt 20 năm tù”, http://vkspy.gov.vn/ban-tai-san-the-chap-bi-xu- phat-20-nam-tu/58-4155.html-1514, ngày 20/3/2017.

19

nhằm tạo sự an toàn pháp lý cho các giao dịch liên quan đến loại tài sản có tính đặc thù này, nhưng rõ ràng quy định trên đã gây bất lợi cho bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp bỗng nhiên bị tước đoạt đi quyền được theo dõi, kiểm tra tài sản thế chấp. Đồng thời, pháp luật cho phép bên thế chấp được quyền bán tài sản thế chấp mà khơng cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp dẫn đến hậu quả là quyền bảo đảm của bên nhận thế chấp gần như là vô nghĩa, nghĩa vụ được bảo đảm trở thành nghĩa vụ khơng có bảo đảm.

Theo đó, việc pháp luật quy định bên nhận thế chấp có quyền u cầu bên mua thanh tốn tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán cũng không thực sự khả thi20. Do bên nhận thế chấp không nắm bắt được thông tin về tài sản thế chấp nên không biết được ai là người mua tài sản thế chấp để yêu cầu bên mua thanh toán tiền hoặc nếu có biết nhưng khơng kịp thời thì bên nhận thế chấp sẽ bị mất quyền địi bên mua thanh tốn khi bên mua đã hồn tất việc thanh tốn cho bên thế chấp. Như vậy, từ biện pháp bảo đảm đang có tính vật quyền trở thành có tính trái quyền, tức là làm giảm độ an toàn của biện pháp bảo đảm đã được xác lập giữa các bên. Ngoài ra, việc quy định số tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán cũng gây ra nhiều bất cập, không thực tế do tiền không thể xem là đối tượng của hợp đồng thế chấp21.

Thứ hai, đối với tài sản là phương tiện vận tải, máy móc thì rủi ro đối với tài sản xảy ra một cách phổ biến như phương tiện thế chấp bị tiêu hủy, bị thu giữ, mua bán, trao đổi, gán nợ, cầm cố,... Mặc dù pháp luật cho phép bên nhận thế chấp có quyền truy địi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán, quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thanh toán22

. Nhưng trong thực tế, các tổ chức tín dụng rất khó thực hiện các quy định này khi bên thứ ba hay bên thế chấp không hợp tác, không cung cấp thông tin về tài sản thế chấp hoặc không giao tài sản thế chấp thì pháp luật cũng hồn tồn khơng có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ

20

Khoản 1 Điều 20 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 349 Bộ luật Dân sự 2005, Khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015.

21

Vũ Thị Hồng Yến (2011), Những tài sản không thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp, Tạp chí

Luật học, số 7/2011, 63-69.

bên nhận thế chấp. Thậm chí khi xảy ra tranh chấp, bên nhận thế chấp cũng không biết được tài sản thế chấp đang do ai quản lý để thực hiện quyền truy đòi hoặc tài sản thế chấp khơng cịn. Dẫn đến, việc xử lý tài sản để đảm bảo cho khoản vay là không thể thực hiện được, khoản vay có bảo đảm sẽ trở thành khoản vay khơng có bảo đảm.

Với những quy định như trên, pháp luật đã mặc nhiên phủ nhận ý chí thoả thuận của các bên và đã vơ hiệu hố ý nghĩa, tác dụng của cơ chế đăng ký thế chấp tài sản là động sản.

3.2.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp trong việc thực hiện quyền đối với tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng

Trong thực tế, tài sản là động sản như thiết bị, máy móc, hàng trữ kho được sử dụng để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tương đối phổ biến. Do đó, việc giải quyết những vướng mắc liên quan đến quá trình thế chấp tài sản là động sản đặc biệt là hàng hố ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh và phương tiện sản xuất có tính thiết thực, đáp ứng u cầu thực tế. Một khung pháp lý hoàn thiện điều chỉnh về động sản có thể thế chấp sẽ thực sự tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở tiếp cận được nguồn tín dụng ngân hàng. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi pháp luật về giao dịch bảo đảm theo hướng quy định rõ việc hậu quả pháp lý của các chủ thể liên quan (quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ ba) đối với việc tài sản thế chấp bị tiêu hủy, thu giữ, mua bán, trao đổi bất hợp pháp; quy định rõ tài sản đã thế chấp thì mọi việc mua bán, trao đổi, tặng cho... mà không được sự đồng ý của bên nhận thế chấp đều là bất hợp pháp. Đồng thời, quy định bổ sung nghĩa vụ thông báo của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hố ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh. Khi đó bên nhận thế chấp mới có căn cứ để thực hiện quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền mua tài sản thế chấp cho mình.

Thứ hai, cần sửa đổi pháp luật về giao dịch bảo đảm đối với giao dịch thế chấp theo hướng cho phép bên nhận thế chấp được giữ hoặc cơ quan đăng ký thế chấp giữ hoặc đánh dấu trên giấy chứng nhận để bên thứ ba nhận biết được rõ ràng việc phương tiện đang được thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Trường hợp bên thế chấp sử dụng tài sản thế chấp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì pháp

luật cần quy định cụ thể cách xử lý theo hướng bảo vệ bên nhận thế chấp (trừ trường hợp bên nhận thế chấp biết mà không thực hiện việc ngăn chặn hành vi này). Ưu tiên thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm, số tiền còn thừa từ xử lý tài sản thế chấp sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Vì giao dịch thế chấp là hợp pháp, quyền của bên nhận thế chấp phát sinh trước thời điểm có hành vi vi phạm.

Thứ ba, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng biện pháp cầm cố, tức là quản lý trực tiếp hàng hóa tại kho của mình hoặc các tổ chức tín dụng sẽ đưa ra các điều khoản về điều kiện của tài sản thế chấp một cách chặt chẽ cũng như tìm ra các phương thức quản lý tài sản phù hợp khi nhận tài sản thế chấp là động sản. Do việc (tình trạng) nắm giữ tài sản bảo đảm cũng được xem là căn cứ xác định biện pháp

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)