KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án (Trang 32 - 34)

Theo quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Về nguyên tắc, thỏa thuận của các bên được thực hiện trên nguyên tắc tự do, tự nguyện và không trái các quy định của pháp luật thì được pháp luật tơn trọng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cịn mang nặng tính hình thức, mâu thuẫn lẫn nhau, một số quy định gây bất lợi, hạn chế quyền tự do thỏa thuận của công dân như: Quy định về bắt buộc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp, công chứng…

Do thế chấp là giao dịch dân sự nên pháp luật cũng cần tôn trọng sự tự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên trong giao dịch. Các thủ tục hành chính cần phát huy vai trò hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền của mình. Vì vậy, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp như: Cần xác định rõ đăng ký là quyền của các chủ thể tham gia giao dịch và đương nhiên nếu chủ thể khơng thực hiện quyền của mình thì hồn tồn khơng ảnh hưởng đến giá trị hiệu lực của giao dịch. Đồng thời cũng cần xác định rõ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, cần bỏ quy định đăng ký là

bắt buộc đối với một số giao dịch thế chấp và là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp, đăng ký là thủ tục để xác lập quyền ưu tiên giữa các chủ thể trên cùng tài sản thế chấp.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng tại tòa án (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)