Một số kiến nghị pháp luật về thực hiện bảo trì cơng trình

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo trì công trình xây dựng (Trang 38 - 41)

Qua nghiên cứu các quy định pháp luật bảo trì cơng trình và dựa vào việc thực thi pháp luật trên thực tế cho thấy còn nhiều điểm thiếu sót, bất cập, chưa phù hợp và khó khăn khi áp dụng luật vào thực tiễn. Tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện bảo trì cơng trình như sau:

Thứ nhất, để tăng cường tính răn đe và hạn chế hành vi vi phạm trong thực

hiện bảo trì cơng trình của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng, Chính phủ cần ban hành bổ sung thêm các hình thức chế tài vào Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP như sau: “Hành vi chủ sở hữu hoặc người quản lý,

63Cao Nguyên, “Khốn khổ với dự án treo của Trung Nguyên”, http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khon-kho-voi-du-an-treo-cua-trung-nguyen-20160322223924065.htm, ngày truy cập 22/11/2016. kho-voi-du-an-treo-cua-trung-nguyen-20160322223924065.htm, ngày truy cập 22/11/2016.

sử dụng phần sở hữu riêng nhà chung cư tự bảo trì phần sở hữu riêng gây ảnh hưởng đến chất lượng chung của cơng trình sẽ bị chế tài với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: buộc thực hiện việc bảo trì cơng trình theo đúng quy định”.

Thứ hai, Chính phủ cần ban hành bổ sung Khoản 1 Điều 40 Nghị định số

46/2015/NĐ-CP như sau: "Trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng cơng trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơng trình thì phải có đủ điều kiện năng lực chuyên môn tương đương với đơn vị thi công theo quy định". Việc bổ sung điều này sẽ giúp các chủ thể nêu trên thực hiện việc bảo trì cơng trình đảm bảo chất lượng.

Thứ ba, Chính phủ cần ban hành bổ sung Khoản 3 Điều 41 Nghị định số

46/2015/NĐ-CP như sau: “Trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý cơng trình trực tiếp tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa cơng việc bảo trì thì phải có năng lực chun mơn tương đương với nhà thầu tư vấn giám sát cơng trình theo quy định”. Việc bổ sung điều này sẽ giúp tăng cường năng lực các chủ thể nêu trên và đảm bảo chất lượng công việc giám sát việc thực hiện bảo trì cơng trình.

Thứ tư, Bộ Xây dựng cần ban hành bổ sung Điều 35 Thông tư 02/2016/TT-

BXD như sau:

 Cần bổ sung vào Khoản 1, quy định năng lực chuyên môn của đơn vị quản lý vận hành thực hiện bảo trì đối với phần xây dựng và năng lực chun mơn bảo trì của đơn vị bảo trì phần thiết bị đối với phần thiết bị lắp đặt vào cơng trình, như: quy định năng lực trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên kinh nghiệm thực tế. Việc bổ sung khoản này sẽ giúp chủ đầu tư, chủ sở hữu cơng trình dễ dàng th được các đơn vị đảm bảo năng lực chun mơn khi thực hiện bảo trì cơng trình.

 Để tăng cường trách nhiệm của cư dân trong khu chung cư và đảm bảo quyền lợi của họ, cần bổ sung vào Khoản 4, quy định cụ thể về vai trò giám sát của cư dân trong khu chung cư đối với việc thực hiện bảo trì cơng trình, nhất là đối với cơng trình chưa bầu được ban quản trị chung cư và lúc này việc bảo trì cơng trình sẽ do chủ đầu tư thực hiện.

Thứ năm, Bộ Xây dựng cần ban hành bổ sung Khoản 2 Điều 15 Thông tư

26/2016/TT-BXD quy định: “Đối với cơng trình có phần sở hữu riêng thì người sở hữu phần riêng của cơng trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng. Khi tổ chức

thực hiện bảo trì phần sở hữu riêng, chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm thông báo cho ban quản trị phần sở hữu chung biết để kiểm tra, giám sát, nếu ban quản trị không đủ năng lực chun mơn thì sẽ th đơn vị giám sát có năng lực chuyên môn phù hợp giám sát theo quy định”.

Kết luận chương 3

Bên cạnh việc lập kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì cơng trình xây dựng đạt chất lượng tốt thì giai đoạn thực hiện việc bảo trì cũng giữ một vai trò vơ cùng quan trọng không kém. Thực hiện bảo trì cơng trình tốt sẽ đảm bảo chất lượng ổn định của cơng trình cũng như hạn chế thất thốt, lãng phí kinh phí bảo trì cơng trình. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy rằng, các quy định pháp luật về thực hiện bảo trì khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn khiếm khuyết và bất cập như: chưa có quy định pháp luật cụ thể về vai trò giám sát của cư dân trong nhà chung cư đối với việc thực hiện thi cơng bảo trì cơng trình, việc thực hiện bảo trì đối với các chung cư cũ được xây dựng trước 1975 (hoặc trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực) gặp khó khăn do khơng có thu kinh phí bảo trì, vướng mắc trong việc thực hiện bảo trì đối với các cơng trình xây dựng trong khu đất bị quy hoạch treo. Nhằm để hạn chế sai sót của pháp luật về bảo trì cơng trình xây dựng, tác giả đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh, bổ sung các khiếm khuyết của các quy định pháp luật giúp pháp luật về bảo trì cơng trình được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo trì công trình xây dựng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)