Phòng và trị bệnh sán dây cho chó

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số huyện thành của tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 120)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.6.Phòng và trị bệnh sán dây cho chó

1.1.6.1. Điều trị bệnh

Chữa bệnh sán dây phải nhằm đạt ba yêu cầu:

+ Trước hết phải tiêu diệt sán dây: Để tẩy sán dây cho chó phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, không độc đối với ký chủ. Nên chọn thuốc có hiệu lực cao đối với sán dây, tức là phải loại thải được cả các đốt thân và đốt đầu của sán dây, nếu đốt đầu vẫn còn sót lại, chỉ sau một thời gian ngắn, nó sản sinh các đốt thân thành con sán hoàn chỉnh mới; đồng thời thuốc ít nguy hiểm đối với chó, giá thành hợp lý và dễ dùng nhất.

+ Phải ngăn chặn để chó không tái nhiễm.

+ Phải tăng cường sức đề kháng của chó: cho ăn nhiều, đủ dinh dưỡng, khoáng và vitamin. Giữ gìn vệ sinh tốt, dùng thuốc chữa các triệu chứng nếu có.

Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) [5], hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc mới có tác dụng tốt và có nhiều chủng, loại, nhất là thuốc chống các loài sán dây thuộc giống Taenia và giống Dipylidium.

*Các dẫn xuất của Isoquinolin và Benzazephin.

Cho đến nay, các thuốc nhóm này là những thuốc chống sán dây có hiệu quả nhất, ít độc nhất.

+ Praziquantel: Là dẫn xuất của pirazino – Iso quinolin

- Cơ chế tác dụng:

Tác dụng diệt sán dây nhanh. Thuốc làm co thắt ngay lập tức các cơ của sán, tiếp đó là liệt và chết. Thuốc còn làm tổn thương lớp vỏ bọc của sán. Thuốc đặc biệt tốt với sán trưởng thành, cũng tác dụng tốt với các ấu trùng.

- Dược động học:

Hấp thu tốt, nhanh ở ruột. Từ máu lại qua niêm mạc ruột để vào ống ruột. Thuốc nằm ẩn trong các tuyến Lieberkun. Niêm mạc ruột và các chất tiết ở ruột bao bọc lấy đầu con sán, tẩm thuốc lên đầu sán, như vậy tốt hơn những thuốc tác dụng theo hướng lumen (khoang), tức là thuốc ở trong lòng ống ruột.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thuốc phân bố đồng đều ở tất cả các tổ chức khí quan, thuốc vượt qua hàng rào máu – não. Các dạng phân hủy của thuốc được thải qua nước tiểu.

- Tác dụng phụ: thuốc ít độc. Ở chó dùng liều gấp 40 lần liều điều trị cũng chỉ gây nôn là dấu hiệu nặng nhất. Sử dụng được cho gia súc có chửa.

+ Espirantel: tác dụng diệt sán dây rất tốt, đặc biệt sán dây ở các loài ăn thịt. Ở chó liều gấp 90 lần liều điều trị cũng không gây độc

Liều lượng: 5,5mg/kg thể trọng.

*Các Salicilanilid

Niclosamid.

- Cơ chế tác dụng: Niclosamid ức chế quá trình phosphoryl hóa trong cơ thể sán. Thuốc có tác dụng tốt đối với các loài thuộc giống Taenia và giống Dipylidium.

- Dược động học: hấp thu kém ở ruột. Phần đã hấp thu cũng nhanh phân hủy, thải trừ nhanh.

- Tác dụng phụ: ở chó liều gấp 3 lần liều điều trị đã gây thoái hóa gan và suy thận.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], để tẩy sán dây có thể dùng: - Arecolin, uống hoặc trộn thức ăn liều 0,002 – 0,003 g/kgTT. Trước khi cho uống thuốc cho chó nhịn đói 16 – 20 giờ. Để đề phòng con vật nôn mửa có thể cho uống 1 – 2 giọt dung dịch iod trước khi cho uống Areconlin 15 – 20 phút.

- Arecolin, tiêm dưới da liều 0,02 – 0,05g (tương đương 4 – 10 ml dung dịch arecolin 0,5%). Nếu cần, có thể tiêm nhắc lại sau 1 giờ.

Bùi Thị Tho (2003) [32] cho biết: Arecolin là ancoloid có trong hạt cau, hạt cọ. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm tê liệt hệ thần kinh trung ương của sán, nhất là đầu và các đốt chưa thành thục. Sán bị tê liệt không bám vào ruột và được bị đẩy ra ngoài theo phân.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Niclosamide: dạng bột màu vàng, cho uống với liều 80 – 100 mg/kgTT. Thuốc chỉ cho uống một nửa liều vào buổi sáng khi chưa cho ăn. Sau đó 1 giờ cho uống nốt nửa liều còn lại. 3 giờ sau khi uống thuốc mới cho ăn bình thường, sau 6 – 10 giờ sán bị chết và theo phân ra ngoài. Sau 20 ngày nếu vẫn phát hiện thấy đốt sán trong phân chó phải tẩy lại lần 2 theo đúng quy trình như lần đầu.

- Lopatol: thuốc do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất. Thuốc có hiệu lực cao tẩy sán dây cho chó, mèo (tẩy sán sạch 80 – 85%), an toàn, không gây phản ứng phụ. Có thể dùng cho chó từ 3 tuần tuổi. Thuốc có thể uống trực tiếp hay trộn với một ít thức ăn. Chỉ uống một lần, liều 50mg/kg TT. Cho chó uống khi đói và sau đó 1 – 2 giờ cho ăn uống bình thường, không phải kiêng hay nhịn ăn. Nếu chưa sạch sán có thể tẩy lại lần 2 sau một tuần như quy trình lần đầu.

- Mebendazol: cho chó uống với liều 80 – 100mg/kg TT. Thuốc chia làm 3 lần uống trong 3 ngày để tẩy sán dây.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16], nguyên tắc điều trị là tẩy sán kết hợp với điều trị hội chứng viêm ruột do sán gây ra cho vật bệnh. Để điều trị triệu chứng có thể dùng các loại thuốc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều trị viêm ruột: Biseptol, Trimethoxazol 24%, chống nôn: Atropin 1% , chống chảy máu ruột: vitamin K.

- Bổ sung các thuốc trợ lực, tăng sức đề kháng cơ thể như:

+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 100 – 150ml/10kgTT/ngày. Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 3 – 5 ml/con.

+ B.complex tiêm bắp, liều 3 - 5ml/ngày. + Vitamin B12: chống thiếu máu

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [1], Lê Thị Tài và cs (2006) [22] đề cập đến một số bài thuốc nam dùng để tẩy sán dây cho chó có hiệu quả cao như:

- Nước sắc hạt cau: hạt cau 100g (giã nhỏ), nước sạch 500ml. Đun sôi, cô đặc còn lại 20 ml, lọc bỏ bã, cho uống liều 5 – 10 ml/kg TT. Trước khi cho

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

uống, cho nhịn ăn 4 – 5 giờ. Sau nửa giờ uống nước sắc hạt cau, cho uống thuốc tẩy (Na2SO4 hoặcMgSO4).

- Hạt bí ngô phối hợp với nước sắc hạt cau: Nhân hạt bí ngô: 50 – 100g, cho chó ăn vào sáng sớm lúc đói . Hạt cau 60 – 80g cho thêm nước, đun sôi, sắc đặc cho uống, sau khi uống nửa giờ cho uống liều thuốc tẩy (Na2SO4 hoặcMgSO4).

Nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt đầu sán, hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán. Do đó sự phối hợp này sẽ tẩy sán được triệt để hơn.

- Tẩy sán theo dược thư của Pháp: Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g, Nước sạch 1000ml. Ngâm vỏ lựu trong nước khoảng 6 giờ, sau đó sắc còn 300ml, lọc bỏ bã, cho uống vào buổi sáng, chia làm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút. Sau khi cho uống liều cuối cùng 2 giờ thì cho uống 1 liều thuốc tẩy.

1.1.6.2. Phòng bệnh

Theo Skajabin (1963), muốn diệt trừ bệnh giun sán thì phải dự phòng có tính chất chủ động; dùng tất cả các phương pháp cơ giới, vật lý (ánh sáng, nhiệt độ), hóa học (thuốc), sinh vật học (sinh vật nọ tiêu diệt sinh vật kia) để tiêu diệt giun sán trên cơ thể ký chủ, tiêu diệt giun sán ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng, ấu trùng, giun sán trưởng thành).

Tác hại do sán dây gây ra không chỉ dừng lại ở việc gây trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi chó, mà ở giai đoạn ấu trùng sán dây còn là tác nhân gây bệnh cho người và nhiều vật nuôi khác. Đã có nhiều tác giả đề cập đến vai trò gây bệnh của sán dây gây ra ở giai đoạn ấu trùng. Cụ thể như sau:

- Ấu trùng sán dây thuộc giống Diphyllobothrium và giống Spirometra gây bệnh sán nhái ở người, tạo thành các u ở mắt, việc dùng thuốc điều trị hầu như không có kết quả (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1975 [23]; Phạm Sỹ Lăng, 2002 [15]; Nguyễn Phướng Tương, 2002 [34]; Bùi Quý Huy, 2006 [8]).

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ấu trùng sán dây Taenia hydatigena gây bệnh ấu sán cổ nhỏ ở người, lợn, trâu, bò, dê, cừu..., hiện vẫn chưa có thuốc điều trị (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13])

- Ấu trùng sán dây Echinococcus granulosus gây bệnh Echinococcosis ở động vật có vú như người, dê, cừu, khỉ, báo..., đặc biệt ở người khi ấu trùng phát triển qua nhiều năm có đường kính 1 – 7 cm, khi nang vỡ hoặc bị dò gây ra sốc phản vệ nặng. Thường gặp ấu trùng nhiều nhất ở gan và phổi. (Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê, 1996 [3]; Bùi Quý Huy, 2006 [8]).

Xuất phát từ thực tế trên, việc phòng bệnh sán dây ở chó nói riêng và phòng bệnh do sán dây gây ra ở người và nhiều vật nuôi khác nói chung có ý nghĩa rất quan trọng.

Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13]; Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [1]; Tô Du và Xuân Giao (2006) [4]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16], Bùi Quý Huy (2006) [8] đã đề xuất biện pháp phòng bệnh sán dây ở chó như sau:

- Định kỳ tẩy sán dây cho chó 4 lần/năm

- Diệt KCTG của các loài sán dây bằng cách: thường xuyên tắm cho chó mèo; định kỳ tẩy uế, vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó và môi trường xung quanh; hàng ngày dọn chuồng, thu nhặt phân đổ vào hố ủ. Định kì kiểm tra phân phát hiện mầm và theo dõi chó bệnh để tẩy dự phòng.

- Cho chó ăn thức ăn chín, ăn sạch và uống sạch.

- Có chế độ kiểm soát sát sinh chặt chẽ, không cho chó ăn những bộ phận có ấu trùng.

- Không thả rông chó mèo, không cho chó bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.

Theo Valerie Foss (2003) [54], định kỳ phun thuốc diệt ve, rận 2 lần/năm, và cứ 3 tháng lại dùng thuốc tẩy sán dây, không cho chó ăn sống các phủ tạng, khí quan của cừu, lợn, trâu bò…

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Kỳ (1994) [10] cho biết: so với các nhóm giun sán khác thì sán dây ít được nghiên cứu hơn, nên những hiểu biết về thành phần loài sán dây còn chưa được đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium latum tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau đó 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và một số động vật hoang dã.

Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán Cysticercus tenuicollis của loài sán Taenia hydatigena ký sinh ở chó.

Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài

sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giả đã bổ sung thêm các loài trong đó có

loài Taenia hydatigena Taenia pisiformis.

Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã có công trình tổng kết được hầu hết

những nghiên cứu trước đó, trong đó tác giả đã đề cập đến ấu trùng Coenurus

cerabralis của loài sán dây Multiceps multiceps ở cừu.

Năm 1967 hai nhà ký sinh trùng học người Ba Lan là Drozdz và Malczewski đã công bố các loài sán dây ở động vật nhai lại 8 tỉnh miền Bắc, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis của loài Taenia hydatigena.

Nguyễn Thị Kỳ (2003) [12] đã mổ khám 174 cá thể thuộc 21 loài của bộ ăn thịt kết quả cho thấy, trong các loài mèo rừng, cầy giông, cầy hương, cày lỏn và chó nhà được mổ khám phát hiện thấy các loài Taenia hydatigena, Taenia pisifomis, Multiceps multiceps, Spirometra erinacei-europaei, Dipylidium caninum.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả kiểm tra 130 chó tại thành phố Huế của Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) [20] cho thấy: chó nhiễm sán dây rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến một năm tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm Dipylidium caninum là 13,07%. Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng từ năm 1982 – 1985 cho thấy: trong 138 chó

bị bệnh sán dây có 101 chó nhiễm Dypilidium caninum, chiếm tỷ lệ 73,91%. Chó

con từ 27 – 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán. Chó nuôi ở thành phố chủ yếu bị bệnh sán dây do Dypilidium caninum (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng, 2002 [15]).

Theo Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009) [7], kiểm tra 597 mẫu phân chó tại thành phố Cần Thơ, có 95 mẫu nhiễm sán dây (15,91%). Chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm biến động từ 14,78 – 16,58%.

Phạm Sỹ Lăng (1992) cho biết: tẩy cho 67 trường hợp chó nhiễm sán dây, thấy tỷ lệ sạch sán và khỏi bệnh đạt 85% khi dùng Yomesan (còn có tên là Niclosamid (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009 [17]).

Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [2]: cơ chế tác dụng của Niclosamid là ức chế sự hấp thu đường và ngăn cản quá trình phosphoryl hóa trong ty lạp thể của sán dây. Sự phong tỏa chu trình Krep dẫn đến tích lũy acid lactic và giết chết sán. Sự kích thích quá mức hoạt động của adenosine triphosphate (ATP) của ty lạp thể có thể liên quan đến tác dụng của Niclosamid với sán dây. Sán dây chết và bị nát trong đường tiêu hóa trước khi rời ký chủ, vì vậy không tìm thấy đầu và đốt sán trong phân gia súc được tẩy.

Kết quả kiểm tra ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh ở lợn của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9] cho thấy: Lợn con dưới 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm 48,2%; lợn 3 – 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 46,3%, lợn 5 – 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 65,7% và lợn trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 60,00%.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Faust E. C. và cs (1929) [42] đã lập nên một phân giống là Spirometra trong giống Diphyllobothrium. Muller (1935) [48] đã mô tả loài Diphyllobothrium

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mansonoides trên mẫu vật tìm được từ chó và mèo ở vùng Syracus (New York).

Đến năm 1937 Muller đề xuất giống Spirometra và thống nhất đổi tên loài

Diphyllobothrium mansonoides thành loài Spirometra mansonoides.

Rudolphi (1918) đã phát hiện ấu trùng của sán dây loài Spirometra ericnaice

trên loài nhím ở châu Âu. Faust E. C. và cs (1929) [42] cũng đã phát hiện ấu trùng loài này trên nhím ở Trung Quốc và dạng sán trưởng thành ở chó. Khi nghiên cứu về hệ enzym của loài Spirometra erinacei ở Nhật Bản và ở Australia, Fukumoto S. và cs (1992) [43] nhận xét rằng hai loài sán này là giống nhau.

Kiểm tra ký sinh trùng ở chó tại 32 ngôi làng nhỏ xung quanh thành phố Brno ở phía Nam huyện Moravia – Séc, Borkovcova M. (2003) [39] cho biết: trong tổng số 699 mẫu phân chó (483 mẫu phân chó trưởng thành, 216 mẫu phân chó nhỏ), tỷ lệ nhiễm Dipylidium caninum ở chó trưởng thành là 2,3%, ở chó nhỏ là 1,9%.

Balicka Ramisz A. và cs (2004) [38] đã nghiên cứu về ký sinh trùng đường tiêu hóa chó từ tháng 3 năm 1999 đến tháng 4 năm 2002 ở các vùng thành phố, nông thôn và lân cận của Tây Bắc Ba Lan. Kết quả kiểm tra 216 mẫu phân chó từ

khu vực Gorzow Wielkopolski cho thấy, chó nhiễm sán Dipylidium caninum ở khu

vực thành thị là29,31% , khu vực nông thôn là 32,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả nghiên cứu của Dalimi A. và cs (2006) [40], kiểm tra 83 chó ở các tỉnh phía tây của Iran cho thấy: có 38,55% chó nhiễm Dipylidium caninum;

53,01% chó nhiễm Taenia hydatigena; 7,23% chó nhiễm Taenia ovis; 4,82% chó nhiễm Multiceps multiceps; 13,25% chó nhiễm Echinococcus granulosus.

Một kết quả nghiên cứu khác của Dubna S. và cs (2007) [41] cho thấy, tỷ

lệ nhiễm sán dây Dipylidium caninum dao động từ 0,7% – 1,3%, thấy nhiều ở

vùng nông thôn. Kết quả nghiên cứu trước đó của Oliveira Sequeira T. (2002) [49] cũng tương tự.

Một nghiên cứu dịch tễ học về giun sán đường tiêu hóa của chó tại hai phòng khám thú y ở Ibadan, Nigeria của Sowemimo O.A. và Asaolu S.O.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số huyện thành của tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 120)