Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số huyện thành của tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 36 - 37)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Kỳ (1994) [10] cho biết: so với các nhóm giun sán khác thì sán dây ít được nghiên cứu hơn, nên những hiểu biết về thành phần loài sán dây còn chưa được đầy đủ.

Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium latum tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau đó 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và một số động vật hoang dã.

Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán Cysticercus tenuicollis của loài sán Taenia hydatigena ký sinh ở chó.

Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài

sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giả đã bổ sung thêm các loài trong đó có

loài Taenia hydatigena Taenia pisiformis.

Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã có công trình tổng kết được hầu hết

những nghiên cứu trước đó, trong đó tác giả đã đề cập đến ấu trùng Coenurus

cerabralis của loài sán dây Multiceps multiceps ở cừu.

Năm 1967 hai nhà ký sinh trùng học người Ba Lan là Drozdz và Malczewski đã công bố các loài sán dây ở động vật nhai lại 8 tỉnh miền Bắc, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis của loài Taenia hydatigena.

Nguyễn Thị Kỳ (2003) [12] đã mổ khám 174 cá thể thuộc 21 loài của bộ ăn thịt kết quả cho thấy, trong các loài mèo rừng, cầy giông, cầy hương, cày lỏn và chó nhà được mổ khám phát hiện thấy các loài Taenia hydatigena, Taenia pisifomis, Multiceps multiceps, Spirometra erinacei-europaei, Dipylidium caninum.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả kiểm tra 130 chó tại thành phố Huế của Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) [20] cho thấy: chó nhiễm sán dây rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến một năm tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm Dipylidium caninum là 13,07%. Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng từ năm 1982 – 1985 cho thấy: trong 138 chó

bị bệnh sán dây có 101 chó nhiễm Dypilidium caninum, chiếm tỷ lệ 73,91%. Chó

con từ 27 – 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán. Chó nuôi ở thành phố chủ yếu bị bệnh sán dây do Dypilidium caninum (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng, 2002 [15]).

Theo Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009) [7], kiểm tra 597 mẫu phân chó tại thành phố Cần Thơ, có 95 mẫu nhiễm sán dây (15,91%). Chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm biến động từ 14,78 – 16,58%.

Phạm Sỹ Lăng (1992) cho biết: tẩy cho 67 trường hợp chó nhiễm sán dây, thấy tỷ lệ sạch sán và khỏi bệnh đạt 85% khi dùng Yomesan (còn có tên là Niclosamid (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009 [17]).

Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [2]: cơ chế tác dụng của Niclosamid là ức chế sự hấp thu đường và ngăn cản quá trình phosphoryl hóa trong ty lạp thể của sán dây. Sự phong tỏa chu trình Krep dẫn đến tích lũy acid lactic và giết chết sán. Sự kích thích quá mức hoạt động của adenosine triphosphate (ATP) của ty lạp thể có thể liên quan đến tác dụng của Niclosamid với sán dây. Sán dây chết và bị nát trong đường tiêu hóa trước khi rời ký chủ, vì vậy không tìm thấy đầu và đốt sán trong phân gia súc được tẩy.

Kết quả kiểm tra ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh ở lợn của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9] cho thấy: Lợn con dưới 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm 48,2%; lợn 3 – 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 46,3%, lợn 5 – 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 65,7% và lợn trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 60,00%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số huyện thành của tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 36 - 37)