Tình hình nhiễm sán dây ở chó tại ba huyện, thành của tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số huyện thành của tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 54 - 67)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1.Tình hình nhiễm sán dây ở chó tại ba huyện, thành của tỉnh

3.1.1.1. Thành phần loài và sự phân bố các loài sán dây ký sinh chó tại ba huyện, thành của tỉnh Phú Thọ

Bằng phương pháp mổ khám chó, thu thập, định loài sán dây ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chúng tôi đã xác định được 6 loài sán dây ký sinh ở chó thuộc 3 huyện thành tỉnh Phú Thọ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần loài và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó tại ba huyện, thành của tỉnh Phú Thọ

STT Thành phần loài sán dây

Phân bố (huyện, thành) Tần xuất xuất hiện (%) H. Lâm Thao H. Phù Ninh TP. Việt Trì 1 Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937 + + + 100 2 Spirometra mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, 1937 + + + 100 3 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758). + + + 100 4 Taenia hydatigena (Pallas, 1766) + + + 100 5 Taenia pisiformis (Bloch, 1780) + + - 66,67 6 Multiceps multiceps (Leske, 1780) - + - 33,33 Tổng số loài phát hiện 5 6 4 -

Ghi chú: (+): có phát hiện thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Đã phát hiện được 6 loài sán dây ký sinh ở chó Phú Thọ, đó là các loài:

Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937; Spirometra

mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758),

Taenia hydatigena (Pallas, 1766), Taenia pisiformis (Bloch, 1780), Multiceps multiceps (Leske, 1780).

- Các loài sán dây phát hiện được phân bố phổ biến ở 3 huyện, thành thuộc tỉnh Phú Thọ, tần xuất xuất hiện 4/6 loài là 100% (gồm Spirometra

erinacei-europaei, Spirometra mansonoides, Dipylidium caninum, Taenia

hydatigena), 1/6 loài là 66,67% (Taenia pisiformis ), và 1/6 loài là 33,33% (Multiceps multiceps).

* Trong 6 loài sán dây thấy ở chó Phú Thọ, có 4 loài nằm trong danh sách các loài mà Phan Thế Việt và cs (1977) [36], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [12] đã công bố. Đó là: Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis và

Multiceps multiceps được tìm thấy trên chó Việt Nam.

* Đặc biệt, hai loài Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937 và Spirometra mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, 1937 lần

đầu tiên được chúng tôi phát hiện ở chó Việt Nam. Trước đó loài Spirometra

erinace-europaei được Nguyễn Thị Kỳ (2003) [12] phát hiện trên mèo. Để mô

tả hai loài này chúng tôi dựa trên sự mô tả của Khalil L.F và cs (1994) [47], Hajime Kamo (1999) [44]. Việc mô tả và đo vẽ được thực hiện từ mẫu vật thu được. Hiện mẫu vật được lưu ở phòng ký sinh trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

+Loài Spirometra erinacei europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937 Cơ thể sán dài 300 – 800 mm, rộng nhất 3 – 5 mm, phân đốt không rõ ràng ở các đốt chưa trưởng thành. Đầu dài, hình ngón tay với môi rất mảnh ở mép, khe bám rộng và nông, đầu dài 0,70 mm, rộng 0,28 mm. Không có cổ, chuỗi đốt bắt

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu ngay sau đầu xếp lợp. Các đốt đầu tiên chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều dài, đường ngăn cách giữa các đốt không rõ ràng, chiều rộng đốt ngay sau đầu 0,36 mm. Đốt trưởng thành sinh dục kích thước 0,9 – 2,4 x 3,2 - 3,5 mm. Hệ bài tiết chạy dọc hai bên cơ thể, có các ống nối ngang ở bờ dưới của mỗi đốt. Tinh hoàn hình tròn, số lượng 150 - 180, đường kính 0,032 – 0,04 mm, phân bố trong tủy nhu mô. Buồng trứng dạng xoang, phân thùy, nằm ở nửa dưới của đốt, kích thước 0,9 – 0,82 x 0,12 - 0,14 mm. Noãn hoàng xếp lộn xộn ở trong tủy nhu mô nhưng tập trung nhiều ở vỏ của đốt. Lỗ sinh dục mở ra ở mặt bụng, nằm sát bờ trên của đốt, đường kính 0,18 – 0,2 mm. Tử cung hình ống dạng xoắn, thành mỏng, chứa đầy trứng nằm ở nửa dưới của đốt. Trứng hình bầu dục, kích thước 0,056 - 0,052 x 0,032 - 0,028 mm.

Hình 3.1. Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Loài Spirometra mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, 1937

Cơ thể sán rất dài và dày, dài 1200 – 2000 mm, rộng nhất 5 – 10 mm. Đầu dài, hình ngón tay với môi rất mảnh ở mép, khe bám rộng và nông. Đầu dài 0,96 mm, rộng 0,32 mm. Cổ dài 2,96 mm, rộng 0,28 mm. Các đốt đầu tiên chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều dài, đường ngăn cách giữa các đốt không rõ ràng. Đốt trưởng thành sinh dục kích thước 0,6 - 1,0 x 5,8 - 9,0 mm. Hệ bài tiết chạy dọc hai bên cơ thể, có các ống nối ngang ở bờ dưới của mỗi đốt. Tinh hoàn hình tròn, rất nhiều, số lượng 200 - 250, đường kính 0,04 mm, phân bố dày đặc trong tủy nhu mô. Buồng trứng dạng xoang, phân thùy nằm ở nửa dưới của đốt, kích thước 0,20 - 0,24 x 1,20 - 1,30 mm. Noãn hoàng xếp lộn xộn ở trong tủy nhu mô tập trung nhiều ở vỏ của chuỗi đốt. Lỗ sinh dục mở ra ở mặt bụng giữa đốt, đường kính lỗ sinh dục 0,088 mm. Tử cung hình ống dạng xoắn ốc gấp khúc nhiều lần, thành mỏng, chứa đầy trứng nằm ở nửa dưới của đốt. Trứng to, hình bầu dục, kích thước 0,056 – 0,048 x 0,028 - 0,032 mm.

Hình 3.2. Spirometra mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, 1937

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi đã mô tả 2 loài này trên bài báo được đăng trong tuyển tập nghiên cứu khoa học trình bày ở Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4 về Sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hiện mẫu vật được lưu ở phòng ký sinh trùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó (qua mổ khám)

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán nói chung và sán dây nói riêng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng. Chỉ tiêu này biểu thị sự tồn tại của sán dây với mức độ nhiều hay ít ở chó, đồng thời biểu thị mức độ nguy hại do sán dây gây ra cho chó.

Mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hóa của 646 chó tại 3 huyện thành tỉnh Phú Thọ, chúng tôi xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây của chó. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và minh họa ở hình 3.3.

Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán dây ở chó (qua mổ khám) Địa phƣơng (huyện, thành) Số chó mổ khám (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (sán dây/chó) H. Lâm Thao 213 97 45,54 1 – 86 H. Phù Ninh 210 121 57,62 2 – 123 TP. Việt Trì 223 73 32,74 1 – 58 Tính chung 646 291 45,05 1- 123

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm:

Trong tổng số 646 chó mổ khám có 291 chó nhiễm sán dây, tỷ lệ nhiễm chung là 45,05%; biến động từ 32,74% - 57,62%. Kết quả này phản ánh tình hình nhiễm sán dây trên chó ở 3 huyện thành tỉnh Phú Thọ là khá phổ biến.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về cường độ nhiễm:

Tính chung, chó mổ khám nhiễm từ 1 – 123 sán dây/chó, trong đó chó ở huyện Phù Ninh nhiễm sán với số lượng nhiều nhất, có khoảng 35% số chó nhiễm từ 50 sán dây trở lên.

So sánh 3 huyện thành được điều tra, chúng tôi thấy: chó ở huyện Phù Ninh có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (57,62%), tiếp đó là huyện Lâm Thao (45,54%) và thành phố Việt Trì (32,74%). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa 3 huyện thành có ý nghĩa thống kê (P<0,001).

45,54 57,62 32,74 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ nhiễm (%)

H. Lâm Thao H. Phù Ninh TP. Việt Trì Địa phương

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây chó qua mổ khám tại 3 huyện thành tỉnh Phú Thọ

Nhìn vào hình 3.3 càng thấy rõ hơn sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây ở các địa phương nghiên cứu.

3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó theo thành phần loài (qua mổ khám)

Kết quả mổ khám 646 chó ở bảng 3.1 cho thấy, có 6 loài sán dây được phát hiện. Tỷ lệ và cường độ nhiễm từng loài sán dây được trình bày ở bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán dây ở chó theo thành phần loài (qua mổ khám)

STT Loài sán dây Số chó mổ khám (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (sán dây /chó) 1 Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937 646 164 25,39 1 – 9 2 Spirometra mansonoides (Mueller, 1935) Mueller, 1937 186 28,79 1 – 11 3 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758). 257 39,78 1 – 118 4 Taenia hydatigena (Pallas, 1766) 227 35,14 1 – 13 5 Taenia pisiformis (Bloch, 1780) 103 15,94 1 – 4 6 Multiceps multiceps (Leske, 1780) 63 9,75 1 – 7

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: - Về tỷ lệ nhiễm:

Trong 6 loài sán dây được phát hiện ở Phú Thọ có loài Dipylidium

caninum tỷ lệ nhiễm cao nhất (39,78%); loài Taenia hydatigena nhiễm 35,14%;

thấp nhất là loài Multiceps multiceps (9,75%).

- Về cường độ nhiễm:

Chúng tôi nhận thấy có sự dao động động lớn về số lượng sán dây trên chó, nhiều nhất là Dipylidium caninum (1 – 118 sán dây/chó), thấp nhất là loài

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo chúng tôi nhận xét, sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các loài sán dây ở chó Phú Thọ có liên quan mật thiết đến chu kỳ sinh học của các loài sán dây.

Chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum với tỷ lệ cao là do vòng đời phát triển

cần có sự tham gia của KCTG là bọ chét. Bọ chét chủ yếu ký sinh trên cơ thể chó, do vậy cơ hội và thời gian tiếp xúc của chó với bọ chét nhiều hơn so với các loại KCTG khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nhiễm các loài sán dây khác cũng khá cao: Spirometra erinacei-

europaei (25,39%), Spirometra mansonoides (28,79%); Taenia hydatigena

(35,14%);thấp nhất là tỷ lệ nhiễm loài Taenia pisiformis (15,94%) và Multiceps multiceps (9,75%). Số lượng sán ký sinh trên chó cũng ở cường độ thấp hơn. Chúng tôi cho rằng, ngoài bọ chét, các loại KCTG như lợn, trâu, bò, ếch, nhái, cá… cũng là những loài sống gần và dễ tiếp xúc với chó.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Multiceps multiceps trên chó Phú Thọ thấp nhất là do trong vòng đời phát triển cần có sự tham gia của KCTG là dê, cừu, chó ít gặp và tiếp xúc được.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở chó Phú Thọ thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Xhaxhiu D. và cs (2010) [56] ở chó vùng ngoại ô Tirana của Albania: Dipylidium caninum nhiễm tới 65,8%; nhưng có cao hơn kết quả của tác giả trên về tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena (16,2%) và Multiceps multiceps (4,82%).

3.1.1.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại một số địa phương (qua xét nghiệm phân)

Thu thập 1.932 mẫu phân chó tại huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, thành phố Việt Trì, bằng phương pháp lắng cặn, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó. Kết quả về tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó (qua xét nghiệm phân)

STT Địa phƣơng (huyện, thành) (xã, phường) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) 1 H. Lâm Thao 613 267 43,56 1.1 TT. Hùng Sơn 151 57 37,75 1.2 Xã Cao Xá 122 41 33,61 1.3 TT. Lâm Thao 163 73 44,79 1.4 Xã Tiên Kiên 177 96 54,24 2 H. Phù Ninh 767 380 49,54 2.1 Xã Phú Mỹ 215 134 62,33 2.2 TT. Phong Châu 207 86 41,55 2.3 Xã Tiên Du 192 84 43,75 2.4 Xã Trung Giáp 153 76 49,67 3 TP. Việt Trì 552 178 32,25 3.1 P. Nông Trang 118 19 16,10 3.2 P. Vân Phú 133 56 42,11 3.3 P. Gia cẩm 147 31 21,09 3.4 Xã Hùng Lô 154 72 46,75 Tính chung 1932 825 42,70

Kết quả bảng 3.4 cho thấy:

Qua kiểm tra 1932 mẫu phân chó có 825 mẫu nhiễm, tỷ lệ nhiễm chung là 42,70%, biến động từ 32,25% - 49,54%. Kết quả này phản ánh tình hình nhiễm sán dây chó ở 3 huyện thành tỉnh Phú Thọ là khá phổ biến.

So sánh giữa 3 huyện thành được điều tra chúng tôi thấy: Tỷ lệ này có sự khác nhau, Huyện Phù Ninh có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (49,54%), tiếp đó là huyện Lâm Thao (43,56%), thấp nhất là Thành phố Việt Trì (32,25%). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa ba huyện thành của tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa (P < 0,01 và P < 0,001). Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó qua xét nghiệm phân tương đối phù hợp với tỷ lệ nhiễm qua mổ khám.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo báo cáo của Chi cục Thú Y tỉnh Phú Thọ tháng 2 năm 2011, tổng đàn chó hiện có của tỉnh là 136.348 con. Trong đó, chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt chiếm khoảng 15%, số còn lại chủ yếu là các hộ chăn nuôi theo phương thức thả rông, vấn đề vệ sinh thú y chưa được đảm bảo, việc sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa ít được quan tâm. Mặt khác, sán dây chó có vòng đời phát triển gắn liền với các KCTG khá đa dạng như trâu, bò, lợn, thỏ, cá, bọ chét…, vấn đề kiểm soát giết mổ không chặt chẽ tại các địa phương là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các loài sán dây ký sinh ở chó.

Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, chó nuôi ở những nơi tình trạng vệ sinh thú y kém, phương thức chăn nuôi thả rông, chế độ kiểm soát giết mổ lỏng lẻo thì tỷ lệ nhiễm sán dây tăng lên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13]. 43,56 49,54 32,25 0 10 20 30 40 50 Tỷ lệ nhiễ m (%)

H. Lâm Thao H. Phù Ninh TP. Việ t Trì Địa phương

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây chó qua xét nghiệm phân

Qua hình 3.4 cho thấy, các cột biểu thị tỷ lễ nhiễm sán dây ở chó cao thấp khác nhau, cao nhất là cột biểu thị tỷ lễ nhiễm ở chó tại huyện Phù Ninh, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại thành phố Việt Trì.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.1.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó (qua xét nghiệm phân)

Để xác định được tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó, chúng tôi đã xét nghiệm 803 mẫu phân của 3 giống chó nội, chó lai và chó ngoại. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó (qua xét nghiệm phân)

Giống chó Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Chó Nội 399 204 51,13 Chó Lai 303 116 38,28 Chó Ngoại 101 12 11,88 Tính chung 803 332 41,34

Kết quả bảng 3.5 cho thấy:

Trong tổng số 803 mẫu phân của 3 giống chó khác nhau (chó nội, chó lai, chó ngoại) có 332 mẫu nhiễm sán dây, tỷ lệ nhiễm chung là 41,34%, biến động từ 11,88% - 51,13%.

- Đối với chó nội: trong tổng số 399 mẫu phân kiểm tra, có 204 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 51,13%.

- Đối với chó lai: trong tổng số 303 mẫu phân kiểm tra, có 116 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 38,28%.

- Đối với chó ngoại: trong tổng số 101 mẫu phân kiểm tra, có 12 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 11,88%.

Tỷ lệ nhiễm này khác nhau giữa các giống chó: cao nhất là chó nội (51,13%), tiếp đến là chó lai (38,28%) thấp nhất là chó ngoại (11,88%). Sự sai khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,01; P < 0,001). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự khác nhau như trên, theo chúng tôi có liên quan đến chế độ chăm sóc, phòng trừ bệnh. Chó ngoại được nuôi theo phương thức nhốt là chủ yếu, được tắm chải thường xuyên, công tác vệ sinh phòng bệnh nhìn chung là tốt nên chó ngoại ít có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh và KCTG mang ấu trùng sán dây. Còn với chó nội thì ngược lại, do nuôi thả tự do nên thời gian tiếp xúc với KCTG nhiều, chó dễ nhiễm sán dây hơn.

Tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống chó được minh họa rõ hơn ở hình 3.5.

51,13

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh sán dây ở chó tại một số huyện thành của tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 54 - 67)