2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.5. xuất biện pháp phòng chống bệnh sán dây cho chó
Từ kết quả nghiên cứu về bệnh sán dây ở chó, chúng tôi thấy chó nhiễm sán dây với tỷ lệ khá cao. Sán dây ký sinh gây tác hại lớn đối với chó: chó kém ăn, gầy còm, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, viêm ruột; ở giai đoạn ấu trùng sán dây còn gây ra những bệnh nguy hiểm cho người và động vật nuôi…. Do vậy, việc xây dựng qui trình tổng hợp phòng chống bệnh sán dây ở chó là rất cần thiết.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất qui trình tổng hợp phòng chống bệnh sán dây chó, gồm những biện pháp sau:
1. Tẩy sán dây cho chó: sử dụng thuốc Praziquantel liều 10mg/kg TT để tẩy sán dây cho chó, thuốc có hiệu quả cao, an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Thuốc rất an toàn có thể tẩy cho chó cái trong thời gian mang thai.
Định kỳ tẩy sán dây cho chó 4 lần/năm. Cần chú ý tẩy sán dây cho chó ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi.
2. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, định kỳ phun chất sát trùng cũi nhốt chó và môi trường xung quanh.
3. Xử lý phân để tiêu diệt mầm bệnh:
Người nuôi chó nên đào một hố để hàng ngày thu nhặt phân chó thải ra, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất, sau 3 – 4 tuần nhiệt độ hố ủ tăng lên 50 – 600C sẽ diệt trứng sán dây. Không thả phân chó xuống ao, hồ.
4. Diệt KCTG của một số sán dây như chuột, bọ chét. 5. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng chó
Thường xuyên tắm cho chó, cho chó ăn thức ăn chín, ăn sạch và uống sạch, không cho chó ăn cá sống.
Không nên thả rông chó, mỗi hộ nuôi chó nên có cũi nhốt chó và cho chó ỉa đúng nơi quy định.
6. Có chế độ kiểm soát sát sinh chặt chẽ, không cho chó ăn những khí quan của trâu, bò, dê, cừu... có ấu trùng sán dây.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ