Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 35)

3.2 .Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

3.2.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, theo

Nghị định số 53/HĐBT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng

Chính Phủ). Đây là Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh với tên viết tắt là

NHNo&PTNT Việt Nam. Đến ngày 15/10/1996 Ngân hàng Nông Nghiệp chi

nhánh Vĩnh Long được thành lập theo quyết định số 280/QĐNH , trụ sở đặt tại

28 Hưng Đạo Vương – Phường 1 – thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Vỉnh Long Vĩnh Long có 8 chi nhánh trực thuộc gồm 6 chi nhánh cấp 2 ở các huyện : Long Hồ, Mang Thít,

Vũng Liêm, Trà Ơn, Tam Bình, Bình Minh và 2 chi nhánh cấp 2 ở tại Thành phố Vĩnh Long: NHNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long và NHNo&PTNT chi nhánh

Long Châu trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long.

Ngân hàng nghiệp và phát triển Nông thôn Thành phố Vĩnh Long có trụ sở

tại số 14 Hùng Vương – Phường 1 – Thành phố Vĩnh Long được thành lập theo

Quyết định số 14/QĐNH-TCCB ngày 01/05/1995 với tên gọi ban đầu là

NHNo&PTNT chi nhánh Long Châu.

Từ tháng 10/2002 được đổi tên thành NHNo&PTNT Thị xã Vĩnh Long theo

Quyết định số 17/QĐ-HĐQT ngày 13/08/2002 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.

Đến sau ngày 30/04/2009 thì đổi tên thành NHNo&PTNT Thành phố Vĩnh

Long. NHNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long có: - Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

- Tên giao dịch: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Vĩnh Long.

- Con dấu riêng, tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng khác

ở trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm đối với các khỏan nợ trong phạm vi số vốn và tài sản

thuộc sở hữu nhà nước do Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Việt Nam

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 23 SVTH: Nguyễn Vân An

- Tổ chức hoạt động theo qui chế của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát

Triển Nông Thôn Việt Nam với nhiệm vụ huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ dân cư,… cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ,… thu chi tiền mặt và các nhiệm vụ khác do NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long giao.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong ngân hàng

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Tổng số nhân viên của NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Vĩnh Long hiện nay có 51 người

 Ban Giám Đốc: 03 người

Gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc, đây là ban lãnh đạo trung tâm ra

quyết định, điều hành thực hiện các chính sách chiến lược của đơn vị. Ban giám

đốc thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của các nhân viên trong đơn vị,

giám sát đảm bảo Ngân hàng hoạt động thông suốt theo đúng quỹ đạo đã đề ra.  Phịng Kế Tốn Ngân Quỹ:

Gồm một Trưởng phòng phụ trách chung và giám sát công việc của tồn

phịng, phịng Kế Tốn Ngân Quỹ có trách nhiệm kế tốn thanh toán và theo dõi

từng phát sinh từ hoạt động hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nguồn

vốn. Bên cạnh đó cịn đảm nhiệm thu chi tiền mặt, bảo quản tiền, bảo đảm an

toàn kho quỹ.

 Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh

Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh đóng vai trị quan trọng trong Ngân hàng,

phòng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng kinh doanh mang

nguồn thu chính cho Ngân hàng. Phịng được cơ cấu với một Trưởng phịng và

một Phó phịng trực tiếp chỉ đạo toàn bộ hoạt động của phịng tín dụng căn cứ

theo kế hoạch từng quý của Ngân hàng đặt ra,bộ máy hoạt động của phịng tín

dụng hoạt động theo hình thức thống nhất chỉ đạo, mỗi nhân viên đảm nhận một

khu vực trong thành phố và hoạt động kết hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung, trong khu vực của mình mỗi nhân viên thực hiện các nghiệp vụ cho vay và thu

hồi vốn, đây cũng là đầu mối then chốt giữa khách hàng với Ngân hàng trong

việc tạo lập niềm tin và uy tín của Ngân hàng trên thương trường. Với sự phát

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 24 SVTH: Nguyễn Vân An

xuyên nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra, công tác nghiệp vụ thẩm

định và cho vay ngày càng đạt hiệu quả cao.

 Tổ kiểm tra một thành viên

Chức năng kiểm tra giám sát trong toàn đơn vị và chịu sự chỉ đạo của

NHNo&PTNT Tỉnh và Ban Giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố.

Giúp Ban giám đốc khiếu kiện các tranh chấp dân sự đối với các hộ vay cố ý vi

phạm hợp đồng và có hành vi lừa đảo trong quan hệ vay vốn của Ngân hàng

Hình 1: Sơ đồ tổ chức các phịng ban tại NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long

3.2.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng

* Nhiệm vụ:

- Ngân hàng có nhiệm vụ chấp hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc, định mức tồn quỹ nội tệ , ngoại tệ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tồn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất với khách hàng bằng tồn bộ vốn tự có và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng. Giữ bí mật về hoạt động của khách hàng ngoại trừ khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật theo qui định

- Công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất về tiền gửi, cho vay, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền phạt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời sống mang tính khả thi, khả năng tài

BAN GIÁM ĐỐC PHỊNG TÍN DỤNG PHỊNG KẾ TỐN NGÂN QUỸ PHỊNG KIỂM TRA KẾ TỐN PHÒNG GIAO DỊCH MỸ THUẬN PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 25 SVTH: Nguyễn Vân An

chính của đối tượng xin vay, của người bảo lãnh khi quyết định cho vay. Từ chối

yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay và phương án không hiệu quả, không phù hợp.

- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.

- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu giữa ngân hàng và khách hàng khơng thỏa thuận gì khác ngồi hợp đồng tín dụng thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo qui định pháp luật theo yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với ngân hàng.

* Chức năng

- Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn, các hình thức khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn trung dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá, hùn vốn liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng, kinh doanh vàng bạc đá quý thanh toán quốc tế. Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khách hàng trong quan hệ nước ngoài khi ngân

hàng Nhà nước cho phép, nhận tiền, chuyển tiền đi các nơi trong nước.

3.2.2.3. Mạng lưới hoạt động.

Hiện tại ở tỉnh chỉ có 1 chi nhánh cấp 2, NH thuộc chi nhánh cấp 3 và nhiều phòng giao dịch so với các NHTM khác trong tỉnh thì mạng lưới chi nhánh là khá nhiều.

Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long bao gồm

các phường : P1, P2, P3, P4, P5, P8, P9 và 4 xã là Tân Hội, Tân Ngãi, Tân Hịa, Trường An trong đó P4 do phịng Giao dịch số 1 và 4 xã do chi nhánh Mỹ Thuận

quản lý. Vì vậy trong tương lai chi nhánh cần phải mở rộng thêm nữa mạng lưới

giao dịch ở các địa bàn (các phường) và các huyện trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu và hạn chế được sự đi lại của khách hàng.

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 26 SVTH: Nguyễn Vân An

3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Vĩnh Long trong những năm qua triển Nông thôn chi nhánh Thành phố Vĩnh Long trong những năm qua

3.2.3.1.Thuận lợi

- Hoạt động của Agribank chi nhánh Thành phố Vĩnh long theo sự chỉ đạo

điều hành của Agribank Tỉnh theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật.

Sự đồng tình ủng hộ quan tâm chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố giúp Ngân hàng giải quyết những khó khăn trong việc đầu tư vốn tín dụng cũng như chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề

- Nắm bắt tình hình kịp thời những diễn biến của thị trường , thực hiện hoàn thành kế hoạch của đơn vị giao đồng thời tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ tín dụng phát huy thế mạnh hỗ trợ chuyên mơn hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch

được giao.

- Phát huy dân chủ cơ sở để cùng nhau mạnh dạn đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng và thực hành tiết kiệm.

- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh hơn tạo cơ hội cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng đầu tư vốn, thực hiện từng bước chủ trương của Chính phủ và kích cầu thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Số khách hàng truyền thống có uy tín qua q trình hoạt động của chi

nhánh vẫn tiếp tục ổn định và ngày càng tạo mối quan hệ bình đẳng khắng khích

hơn. Sự tín nhiệm của khách hàng ngày càng cao thể hiện qua hệ số vay và tốc độ tăng trưởng của tín dụng

- Được sự hỗ trợ, phối hợp, kịp thời của Ban Giám Đốc chi nhánh nhằm

từng bước nâng dần chất lượng của hoạt động chi nhánh, đưa hoạt động của chi nhánh ngày càng ổn định, an toàn, hiệu quả, phát triển toàn diện hơn.

3.2.3.2. Khó khăn:

- Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng với ngân hàng đôi lúc còn khoảng cách, chưa liên tục nên chưa nắm đầy đủ các thông tin về nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. Từ đó chưa khai thác hết khả năng cung ứng vốn tín dụng.

- Một số địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn về giao thơng đã ảnh hưởng đến

việc tiếp cận khách hàng của cán bộ tín dụng. Chính sách lãi suất ngân hàng thay

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 27 SVTH: Nguyễn Vân An

đọng của những năm trước khá cao là gánh nặng trong chi phí kinh doanh. Sự

cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng Thương mại khác trên địa bàn

- Ngày nay việc Ngân hàng thương mại cổ phần mở ra khá nhiều với quy mô và nguồn vốn lớn, lãi suất khá ưu đãi, nhiều khuyến mãi lớn thu hút nhiều

khách hàng đến giao dịch, làm cho việc kinh doanh của Ngân hàng ngày càng khó khăn, thị phần ngày càng thu hẹp.

- Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro chưa đạt được yêu cầu được giao. Nguyên nhân do rủi ro cịn lại là những hộ thật sự khó khăn, phân lớn ở ngồi địa bàn, chỉ chờ bán đất, nhân tiền bồi hoàn để trả nợ.

- Đội ngũ giao dịch viên của chi nhánh trẻ có nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm và trong giao tiếp với khách hàng nên có gây trở ngại cho việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.

3.2.4. Mục tiêu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tp Vĩnh Long nhánh Tp Vĩnh Long

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt

Nam, của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Vĩnh Long mà chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Vĩnh Long

sẽ xây dựng mục tiêu phấn đấu cho năm 2010 với phương châm năm sau phải cao hơn năm trước, đặc biệt là huy động vốn, doanh thu, dịch vụ, nợ xấu duy trì ở mức

1%. Trước mắt chi nhánh đề ra muc tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh và tài

chính năm 2010 như sau: (Trích văn bản bào cáo tổng kết cuối năm 2009).

- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 là 480 tỷ đồng với tốc độ tăng

trưởng 20% so với đầu năm.

- Tổng dư nợ đến 31/12/2010 là 400 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. - Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5): 1%/ Tổng dư nợ

-Thu nợ đã xử lý rủi ro: thu đạt 600 triệu đồng - Thu phí dịch vụ: 742 triệu đồng

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 28 SVTH: Nguyễn Vân An

Chương 4:

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

 

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG 4.1.1. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng 4.1.1. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, các NH cần phải tạo được cho mình nguồn vốn tăng trưởng ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng, góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng. Nên nguồn vốn là một yếu tố vơ cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mọi tổ chức kinh tế dù lớn hay nhỏ. Ngân hàng cũng thế, cần vốn

để thành lập (vốn pháp định) và hoạt động. Và quan trọng là đáp ứng nhu cầu tín

dụng cho xã hội, từ đó thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng (2007-2009) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) Số tiền (Tr.đ) Số tiền (Tr.đ) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Vốn huy động 249.288 364.419 400.979 115.131 46,18 36.560 10,03 Vốn điều chuyển 64.703 0 0 -64.703 -100,00 0 0,00 Tổng thu nhập 51.799 87.239 50.109 35.440 68,42 -37.130 -42,56 Tài sản Nợ khác 6.092 10.415 4.793 4.323 70,96 -5.622 -53,98 Tổng nguồn vốn 371.882 462.073 455.881 90.191 24,25 -6.192 -1,34

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 29 SVTH: Nguyễn Vân An

Qua bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn của NH có xu hướng tăng, giảm với tốc

độ chưa ổn định. Nhìn chung tổng nguồn vốn của NH tăng giảm là do vốn huy động và tổng thu nhập mang lại. Cụ thể năm 2008 tổng nguồn vốn là 462.073

triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 90.191 triệu đồng (24,25%), nguồn thu chủ yếu

làm tăng tổng nguồn vốn là do vốn huy động tăng mạnh và tổng thu nhập tăng

lên. Vì hai khoản mục này là chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó thì năm 2008 NH khơng có sử dụng vốn điều chuyển từ NH cấp trên vì vốn huy động đã đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NH.

Năm 2009 nhìn chung tổng cơ cấu nguồn vốn của NH có phần giảm sút so với năm 2008 cụ thể giảm 6.192 triệu đồng (1,34%) là do Tổng thu nhập và các

khoản tài sản Nợ khác của NH giảm xuống và NH không sử dụng vốn điều

chuyển từ NH cấp trên, nguyên nhân tổng thu nhập giảm là do các khoản thu từ tín dụng giảm, các dịch vụ của NH chưa thu hút được khách hàng và lãi suất của

NH chưa cạnh tranh với các NH khác và trong năm 2009 lãi suất cho vay của NH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)